Trước thềm thượng đỉnh ASEAN: Sáng kiến “Vành đai-Con đường” và phản ứng của một số nước Đông Nam Á

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaThượng đỉnh ASEAN
Thượng đỉnh ASEAN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong lịch trình hoạt động chính trị quốc tế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và các nước đối tác đối thoại của tổ chức đang chuẩn bị đón sự kiện quan trọng – Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Bangkok 2019.

Nhân dịp này nhà báo Sputnik đã đàm đạo với PGS-TS Hoàng Thị Thanh Nhàn chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á và quan hệ quốc tế-khu vực của Việt Nam, về một nội dung liên quan: Sáng kiến “Vành đai-con đường” của Trung Quốc và thái độ-cách ứng xử của một số quốc gia Đông Nam Á với kế hoạch đầy tham vọng này.

Sáng kiến “Vành đai Con đường” (BRI) trong bối cảnh khởi xướng

Đối với đất nước khổng lồ 1,4 tỷ dân, Đại hội XIX của đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 10 năm 2017 là sự kiện chính trị cực kỳ quan trọng, đặt dấu mốc cho giai đoạn phát triển xây dựng chủ nghĩa xã hội “đặc sắc Trung Quốc” trên hành trình phấn đấu hiện thực hóa giấc mơ phục hưng Trung Hoa vĩ đại, - PGS-TS Hoàng Thị Thanh Nhàn nhận xét. Theo đó, Trung Quốc tuyên cáo nguyện vọng tạo lập hệ thống kết nối ở cấp độ toàn cầu trên 4 phương diện gồm thể chế, hạ tầng cơ sở, thương mại đầu tư cùng tài chính và giao lưu nhân dân. Có vẻ là giấc mộng Trung Hoa vĩ đại mang đậm hơi thở dân tộc chủ nghĩa thực sự thôi thúc giới lãnh đạo tinh hoa ở Bắc Kinh vạch kế hoạch và hiện thực hóa hệ thống kết nối này – BRI phản ánh tham vọng lớn nhất của họ trong nửa thế kỷ qua nhằm lập lại trật tự thế giới, - chuyên gia Việt Nam khái quát.

© AP Photo / Ju Peng/XinhuaTập Cận Bình
Trước thềm thượng đỉnh ASEAN: Sáng kiến “Vành đai-Con đường” và phản ứng của một số nước Đông Nam Á - Sputnik Việt Nam
Tập Cận Bình
Diễn đàn BRI 2 - Sputnik Việt Nam
Các thỏa thuận trị giá hơn 64 tỷ USD đã được ký tại Diễn đàn BRI 2

Do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng lần đầu vào tháng 9 năm 2013 tại Kazakhstan, sáng kiến “Vành đai-Con đường” (BRI) là chuỗi lớn các dự án hạ tầng kết nối từ châu Á sang châu Âu và tới tận châu Phi. Trung Quốc tập trung vào việc thực hiện nhiều dự án đường bộ và đường sắt cao tốc, hoặc cảng biển với mục đích hồi sinh con đường “tơ lụa” giữa châu Âu, châu Á và châu Phi trên cơ sở vốn vay của Trung Quốc và do các nhà thầu nước này thi công. Hệ thống hạ tầng này không chỉ lôi cuốn các quốc gia nghèo cùng tham gia xây dựng con đường với Bắc Kinh bằng số vốn vay từ Trung Quốc nhiều hơn, bắt đầu từ Cộng hòa Djibouti ở châu Phi cho đến Cộng hòa Kyrgyzstan, Mông Cổ, Montenegro, Pakistan, Sri Lanka và Tajikistan ở châu Á. Ngoài ra Trung Quốc còn mở rộng sự hiện diện của họ trong nhiều dự án hạ tầng ở Belarus, Italia, Bỉ thuộc châu Âu, dự án ở Chile thuộc châu Mỹ. Tính đến tháng 3 năm 2019, có 125 quốc gia và 29 tổ chức tham gia hoặc cam kết tham gia vào BRI.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Việt Nam đi sâu bàn về hệ thống kết nối cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á dưới góc độ quy chiếu BRI.

ASEAN trong tổng thể BRI

Theo đánh giá của PGS-TS Hoàng Thị Thanh Nhàn, từ tổng quan chiến lược bành trướng toàn cầu của Bắc Kinh, ASEAN sở hữu yếu tố tự nhiên vô cùng quan trọng là vị trí địa chính trị của Hiệp hội. Nằm ở cửa ngõ phía Nam, Trung Quốc coi trọng vai trò của cơ sở hạ tầng, Đông Nam Á không chỉ là tuyến đột phá đầu tiên triển khai Con đường Tơ lụa trên biển mà còn là địa bàn căn cứ quân sự quan trọng để Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ tác chiến biển xa bờ, bảo đảm an toàn cho tầu hàng, tầu dầu và tài sản của nhà nước cũng như công dân của họ ở hải ngoại. Theo đó, cơ sở hạ tầng xây dựng ở khu vực này, dù có gọi là cảng thương mại chăng nữa nhưng trên thực tế phục vụ cả yêu cầu dân sự lẫn hậu cần quân sự. Có thể thấy là cùng với đầu tư trực tiếp vào các quốc gia Đông Nam Á gia tăng, các dự án đường sắt, đường sắt cao tốc, đường bộ, cảng biển thuộc chuỗi BRI ở khu vực này cũng được tiến hành khẩn trương (ASEAN chiếm 6 số 10 dự án cơ sở hạ tầng có quy mô lớn nhất của Trung Quốc tính đến cuối 2018).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sắp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 35

Trong tổng thể kinh tế-quân sự như vậy, không ngẫu nhiên mà phần tham dự của Trung Quốc vào các tiến trình Đông Nam Á có ý nghĩa rất quan trọng đối với Bắc Kinh khi xét đến thực tế tài nguyên thiên nhiên của khu vực này. Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc tạo thế cho BRI triển khai các dự án phục vụ khai thác tài nguyên, vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ quốc phòng khi cần. Tuyến đường huyết mạch để Trung Quốc vươn đến các nước giầu tài nguyên tất yếu quan trọng phải đi qua Đông Nam Á. Trung Quốc đã sử dụng vốn cho vay xây cất cơ sở hạ tầng ở chuỗi các quốc gia trong mạng lưới BRI để đổi lấy tài nguyên thiên nhiên nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp trong nước, các nước nhận vốn phải trả lại dưới hình thức thương mại hoặc bán tài nguyên khai thác từ các mỏ cho họ, đặc biệt dầu thô, khí đốt, đất hiếm hoặc khoáng sản quan trọng. Với mức độ tiêu thụ 10 triệu thùng dầu/ngày (trong đó nhập khẩu chiếm đến 7,6 triệu thùng), mức độ đô thị hóa lên đến 50% năm 2010, đảm bảo nhu cầu an ninh năng năng lượng cho số dân lên đến 1,4 tỷ người cực kỳ cấp thiết. BRI phải được thực hiện trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Đông Nam Á để họ thỏa mãn giấc mộng Trung Hoa.

Trên thực tế, việc triển khai BRI ở Đông Nam Á diễn ra đến nay được 5 năm, bên cạnh kết nối thể chế, kết nối cơ sở hạ tầng được tiến hành khá khẩn trương với sự xuất hiện của hàng loạt cảng biển ở Malaysia (cảng Kuantan và Klang), ở Batam thuộc Indonesia (cảng TanjungSauh), ở Campuchia (cảng Shihanoukville và Kok Kong trị giá tuần tự 3,8 tỷ USD và 5,7 tỷ USD), ở Brunei (cảng Muara đi vào hoạt động từ năm 2017) ; bên cạnh đó còn có hàng loạt công trình đường sắt gồm có tuyến Previhear – Kaoh Kong của Campuchia trị giá 9,6 tỷ USD, đường sắt cao tốc Jakarta – Bangdung của Indonesia có tổng số vốn 5,13 tỷ USD, tuyến đường sắt Vientiane – Boten của Lào cũng lên đến 7,2 tỷ USD; dự án đường sắt phía Đông của Malaysia tổng chi phí lên đến 13,1 tỷ USD; tuyến đường sắt Bangkok – Nong Khai ước tính 10,8 tỷ USD, cảng nước sâu Kyaukpyu ở Myanmar cũng dự kiến lên đến 7,3 tỷ USD và đi kèm với nó là đặc khu kinh tế với chi phí xây dựng lên đến 2,7 tỷ USD…

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc bình luận về đàm phán Hiệp định thương mại tự do với ASEAN

Tuy nhiên, nhìn chung các công trình dự án cảng biển kể trên, trừ 3 cảng  Shihanouville, Kuantan, Tanjung Sauh nằm trong Hệ thống 47 cảng biển ASEAN  được Trung Quốc chỉ định, trạng thái tồn tại rời rạc và đặc biệt là vai trò của chúng chỉ có thể được nâng lên khi các nước sở tại vận hành tốt các đặc khu kinh tế đi kèm và do Trung Quốc đầu tư xây dựng. Thực tế đó cho thấy mạng lưới cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á hút vốn đầu tư lớn, nhưng cũng chịu nhiều áp lực trả nợ Trung Quốc nếu thiếu vắng nền quản trị Nhà nước hiện đại và năng động. Trung Quốc rất biết tận dụng bẫy nợ để buộc các nước nhận đầu tư chấp nhận những nhượng bộ về chính trị, kinh tế có thể gây tổn hại cho lợi ích quốc gia của họ. Những dự án cơ sở hạ tầng cũng được phía Trung Quốc sử dụng như công cụ “trừng phạt hoặc cưỡng chế” hoặc “chiêu dụ vật chất” đối với nhóm cầm quyền muốn củng cố “tính chính danh” của họ trước các phe phái đối lập và dư luận bên trong.

BRI không phải miếng bánh ngọt hữu hảo như Trung Quốc hứa hẹn, thực tế này ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới nhận chân, trong đó có lãnh đạo đa số các nước ASEAN

Sự tiếp nhận BRI của ASEAN

Trong điều kiện trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ của Trung Quốc, với vai trò cường quốc khu vực, chính sách mở rộng ảnh hưởng của họ đối với châu Á nói chung và ASEAN nói riêng chứa đựng rất nhiều cơ hội và thách thức. Về tổng quát, không như EU, ASEAN là tổ chức hàm chứa rất nhiều khác biệt. Quy mô quốc gia khác biệt. Lịch sử kinh tế, chính trị, văn hóa của các nước thành viên từ hàng trăm năm qua chịu ảnh hưởng bởi nhiều thế lực ngoại bang, bởi lựa chọn thể chế, bởi xu hướng vận động của các dòng chảy tư tưởng lý thuyết cũng như bởi các hình thái tôn giáo vốn không chia sẻ những giá trị đồng nhất… Vì những lẽ đó, phản ứng chính sách của mỗi nước ASEAN trước BRI cũng tùy thuộc vào tính toán riêng của lãnh đạo ở mỗi quốc gia.

Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
"Vành đai và con đường" của Trung Quốc có phải là "âm mưu"?

Để phân tích phản ứng chính sách của các thành viên ASEAN trước sự “xâm lăng” của BRI, quyền lực “bất đối xứng” được sử dụng như khung khổ lý thuyết, nó giúp sáng tỏ đối tượng nghiên cứu. Trong quan hệ quốc tế hiện đại, lý thuyết quyền lực “bất đối xứng” bao hàm tiếp nhận luận điểm:  lợi ích quốc gia trong hiện thực cổ điển, thể chế và hợp tác trong tân tự do, quyền lực trong chủ nghĩa bá quyền và ý thức đi cùng tương tác trong lý thuyết kiến tạo. Điểm mấu chốt của “quyền lực bất đối xứng” là trong trạng thái bình thường “bất đối xứng” vẫn tồn tại hòa bình nếu cả bên mạnh hơn và bên yếu hơn biết quản lý vấn đề của mình để sức mạnh của bên lớn hơn không bị “thử thách” (thách thức) và quyền tự chủ của bên nhỏ hơn vẫn được bảo toàn (không bị “đe dọa”).

Chuyên gia Hoàng Thị Thanh Nhàn tán đồng với ý kiến khảo cứu của Tiến sĩ kinh tế học Phạm Sĩ Thành (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, ĐHQG Hà Nội), chia phản ứng của ASEAN trước Sáng kiến Vành đai Con đường thành 3 loại : i/ Nhóm các nước tương đối đón nhận gồm Lào, Campuchia, Singapore, Malaysia (thời cựu thủ tướng Najib Razak) và Philippines (thời Tổng thống Duterte- 2016 đến nay); ii/ Nhóm các nước thận trọng hơn hoặc hoài nghi gồm Philippines (thời cựu Tổng thống Aquino , 2010-2016), Việt Nam (giai đoạn 2013-2015), Malaysia (thời Thủ tướng Mahathir Mohamad, 2018 đến nay); iii/ Nhóm các nước theo đuổi tự kiềm chế gồm Brunei, Indonesia, Myanmar, và Thái Lan.

Sự phân hóa phản ứng của các thành viên ASEAN là không thể tránh khỏi vì những khác biệt rất lớn như đã kể trên. Dù vậy, nguồn vốn đầu tư và giá trị các hợp đồng xây dựng của Trung Quốc đổ vào ASEAN vẫn tăng mạnh, tính riêng 6 tháng đầu năm 2019 lên đến 11 tỷ usd, tăng gấp đôi 6 tháng cuối năm 2018. Tính chung từ năm 2014 đến 2018, trong các dự án thuộc BRI toàn cầu, ASEAN chiếm đến 35%. Có thể thấy nguồn vốn Trung Quốc để và các dự án trong khuôn khổ BRI  đánh trúng nhu cầu khát vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á hiện tại không chỉ ở các quốc gia ASEAN thu nhập thấp (như Lào, Campuchia, Myanmar) muốn lấp khoảng trống về hạ tầng mà ngay cả những nước có thu nhập cao (Malaysia, Indonesia, Thái Lan) muốn thông qua xây cơ sở hạ tầng mới để thúc đẩy hơn nữa tốc độ công nghiệp hóa.

ASEAN - Sputnik Việt Nam
Cấp độ mới của mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN

Trong nhóm 1, quốc gia hưởng ứng nhiều nhất phải kể đến là Campuchia. Năm 2010 hai nước nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, từ đó, mở ra chương mới trong quan hệ kinh tế song phương mà trọng tâm của nó là cột chặt Phnom Phenh vào BRI. Trong 5 năm (từ 2013 đến 2017) đầu tư trực tiếp của Trung quốc đổ vào Campuchia là 5,3 tỷ USD, riêng năm 2018, Trung Quốc tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất trong tổng FDI 3,1 tỷ USD. Năm 2017, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 6 tỷ USD, trong đó, riêng xuất khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 87% con số này; dự kiến, thương mại hai chiều có thể cán mốc 10 tỷ USD vào năm 2023. Đầu năm 2019, Bắc Kinh cam kết hỗ trợ gần 600 triệu USD cho Campuchia trong 3 năm. Có thể nói, lãnh đạo nhà nước ở quốc gia này đang sử dụng nguồn hỗ trợ từ Trung Quốc không kèm theo điều kiện “can thiệp vào nội bộ” để duy trì và củng cố tính chính danh của mình, điều đó giải thích tại sao Campuchia rất hoan nghênh sáng kiến Vành đai-Con đường. Tuy nhiên, những năm đây, dư luận quần chúng và phe đối lập với đảng cầm quyền phản ứng gay gắt với các hệ lụy chính trị cũng như xã hội từ nhận viện trợ và vốn vay của Trung Quốc. Với sự bành trướng quá mạnh và lộ liễu như vậy, người dân Campuchia không chỉ mất việc làm mà trật tự xã hội bị đảo lộn, đặc biệt ở thành phố biển Shihanouklville – nơi được ước tính có đến 20% cư dân là người Trung Quốc;  họ buôn bán, hoạt động trong ngành xây dựng, mở song bạc…để kiếm lợi nhuận và rửa tiền (nhiều người Trung quốc giầu có bất minh đã chuyển sang Campuchia kinh doanh để tránh né chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành nhiều năm qua). Tất cả thay đổi quá lớn ở thành phố cảng biển này khiến người dân địa phương vô cùng bất bình, thậm chí họ ghét người Trung Quốc.

© AFP 2023 / Tang Chhin SothyCảng Sihanoukville
Trước thềm thượng đỉnh ASEAN: Sáng kiến “Vành đai-Con đường” và phản ứng của một số nước Đông Nam Á - Sputnik Việt Nam
Cảng Sihanoukville

Trong nhóm 2, trường hợp Malaysia khá điển hình về phản ứng được coi là thận trọng và hoài nghi. Đã xảy ra sự khác biệt đến mức gần như đảo ngược về thái độ với BRI dưới thời cựu thủ tướng Najib Razak và thủ tướng Mahathir Mohamad- người lên nắm quyền năm 2018. Thủ tướng đương nhiệm 93 tuổi đã xem xét lại một cách kỹ lưỡng các dự án do Trung Quốc tài trợ và cho rằng Malaysia vẫn hoan nghênh đầu tư trực tiếp và vốn vay từ Trung Quốc nhưng hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ được coi trọng hơn cả. Nổi bật là ông đã chấm dứt dự án đường sắt East Coast Rail Link vốn được cựu thủ tướng Najib Razak thông qua và ấn định giao thi công cho nhà thầu Trung Quốc CCCC. Dự án này sử dụng 85% vốn vay của China EximBank đang bị coi là gánh nặng mà Malaysia không thể trả nợ đồng thời sẵn sàng chịu phạt đơn phương rút hợp đồng. Quyết định này gây sốc đối với bên cho vay!

Nguyễn Xuân Phúc  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc

Trong nhóm 3, Myanmar là ví dụ về theo đuổi tự kiềm chế khá rõ nét. Là quốc gia nghèo khát vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, nước này tiếp nhận hàng loạt dự án cảng nước sâu Kyaukpyu, đường sắt Dali – Thủy Lệ, đường sắt cao tốc Kyaukpyu -  Côn Minh. Tuy nhiên, do e ngại vướng vào bẫy nợ của Trung Quốc, lãnh đạo quốc gia này đã phải cân nhắc hiệu quả đầu tư nếu cảng nước sâu Kyaukpyu không phát huy vai trò khi ở xa trung tâm phát triển công nghiệp như Đặc khu kinh tế Thilawa do Nhật Bản xây dựng nằm ở ngoại ô Yangon. Bên cạnh đó, Myanmar cũng phải đa dạng hóa vốn vay cho dự án Nhà máy điện khí đốt Myingan với tỷ lệ góp vốn chỉ 20 triệu USD từ Trung Quốc , trong khi huy động 58 triệu USD từ WB và 42,2 triệu USD từ ADB. Trung Quốc không nhận được thiện cảm của dư luận trong dân địa phương, trừ một bộ phận lãnh đạo nhà nước Myanmar. Những hậu quả về môi trường, về xã hội từ các dự án của Trung Quốc ở quốc gia này lý giải những bất bình trong dân chúng nước này.

Thêm nữa, bên cạnh sử dụng đầu tư và gia tăng trao đổi thương mại, Trung Quốc không ngừng sử dụng truyền thông để lôi kéo các quốc gia ASEAN, thuyết phục các chính trị gia trong khu vực đồng thuận cao nhất với BRI. Đến nay, Trung Quốc đã kiểm soát tới 80 hải cảng tại 40 nước. Thông qua BRI, họ không ngừng đưa các quốc gia nhận vốn, đặc biệt là ASEAN vào guồng quay trật tự quyền lực mới do Trung Quốc cầm trịch. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như lợi ích cốt lõi của mỗi nước ASEAN sẽ còn những diễn biến khó đoán định bởi nó tùy thuộc vào nguyên tắc cơ bản của lý thuyết quyền lực “bất đối xứng” và cục diện quyền lực toàn cầu.

Trừ Campuchia – quốc gia hồ hởi nhất với dòng vốn từ Trung Quốc (vì những lý do bên trong) – các nước còn lại đều chia sẻ quan điểm Hợp tác – Thận trọng ở những mức độ khác nhau. Trung Quốc rất biết hiện trạng này, nhưng với tiềm lực kinh tế khổng lồ, với cách thức tiếp cận đa chiều và tự tin cao độ, Trung Quốc thông qua lợi ích vật chất cũng như công cụ truyền thông toàn cầu  “bóc tách ASEAN như bóc từng lớp củ hành tây” để đạt được những lợi ích sâu xa bên trong của họ. Mọi cái vẫn ở phía trước!

Nga và BRI

Theo nhận xét của PGS-TS Hoàng Thị Thanh Nhàn, LB Nga giữ thái độ thận trọng với BRI, có vẻ như Matxcơva không thể và không muốn cạnh tranh quyền lực với Bắc Kinh để kiên quyết giành vị trí cường quốc đứng đầu thế giới. Nga đặt mức tiếp cận đến BRI một cách có cân nhắc, như vai trò trung gian kết nối Á – Âu, khai thác tài nguyên, tiềm năng quá cảnh thương mại và mạng lưới logistics giữa hai đầu tầu kinh tế thế giới và tiềm năng tự có về địa chính trị. Dù bị bao vây cấm vận, thương mại hai chiều Nga – EU vẫn chiếm đến hơn 40% tổng thương mại quốc tế của họ. Trong bối cảnh bị trừng phạt kinh tế do Mỹ và phương Tây áp đặt, Nga đến gần với Trung Quốc hơn, nhưng không hoàn toàn thực chất vượt hơn ngoài quan hệ của hai nhà lãnh đạo cấp cao. Dường như ASEAN có vị trí không cao bằng EU và Trung Quốc trong tư duy sắp xếp bàn cờ chiến lược của Điện Kremlin. Vì lẽ đó, hiện tại Nga hầu như không can dự vào BRI của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

© Sputnik / Valeriy Sharifulin/POOL / Chuyển đến kho ảnhVladimir Putin và Tập Cận Bình
Trước thềm thượng đỉnh ASEAN: Sáng kiến “Vành đai-Con đường” và phản ứng của một số nước Đông Nam Á - Sputnik Việt Nam
Vladimir Putin và Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu khai mạc Diễn đàn cấp cao Hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ hai - Sputnik Việt Nam
Ông Tập Cận Bình tổng kết diễn đàn "Vành đai – Con đường" lần thứ hai

Nhưng xét về mọi mặt ASEAN vẫn là địa bàn hấp dẫn và là lực lượng đáng kể trong xu thế mới của toàn cầu nhiều biến đổi. Xây dựng và thực thi đường lối chuyển hướng về phía Đông, chắc là Nga sẽ tiếp tục khai thác điểm thuận lợi truyền thống và những thành tựu quan hệ đối tác chiến lược hiện tại, thông qua quan hệ với Việt Nam để đến với ASEAN trong tư cách bạn hàng hạn chế, bảo vệ vòng ngoài lợi ích cốt lõi của Matxcơva. Tâm thế này hẳn cũng được khuyến khích nhờ thái độ của Hà Nội, mà trong Diễn đàn Kinh tế Đông EEF ở Vladivostok mới đây, Phó Thủ tướng Việt Nam Trịnh Đình Dũng tuyên bố "Việt Nam sẵn sàng trở thành cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và EAEU nói chung, và đặc biệt là với Nga", - PGS-TS Hoàng Thị Thanh Nhàn dự đoán.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала