Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Đảo nhân tạo Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa sự thống nhất của ASEAN

Đăng ký
Các nước ASEAN rất lo ngại về những hành động của Trung Quốc nhằm xây dựng những đảo nhân tạo và khai thác các đảo trong khu vực tranh chấp ở vùng Biển Đông.

"Những hành động của Bắc Kinh nhằm xây dựng các đảo nhân tạo từ các bãi đá ngầm và đảo san hô có thể phá hoại hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực", đó là nội dung bản tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN. Theo tờ báo Malaysia "The Star", bản tuyên bố này sẽ được công bố theo kết quả Hội nghị thượng đỉnh ASEAN kết thúc vào ngày 27 tháng 4 tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia.

Các đại biểu tham gia Hội nghị thượng đỉnh được giới thiệu chùm ảnh mới chụp từ vệ tinh cho thấy sự di chuyển của đội tàu Trung Quốc vận chuyển thiết bị để xây dựng đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp. Tại đó Bắc Kinh đang xây dựng đường băng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.

ASEAN - Sputnik Việt Nam
ASEAN phản đối sự thống lĩnh của Trung Quốc trong khu vực

Việt Nam và Philippines kiên quyết phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, hai nước này coi hành động của Bắc Kinh trong khu vực là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế. Nhưng, không phải tất cả các thành viên ASEAN đều có thái độ tương tự như vậy với chính sách của Trung Quốc. Ví dụ, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Shanmugam đã tuyên bố rằng, điều hoàn toàn sai lầm nếu xem xét các mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc thông qua lăng kính của vấn đề Biển Đông. Ông Shanmugam nhắc nhở về việc, đất nước của ông là một nhà đầu tư lớn tại Bắc Kinh, và bản thân Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất hoặc đứng thứ hai của hầu hết các thành viên ASEAN.

Các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là vấn đề lớn nhất của ASEAN đe dọa sự thống nhất của tổ chức này. Ông Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á Viện Nghiên cứu phương Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga nêu ý kiến:

 "Một mặt, Việt Nam và Philippines đang cố gắng thu hút sự chú ý của các nước ASEAN đến những hành động của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cụ thể, cải tạo và mở rộng một số đảo ở đó. Thái độ này là dễ hiểu. Mặt khác, các thành viên khác của ASEAN hầu như không có liên quan đến cuộc xung đột này, nhận thức được rằng, cuộc đấu tranh vì những hòn đảo này sẽ dẫn đến việc ASEAN sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào Hoa Kỳ, và do đó tạo nguy cơ đe dọa nguyên tắc quan trọng nhất của ASEAN: tổ chức này thực thi chính sách độc lập trong khu vực, không chịu sự điều khiển của bất cứ ai. Vì vậy, Singapore, Malaysia, và những nước khác đang cố gắng thảo ra đường lối chính trị cho phép ASEAN rời xa cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tất cả phụ thuộc vào việc liệu các nước thành viên có thể tìm đến sự đồng thuận giữa nguyên tắc về sự thống nhất của ASEAN và nguyên tắc hỗ trợ lẫn nhau. Tình hình là rất phức tạp, đe dọa sự thống nhất của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á".

Lá cờ EU - Sputnik Việt Nam
Sau 10 năm ASEAN có thể vượt EU về GDP

Trả lời phỏng vấn của tờ "The Star", Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã thừa nhận rằng, tình hình ngày càng nguy hiểm và phức tạp, đang thách thức toàn khu vực. Theo lời ông, điều vô cùng quan trọng là ký kết càng sớm càng tốt Bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông, trong đó thiết lập quy tắc ứng xử và trách nhiệm của các bên. Tại cuộc gặp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đồng ý tăng tốc độ làm việc để sớm ký kết Bộ quy tắc. Như dự định, vào tháng 5, tại Bangkok, sẽ tổ chức cuộc họp của nhóm làm việc Trung Quốc-ASEAN về vấn đề này. Tuy nhiên, một số chuyên gia trong khu vực cho rằng, Bắc Kinh sẽ không ký vào văn kiện này chừng nào chưa hoàn thành các công việc trên các đảo nhân tạo.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала