Tin đối tác Mỹ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị lừa

© Ảnh : Bộ Công Thương Bộ Công Thương
Bộ Công Thương  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam bị đối tác tại Mỹ lừa. Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Mỹ (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương) khuyến cáo, doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi giao dịch.

Bộ Công thương nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt Nam càng cần phải thận trọng hơn nữa trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và có nhiều tác động khó lường đến quan hệ kinh tế song phương giữa hai bên.

Bộ Công thương cảnh báo nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị đối tác Mỹ lừa

Ngày 26.3, Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Mỹ (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương) đã có thông tin lưu ý đến các doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch thương mại với đối tác tại thị trường Mỹ.

Trung tâm ghi nhận, thời gian gần đây, đã có một số công ty Việt Nam chịu thiệt hại trong việc thực hiện hợp đồng thương mại với đối tác tại thị trường Mỹ. Các trường hợp này chủ yếu là do doanh nghiệp bị lừa, hoặc đối tác phá sản, mất khả năng thanh toán.

Xuất khẩu gạo - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ Bộ Công thương đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu gạo

Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Mỹ cho rằng, có sự việ trên xảy ra là do một số doanh nghiệp trong nước khi thiết đặt quan hệ làm ăn nhưng chưa tìm hiểu kỹ đối tác; việc tìm kiếm đối tác qua internet không có các khâu thăm dò, kiểm tra.

“Do mong muốn bán được hàng, nên doanh nghiệp thường dành cho đối tác lợi thế trong các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là điều khoản thanh toán. Trung tâm nhận thấy khâu này thường bị đối tác lợi dụng để chậm trả tiền, hoặc có thể không thanh toán vì họ chỉ cần xác nhận trả tiền là có bộ chứng từ để nhận hàng”, Bộ Công thương cho biết.

Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam càng cần phải thận trọng hơn nữa trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

 Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Mỹ khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với đối tác nước ngoài nên lưu ý kiểm tra kỹ thông tin đối tác, nhất là với trường hợp tra cứu trên mạng, để tránh phải đối mặt với những nguy cơ không đáng có.

Khi làm việc lần đầu với một đối tác mới, giá trị hợp đồng nên ở mức vừa phải. Lưu ý, trong quá trình thanh toán, nên dùng phương thức thanh toán L/C (Letter of Credit) - không hủy ngang.

“Doanh nghiệp có thể nhờ cơ quan đại diện thương mại Việt Nam đóng tại địa bàn kiểm tra giúp những thông tin như địa chỉ, điện thoại, người giao dịch, tình hình hoạt động của công ty đối tác”, đại diện Bộ Công thương cho biết.

Quan hệ thương mại Việt- Mỹ

Tính đến thời điểm hiện tại, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 4,76 tỷ USD trong tháng 1/2020. Tuy nhiên vì là tháng đầu năm nên kim ngạch sụt giảm nhẹ 17,11% so với tháng trước đó và giảm 7,47% so với cùng kì năm ngoái.

Kể từ khi ký kết thỏa thuận thương mại giữa hai bên (vào tháng 7.2000), Việt Nam xuất khẩu rất nhiều mặt hàng sang thị trường Mỹ, trong đó xuất khẩu chủ lực là hàng dệt may chiếm 25,58% thị phần đạt 1,21 tỷ USD, giảm 23,38% so với cùng kỳ.

Nhiều loại hàng hóa chủ lực của Việt Nam đang gặp nguy cơ khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ và EU. - Sputnik Việt Nam
EU, Mỹ ngừng nhập hàng dệt may Việt Nam?

Ngoài ra, còn hai nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12,39% thị phần đạt 590,68 triệu USD, mặc dù giảm 13,14% so với tháng trước đó nhưng lại tăng trưởng mạnh mẽ tới 97,4% so với cùng kì năm 2019.

Đáng chú ý, giày dép các loại xuất sang Mỹ cũng đạt 507,39 triệu USD, chiếm 10,65% thị phần, giảm 18,19% so với tháng 1/2019.

Có 5 nhóm hàng khác có kim ngạch xuất khẩu đạt hàng trăm USD nhưng chỉ có nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác có kim ngạch tăng trưởng 24,98% so với cùng kì đạt 499,7 triệu USD, trong khi các nhóm còn lại đều sụt giảm.

Năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 25 năm ngày bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, do đó, đã có rất nhiều hội thảo, hội nghị, các cuộc xúc tiến thương mại diễn ra, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ phát triển tại thị trường Việt Nam cũng như chiều ngược lại. Từ vị thế là kẻ thù, ở hai đầu chiến tuyến, Việt Nam và Mỹ đã nỗ lực để vươn tới quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Mỹ vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала