Chiến thắng Điện Biên Phủ: "Việt Nam đánh địch bằng mưu kế và thế trận, thắng địch bằng thế thời"

© Ảnh : Công ty TNHH MTV Bảo tồn di sản văn hóa (Hà Nội)Tranh panorama về trận Điện Biên Phủ được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022
Tranh panorama về trận Điện Biên Phủ được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã rung chuyển thế giới, báo hiệu ngày tàn của chủ nghĩa thực dân. Ba tiếng “Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ” vang lên khắp năm châu, là nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập. Hơn cả, đây là chiến thắng nâng tầm nghệ thuật quân sự của quân dân Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Sputnik có vinh dự phỏng vấn Thượng tướng, Viện sỹ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam về chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
© Sputnik / Phạm Lê AnhThượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Thượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2024
Thượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Sputnik: Thưa Thượng tướng, xin ông cho biết Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam?
Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu:
Ý nghĩa to lớn nhất của Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) là dân tộc Việt Nam đã đánh bại đế quốc Pháp - đế quốc thực dân xâm lược, buộc thực dân Pháp ngồi vào bàn đàm phán Hiệp định Geneva (20/7/1954) về đình chỉ đình chỉ chiến tranh, giải phóng hoàn toàn miền Bắc Việt Nam.
Đối với quốc tế, đây là thắng lợi của nhân dân 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của các dân tộc bị áp bức và bị đô hộ trên tòan thế giới.
Chính thắng lợi Điện Biên Phủ tạo cho tất cả đứng dậy, đấu tranh giành độc lập cho dân tộc mình. Vì vậy, đây là chiến thắng có ý nghĩa mang tính tầm vóc đối với toàn cầu.
© Sputnik / Phạm Lê AnhThượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Thượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2024
Thượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Sputnik: Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao về nghệ thuật quân sự của Việt Nam. Thượng tướng đánh giá điều này như thế nào?
Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu:
Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam. Có thể nói, nghệ thuật quân sự Việt Nam được kết tinh hoa của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước.
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã góp phần vào việc nâng nghệ thuật quân sự của Việt Nam lên một tầm cao mới. Đó là đánh địch bằng mưu kế và thế trận, nhưng thắng địch bằng thế thời. Nghĩa là, Việt Nam đánh địch bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, không phải như các thế lực thù địch nói rằng, Việt Nam đánh liều.
Thứ hai là thuật nghi binh và lừa địch. Nghi binh ở chỗ, ví dụ ta đánh ở Tây Nguyên nhưng sẽ nói là đánh ở Quảng Trị. Khi địch tập trung hết ở phía bắc thì ta từ Tây Nguyên đánh xuống, địch mắc mưu và không thể chạy thoát.
Do đó, cái giỏi trong nghệ thuật quân sự của Việt Nam là “nghi binh, lừa địch: nói đánh chỗ này, nhưng thực chất lại tấn công chỗ khác, tìm chỗ sơ hở để đánh.
Đây là “mẹo” của của những người chỉ huy, phải khôn ngoan như thế. Nói “đánh địch bằng mưu kế và thế trận, nhưng thắng địch bằng thế thời” cũng chính là điều này.
Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2024
Cuốn sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xuất bản lần thứ chín
Về vấn đề mưu lược, mục tiêu của Việt Nam là độc lập - tự do và giải phóng dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Chính vì mục tiêu độc lập dân tộc cao cả như thế nên nghệ thuật quân sự Việt Nam đánh bằng mưu (mưu lược) - thế (thế trận) - thời (gặp thiên thời, địa lợi, nhân hòa). Nắm được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, Việt Nam thắng trong tình hình thế giới và trong nước đã tạo được sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc.
Thắng lợi Điện Biên Phủ trước hết phải nói đến Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người thực hiện một cách sáng tạo nhiệm vụ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó để giải phóng Điện Biên.
Cái giỏi nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thiên tài quân sự. Chính nhờ thiên tài về quân sự, Đại tướng đã chỉ huy và tập hợp được sức mạnh của trí tuệ, sức mạnh của nhân dân và tất cả đồng bào dân tộc anh em tạo thành sức mạnh của chính trong nhân dân bao gồm: bộ đội chủ lực - bộ đội dân quân - dân quân du kích.
Điều thú vị trong sự tập hợp này là sức mạnh của tất cả các đồng bào dân tộc anh em tham gia vào cuộc trường chinh.
Cựu chiến binh Pháp trong trận Điện Biên Phủ, Jean-Yves Guinard, trên đỉnh đồi Him Lam trước dịp kỷ niệm 70 năm trận Điện Biên Phủ - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2024
Multimedia
Ba cựu chiến binh Pháp trở lại Điện Biên Phủ, nơi diễn ra xung đột đẫm máu ở Việt Nam
Sputnik: Thượng tướng đánh giá ra sao về sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô, đặc biệt là LB Nga, trong việc góp phần tạo nên Chiến thắng Điện Biên Phủ?
Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu:
Chiến thắng Điện Biên Phủ trước hết phải nói là sự ủng hộ kể cả về tinh thần và vật chất của toàn thế giới, đặc biệt là Liên Xô. Chính phủ và nhân dân Liên Xô không tiếc sức, tiếc của để giúp cho Cách mạng Việt Nam. Việt Nam cần gì sẽ hết sức giúp đỡ để Việt Nam chiến thắng thực dân Pháp.
Tôi nghĩ rất sâu xa như thế này, Liên Xô đã giúp đánh thắng thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ đồng nghĩa với việc giúp Cách mạng Việt Nam tiếp tục hoàn thành sứ mệnh lịch sử - đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
Cuộc gặp gỡ giao lưu sinh viên chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2024
Nhân dân Nga biết gì về trận Điện Biên Phủ?
Sputnik: Xin Thượng tướng cho biết bài học về quân sự còn mãi với thời gian mà Chiến thắng Điện Biên Phủ mang lại.
Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu:
Bài học đầu tiên rút ra được từ Chiến thắng Điện Biên Phủ là sức mạnh đoàn kết dân tộc. Việt Nam đã phát huy được sức mạnh Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặc biệt đã phát huy được văn hóa của dân tộc Việt Nam đưa vào trận đánh.
Bài học này sẽ mãi mãi sống trong lòng dân, đi cùng dân tộc - đó là sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay có cả “mặt ưu” và “mặt nhược”. Khi đã hội nhập đều phải tiếp thu tất cả, nhưng Việt Nam đã chọn lọc và tiếp thu những gì tinh hoa nhất của thế giới để có chủ trương đúng, đường lối đúng.
Sputnik: Cảm ơn Thượng tướng vì buổi phỏng vấn!
© Sputnik / Phạm Lê AnhThượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Thượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2024
Thượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu là người đầu tiên được Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga bầu là Viện sỹ khoa học quân sự về nghệ thuật chiến tranh (tháng 4/2010).

Thượng tướng có 9 năm phụ trách Trung tâm nhiệt đới Việt Nga. Những cống hiến của ông đã và đang góp phần xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, cũng như phát triển khoa học - công nghệ quân sự Việt Nam nói riêng.

© Sputnik / Phạm Lê AnhThượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Thượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2024
Thượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam

Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu sinh năm 1947 tại xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Tháng 2/1965 ông lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ Quốc.

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình tướng Nguyễn Huy Hiệu đã từng tham gia 4 chiến dịch lớn: Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968; Chiến dịch Đường - Nam Lào 1971; Chiến dịch Quảng Trị 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).

© Sputnik / Phạm Lê AnhThượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Thượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2024
Thượng tướng, Viện sỹ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu chính là tác giả của “Phương châm 4 tại chỗ” nổi tiếng khi đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão TW và Phó chủ tịch thường trực UBQG tìm kiếm cứu nạn.

"Phương châm 4 tại chỗ" hiện không chỉ áp dụng trong bão lụt, thiên tai mà cả các trường hợp khác.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1998 - 2011.

Ở tuổi 77, Thượng tướng vẫn miệt mài bên những trang tài liệu. Ông xuất bản gần chục cuốn sách về khoa học và đối ngoại quân sự, phòng chống lũ lụt, bảo vệ môi trường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала