Chính phủ Việt Nam dễ bị kiện ở 4 lĩnh vực

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNPhó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình phát biểu chỉ đạo.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2020 của Bộ Tư pháp đề cập đến tình hình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Việt Nam, trong đó, có 4 lĩnh vực Chính phủ, Nhà nước dễ bị kiện.

Ngành tư pháp hoàn thành 125 nhiệm vụ Chính phủ giao

Sáng 24.12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2020.

Chủ trì Hội nghị có đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Tham dự sự kiện lần này còn có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh thành phố, địa phương trên cả nước.

Hội nghị lần này bàn về những thành tích mà ngành Tư pháp đạt được trong năm 2019 vừa qua, một số câu hỏi trọng tâm trong công tác thanh tra chuyên ngành, pháp luật, cải cách hành chính của Bộ Tư pháp, công tác chỉ đạo, điều hành của ngành tư pháp năm 2020.

Báo cáo được Bộ Tư pháp trình bày cho biết, năm qua, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành tư pháp tiếp tục đổi mới, theo đúng phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” của Chính phủ Việt Nam, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNPhó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình dự và chủ trì hội nghị.
Chính phủ Việt Nam dễ bị kiện ở 4 lĩnh vực - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình dự và chủ trì hội nghị.

 

Toàn ngành Tư pháp đã tập trung nguồn lực tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, đặc biệt, tham mưu tổng kết, sơ kết nhiều nghị quyết, văn bản quan trọng, qua đó, xây dựng các luận cứ quan trọng để Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách pháp luật trong giai đoạn tới.

Đặc biệt, năm 2019, Bộ Tư pháp đã hoàn thành 125 nhiệm vụ Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao phó, hồi đáp 124 kiến nghị của cử tri gửi tới các kỳ họp Quốc hội trong năm 2019, tiếp nhận, trả lời gần 800 kiến nghị, đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ của các bộ, ngành, địa phương và nhiều phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp gửi qua Hệ thống theo dõi của Văn phòng Chính phủ.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế của các Bộ, ngành và cơ quan tư pháp địa phương cũng tích cực, chủ động tham mưu cho Chính phủ và chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trong công tác tư pháp, pháp chế, việc phối hợp liên ngành được tăng cường. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, chỉ số cải thiện hành chính của Bộ Tư pháp đã tăng một bậc, đứng thứ ba trên 18 bộ, ngành.

Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam

Hội nghị lần này cũng đưa ra cái nhìn tổng quát về hoạt động của ngành tư pháp năm 2019, những vấn đề nổi bật, trong đó có tình hình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ, Nhà nước Việt Nam.

Theo báo cáo được nêu tại Hội nghị, thời gian gần đây ghi nhận xu hướng Việt Nam bị kiện gia tăng và các tranh chấp phát sinh chủ yếu trên 4 lĩnh vực: Đăng ký doanh nghiệp, giao và thu hồi đất, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, những nội dung liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính về cấp phéo xây dựng, khai khoáng.

Phạm Bình Minh  - Sputnik Việt Nam
Hàng trăm người nước ngoài đầu tư bất động sản qua người Việt

Tham dự và phát biểu tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế Bạch Quốc An cho biết, nhà đầu tư nước ngoài hay bám vào các cam kết của Việt Nam để kiện Chính phủ và Nhà nước. Ông dẫn ví dụ, như dựa vào nghĩa vụ đối xử quốc gia (NT- nghĩa là đối xử với người nước ngoài và người dân địa phương như nhau. Theo nguyên tắc này, nếu một nhà nước cấp quyền, lợi ích đặc biệt hoặc đặc quyền cho các công dân của mình, nó cũng phải cấp những lợi thế đó cho công dân của các quốc gia khác trong khi họ đang có trong nước đó), đối xử tối huệ quốc (MFN- chế độ tối huệ quốc đòi hỏi một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau), đối xử công bằng và thỏa đáng (FET- cam kết dành cho các nhà đầu tư nước ngoài sự đối xử công bằng và thỏa đáng khi tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự, dân sự hoặc hành chính), bảo hộ an toàn và đầy đủ (FSP), tước quyền sở hữu trực tiếp hay gián tiếp với tài sản của nhà đầu tư.

“Nguyên nhân phát sinh tranh chấp thì đến từ hai phía nhưng vấn đề cần lưu ý là phía Việt Nam. Chẳng hạn chính quyền các cấp, cả địa phương và trung ương khi tiến hành quảng bá, xúc tiến đầu tư nhiều khi đưa ra các cam kết, ưu đãi vượt quá quy định của pháp luật. Tới khi nhà đầu tư vào triển khai dự án thì các cam kết ấy gặp vướng. Trong nhiều trường hợp, nhất là cấp địa phương đã ký thỏa thuận, hợp đồng đầu tư chưa chặt chẽ, sơ hở, dẫn tới nhà đầu tư trục lợi, thậm chí đe dọa kiện”, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế Bạch Quốc An khẳng định.

Theo Vụ trưởng, quá trình áp dụng pháp luật không thống nhất giữa cơ quan, cán bộ nhà nước nhiều khi gây phản ứng cho nhà đầu tư, dân tới khiếu nại. Tiếp đến, việc giải quyết sau đó chưa đúng trình tự thủ tục, nhà đầu tư không được giải tỏa bức xúc, cũng có thể dẫn tới kiện tụng.

Ông Bạch Quốc An nhấn mạnh, việc lựa chọn, sàng lọc nhà đầu tư chưa tốt dẫn tới việc cấp phép cho cả những đối tác “không có thiện chí” hay “sở hữu lý lịch đầu tư không lành mạnh”, thậm chí từng vi phạm pháp luật ở nước ngoài. Theo Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, những nhà đầu tư như vậy gây rủi ro cho Chính phủ và Nhà nước Việt Nam.

Theo ông Bạch Quốc An, rút kinh nghiệm từ những vụ tranh chấp đã có hay đang trong quá trình giải quyết, từng cấp, ngành phải triệt để thực hiện công tác phòng ngừa tranh chấp. Bởi theo ông, cả nhà đầu tư và phía Việt Nam “cực chẳng đã” mới phải đi kiện lẫn nhau.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp các Đại sứ đến trình Quốc thư.  - Sputnik Việt Nam
Bộ Chính trị Việt Nam sẽ siết chặt các dự án đầu tư nước ngoài?
Hiện tại, Bộ Kế hoạch- Đầu tư đang tiến hành xây dựng cơ chế phòng ngừa cho vấn đề này. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải có sự tham gia tích cực, chủ động của UBND các tỉnh thành nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Trong trường hợp bị khởi kiện, cơ quan, đơn vị bị kiện cần tích cực tham gia trong công tác giải quyết. Đặc biệt, phải tránh tâm lý “mặc kệ”, bởi nếu bỏ không tham gia cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam từ bỏ quyền tự bảo vệ mình. Trong khi đó, quá trình tố tụng vẫn tiếp tục và hậu quả pháp lý bất lợi cho Việt Nam nhiều khả năng có thể xảy ra.

Đồng thời, khi giải quyết tranh chấp, rất cần sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chủ trì, luật sự đại diện pháp lý, cơ quan quản lý địa phương. Bên cạnh đó, để đảm bảo kịp thời gian, thời hạn của phía Việt Nam trước thủ tục trọng tài, tố tụng quốc tế, cần tránh hành chính hóa các thủ tục giải quyết công việc liên quan.

Hiện Bộ Tư pháp vẫn chưa công bố số lượng các vụ kiện mà cơ quan nhà nước, Chính phủ Việt Nam bị kiện.

Cải chính hộ tịch, đăng ký lại khai sinh tràn lan

Cũng tại Hội nghị lần nay, Cục trưởng Cục Hộ tịch quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh đề cập một số vấn đề nổi cộm trong công tác thanh tra chuyên ngành.

Theo đó, qua công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực cho thấy những vấn đề nổi lên ở các đơn vị thanh tra đó là tình trạng cải chính hộ tịch, cải chính những thông tin hộ tịch trên giấy tờ của người dân diễn ra hết sức phức tạp.

Theo ông Khanh, việc đăng ký lại khai sinh ở nhiều địa phương diễn ra một cách tràn lan, ồ ạt, thiếu cơ sở pháp lý; xác định nội dung thông tin khi đăng ký lại khai sinh không đúng quy định pháp luật, không bảo đảm chặt chẽ. Điều này dẫn đến tình trạng, vừa đăng ký lại khai sinh vừa cải chính hoặc thu hồi, hủy bỏ và hướng dẫn người dân thực hiện lại việc đăng ký lại khai sinh.

“Thậm chí ở nhiều địa phương nhu cầu đăng ký khá tràn lan và ồ ạt. Có những tháng, những phường, xã tiếp nhận đến 600-700 trường hợp xin đăng ký lại khai sinh. Đây là trường hợp không bình thường”, Cục trưởng Cục Hộ tịch quốc tịch, chứng thực chỉ ra vấn đề.

Ngoài ra, theo ông Khanh, nhiều người lớn tuổi ở các địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký lại khai sinh vì thiếu các giấy tờ liên quan khác nhau.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Bộ Tư pháp phải là 'người gác gôn' của Chính phủ trong các vấn đề pháp lý quốc tế

Nói về vấn đề quốc tịch, ông Khanh cho biết có nhiều trường hợp thực hiện xác nhận quốc tịch Việt Nam không đúng quy định pháp luật. Vấn đề yêu cầu bổ sung quốc tịch Việt Nam vào giấy khai sinh không đúng quy định của pháp luật.

“Nguyên nhân sâu xa do tình trạng cấp chứng minh nhân dân cho một số người không phải công dân Việt Nam từ trước tới nay vẫn còn diễn ra. Đây là nguyên nhân gây ra những nhầm lẫn trong quá trình về cấp xác nhận hộ tịch Việt Nam”, ông Khanh phân tích.

Sau khi có kết quả thanh kiểm tra, Cục Hộ tịch quốc tịch, chứng thực đã yêu cầu các đơn vị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm với công chức để xảy ra sai phạm, rút kinh nghiệm và có biện pháp chấn chỉnh, không để xảy ra sai sót, vi phạm đã mắc trước đó. Ngoài ra, theo Cục, việc một số địa phương yêu cầu cải chính thông tin trong giấy khai sinh để phù hợp hộ khẩu, chứng minh nhân dân là trái với quy định của Luật Hộ tịch.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала