Kinh tế Việt Nam đang quá phụ thuộc vào Trung Quốc?

© Ảnh : Báo Đầu tưCảng
Cảng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhiều chuyên gia đã từng đưa ra nhận định, hiện tại, kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Trong những kịch bản có sự tổn thương về thương mại giữa hai quốc gia, có thể thấy Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều so với Trung Quốc

Kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc như thế nào?

Trung Quốc- láng giềng phía bắc của Việt Nam, là quốc gia dẫn đầu thế giới về dân số và đứng thứ hai thế giới về quy mô kinh tế. Hai nước có chung đường biên giới dài tới 1281km, quan hệ thương mại giữa hai bên là điều tất yếu và nếu có chính sách thực sự đúng đắn, lợi ích sẽ đến cho cả hai quốc gia.

Samsung Electronics Co - Sputnik Việt Nam
Thị trường Trung Quốc thu hẹp, kinh tế Việt Nam bị tác động mạnh

Trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thương với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất. Quốc gia láng giềng này là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn và là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ) của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong mối quan hệ này, Việt Nam luôn là nước bị thâm hụt thương mại với tình trạng ngày càng nghiêm trọng. Nguyên do chính được đánh giá là do sản xuất Việt Nam luôn phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào, và vấn đề này vẫn không được giải quyết ổn thỏa suốt bao năm qua.

“Kinh tế Việt Nam lún sâu, phụ thuộc vào Trung Quốc”, chính là nhận định được chuyên gia phân tích trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn đưa ra.

Khi so sánh một vài chỉ số kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc dưa trên cân đối liên ngành, người ta thấy với 100 đồng giá trị sản xuất, Trung Quốc tạo thêm được 32 đồng trong khi Việt Nam – 29 đồng. Điều đó cho thấy hiệu quả của nền sản xuất Trung Quốc rõ ràng cao hơn Việt Nam.

© Ảnh : VietnamBizBảng 1.
Kinh tế Việt Nam đang quá phụ thuộc vào Trung Quốc? - Sputnik Việt Nam
Bảng 1.

Tỷ lệ sản phẩm đầu vào là nhập khẩu trong chi phí trung gian của Việt Nam lớn hơn hẳn tỷ lệ này của Trung Quốc (0,29 so với 0,08), nghĩa là Trung Quốc sản xuất ra nhiều sản phẩm hỗ trợ tham gia vào chi phí trung gian trong quá trình sản xuất.

Trong khi đó, ngoài những sản phẩm đầu vào là dịch vụ, điện nước, Việt Nam hầu như không có mấy sản phẩm hỗ trợ tham gia vào chi phí trung gian trong quá trình sản xuất. Điều đó cho thấy sức lan tỏa từ cầu cuối cùng đến phía cung của Việt Nam thấp hơn so với sức lan tỏa đến nhập khẩu.

Trong quan hệ thương mại, về mặt sản xuất, cũng có sự khác biệt rõ giữa hai nước. Trong khi chi phí trung gian của Việt Nam có 8% đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, Trung Quốc chỉ sử dụng 0,1% đầu vào là sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.

Điều này nói lên mức độ quan trọng tương đối của các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc với nền sản xuất của Việt Nam lớn hơn hẳn so với chiều ngược lại. Đây là sự phụ thuộc rất đáng chú ý.

Xét đến hệ số co giãn giữa lao động và vốn của hai quốc gia, người ta thấy Việt Nam cần một lượng vốn cao hơn Trung Quốc khá lớn mới có thể tạo ra tăng trưởng.

Đồ trang trí chuẩn bị cho Noel 2018 được bày bán trên phố Hàng Mã - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia Trung Quốc tuyên bố Việt Nam là con hổ mới về kinh tế của châu Á

Ở đây có một nghịch lý là mặc dù tỷ lệ đầu tư so với tổng giá trị tăng thêm (GVA) của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (22% so với 44%), nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn cao, không kém Trung Quốc bao nhiêu.

Trong giai đoạn 2010-2015, mức tăng trưởng bình quân của Việt Nam là 6,1% còn Trung Quốc ước khoảng 7%. Điều này chỉ có thể giải thích là bởi năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của Việt Nam cao hơn Trung Quốc. tuy nhiên đây cũng lại là một nghịch lý. Rốt cuộc thì năng suất nhân tố tổng hợp chịu ảnh ưởng của những yếu tố nào? Phải chăng tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI)?

Xét về yếu tố cầu cuối cùng, có thể thấy chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình ở Việt Nam chiếm tỷ trọng trong GVA(1) cao hơn Trung Quốc đến 20 điểm phần trăm (56% so với 36%). Bù lại, chi tiêu dùng cuối cùng chính phủ của Trung Quốc cao hơn Việt Nam 8% (14% và 6%).

Tuy vậy, tổng tiêu dùng cuối cùng của Trung Quốc trong GVA vẫn khá thấp so với Việt Nam (50% so với 62%); tỷ trọng xuất khẩu thuần trong GVA của Việt Nam thậm chí còn cao hơn Trung Quốc.

Như vậy, Trung Quốc dựa nhiều vào vốn để đạt được tăng trưởng. Tỷ trọng đầu tư trong GVA của Trung Quốc là rất cao, chiếm khoảng 44% GVA, trong khi tỷ lệ này của Việt Nam chỉ ở mức 22% GVA. Nếu tình hình này kéo dài, nền kinh tế có thể sẽ dễ bị tổn thương một khi thu từ sở hữu gặp trục trặc và tiết kiệm (saving) luôn nhỏ hơn đầu tư.

© Ảnh : VietnamBizBảng 2.
Kinh tế Việt Nam đang quá phụ thuộc vào Trung Quốc? - Sputnik Việt Nam
Bảng 2.

Trong những kịch bản có sự tổn thương về thương mại giữa hai quốc gia, có thể thấy Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều so với Trung Quốc. Các giả định khi giảm sút thương mại (hoặc thậm chí cắt đứt thương mại) với Trung Quốc xảy ra, với tình hình hiện nay, kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Ở trường hợp xấu nhất là cắt đứt thương mại, GVA/GDP của Việt Nam có thể giảm đến 5,94%.

Điều này cho thấy, từ rất nhiều năm nay, Việt Nam đã lún rất sâu vào sự phụ thuộc trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Ở thời điểm hiện tại, khái niệm “thoát Trung” về mặt kinh tế dường như là không thể xảy ra. Như vậy, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc cơ bản là do Việt Nam hầu như không có sự thay đổi gì trong nhiều năm qua, sản xuất luôn phụ thuộc vào nhập khẩu làm đầu vào. Trong khi đó, đầu vào là sản phẩm của Việt Nam cơ bản chỉ là điện, nước, bao bì và các chi phí dịch vụ mà thôi.

Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc?

Theo Tổng Cục Hải quan, tính đến hết tháng 8.2019, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa 2 nước đạt gần 73 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 23,89 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhóm hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Trung Quốc có thể kể đến như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; hàng nông sản. Tuy nhiên, đáng lo ngại là các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều gặp khó ở thị trường Trung Quốc trong những tháng đầu năm nay.

Tòa nhà Landmark 81 - Sputnik Việt Nam
Vượt cả Trung Quốc: Liệu Việt Nam có trở thành con hổ kinh tế mới?

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm chỉ đạt 3,16 tỷ USD, giảm tới 24,2% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) chỉ đạt 3,81 tỷ USD, giảm 10,4%. Trong khi nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Trung Quốc là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chỉ tăng 7,6%, kim ngạch đạt 5,59 tỷ USD.

Điều không mấy vui mừng chính là, khác với chiều hướng tăng trưởng âm của xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu những tháng qua từ thị trường Trung Quốc ở mức rất cao.

Với tổng kim ngạch đạt tới 49 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ lên đến 17,7% và Trung Quốc đang chiếm đến 29,5% tổng kim ngạch nhập của Việt Nam trong cùng thời điểm. Hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam có trong danh sách thống kê của Tổng cục Hải quan được công bố định kỳ đều có sự xuất hiện của hàng hóa Trung Quốc.

Trong đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là nhóm hàng lớn nhất với kim ngạch lên đến 9,38 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ 2018.

Ngoài ra, còn nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch hơn 7,95 tỷ USD; vải hơn 5 tỷ USD, điện thoại các loại và linh kiện hơn 4,95 tỷ USD; sắt thép hơn 2,45 tỷ USD.

Theo đó, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có sự chênh lệch lớn với con số nhập siêu của Việt Nam lên đến hơn 25 tỷ USD chỉ trong 8 tháng đầu năm nay.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала