Thế giới điên đảo với Covid-19, Việt Nam làm điều đáng tự hào

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNSản xuất tại công ty sản xuất Bao bì Thuận Đức (Kim Động, Hưng Yên)
Sản xuất tại công ty sản xuất Bao bì Thuận Đức (Kim Động, Hưng Yên) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
GDP nền kinh tế Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2020 tăng trưởng 3,82% trong khi cả thế giới suy giảm, quay cuồng chiến đấu với dịch bệnh Covid-19. Đây được coi là mức tăng trưởng thành công và đáng để tự hào của nền kinh tế Việt Nam.

Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống Kê Nguyễn Bích Lâm nêu rõ, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ và diễn biến phức tạp trên toàn cầu, kinh tế thế giới suy giảm nhanh và ngày càng nghiêm trọng thì tăng trưởng GDP của Việt Nam đang ở mức tăng trưởng khá trong khu vực và trên thế giới, thể hiện sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước.

GDP Việt Nam tăng trưởng khá so với khu vực và thế giới: Đáng tự hào

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh kinh tế xã hội Quý I năm 2020 do Tổng Cục Thống kê công bố, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, làm giảm mạnh tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, trong khi kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có nơi tăng trưởng âm, thì Việt Nam vẫn làm được điều rất đang tự hào – duy trì tăng trưởng GDP ở mức khá 3,82%.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thêm 10 ca nhiễm Covid-19, GDP quý I thấp kỷ lục cùng kỳ 15 năm qua
Theo Tổng Cục Thống kê, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam, khiến tăng trưởng GDP quý I của cả nước chỉ dừng ở mức 3,82% so với cùng kỳ  năm trước và là mức thấp nhất trong 10 năm qua, giai đoạn từ 2011-2020 với sự sụt giảm ở cả ba lĩnh vực công nghiệp xây dựng – Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ.

Đánh giá về mức tăng GDP này, Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống Kê Nguyễn Bích Lâm nhìn nhận, dù đây là mức thấp nhất trong vòng thập kỷ qua, nhưng duy trì được mức tăng 3,82% trong quý I là rất đáng tự hào trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy giảm, dịch bệnh do coronavirus lây lan rộng, đe dọa nhiều lĩnh vực, nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt, các nền kinh tế lớn còn không tăng trưởng hay thậm chí tăng trưởng âm.

“Tăng trưởng kinh tế quý I năm nay chỉ đạt 3,82%, thấp nhất trong 10 năm qua. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới”, Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kia chia sẻ trong buổi họp báo chiều 27.3 tại Hà Nội.

Cũng theo chia sẻ của ông Nguyễn Bích Lâm trên báo Nhân dân, nền kinh tế Việt Nam hiện phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 diễn biễn phức tạp, khó lường làm hầu hết các ngành, lĩnh vực đều tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao.

Theo đó, những ngành chịu tác động lớn nhất là hàng không, du lịch, dệt may, xuất khẩu gỗ. Ngoài ra, một số chỉ tiêu kinh tế khác cũng cho thấy dấu hiệu suy giảm của nền kinh tế Việt Nam.

“Đó là chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam lần đầu tiên giảm xuống dưới 50 điểm (chỉ số PMI tháng 2 còn 49 điểm), báo hiệu sự suy giảm trong các điều kiện kinh doanh và giảm nhu cầu hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa trung gian. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do Tổng cục Thống kê thực hiện trong quý I cũng cho thấy, 42% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn so với quý trước, tỷ lệ này cùng kỳ năm 2019 chỉ là 17%”, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết.
© Ảnh : Đỗ Phương Anh - TTXVNSản xuất ngành dệt may xuất khẩu sang châu Âu.
Thế giới điên đảo với Covid-19, Việt Nam làm điều đáng tự hào - Sputnik Việt Nam
Sản xuất ngành dệt may xuất khẩu sang châu Âu.

Bên cạnh đó, cề tình hình đăng ký kinh doanh, tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng tới 26% so cùng kỳ ( với 18.600 doanh nghiệp), phản ánh dấu hiệu tác động rất lớn của dịch Covid-19 đến cộng đồng doanh nghiệp. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước giảm 0,7% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư toàn xã hội cũng đạt mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020, trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I lại tăng 5,56%, là mức cao nhất trong cùng thời kỳ.

“Nhưng cần khẳng định rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ và diễn biến phức tạp trên toàn cầu, kinh tế thế giới suy giảm nhanh và ngày càng nghiêm trọng thì tăng trưởng GDP của Việt Nam đang ở mức tăng trưởng khá trong khu vực và trên thế giới, thể hiện sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước”, Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết.

Theo lãnh đạo Tổng Cục Thống kê, cả hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ưu tiên hàng đầu là phòng, chống và dập dịch. Việt Nam chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân thì nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm cho thấy hiệu quả trong chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để đẩy lùi dịch bệnh, duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh, không để bì trì trệ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hội nghị - Sputnik Việt Nam
Nỗi buồn bực của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Ở quy mô toàn cầu, dịch bệnh do coronaviruslan rộng đã khiến kinh tế  thế giới tăng trưởng chậm, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) đều đang chứng kiến tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn ghi nhận hiện tượng tăng trưởng âm.

Bên cạnh yếu tố dịch bệnh, cuộc chiến giá dầu và những lo ngại từ giới đầu tư đã khiến giá dầu thô giảm mạnh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục phải cắt giảm lãi suất, nhiều nước châu Âu phải đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu và làm tăng nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng trên toàn thế giới.

Phân tích như vậy để thấy, Việt Nam đang rất nỗ lực hoàn thành hai mục tiêu kép “chiến thắng đại dịch Covid-19 và duy trì đà tăng trưởng kinh tế cao” như tinh thần mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quán triệt xuyên suốt thời gian qua.

Kịch bản nào cho nền kinh tế Việt Nam giữa đại dịch Covid-19?

Phát biểu tại buổi thông tin các chỉ số quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2020 này, chính bản thân ông Nguyễn Bích Lâm cũng phải thừa nhận, để đạt được mức tăng trưởng 6,8% cả năm như kế hoạch đề ra là mục tiêu vô cùng khó khăn.

Theo đó, chỉ khi dịch Covid-19 được kiểm soát và khống chế ngay trong quý II, dịch tả lợn châu Phi được khống chế hoàn toàn, tái đàn lợn thành công, các ngành công nghiệp chế biến chế tạo được cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, Chính phủ có giải pháp giải ngân hết vốn đầu tư công và có các chính sách thuế, chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, hệ thống phân phối lưu thông cung cấp đầy đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại sau dịch Covid-19 thì nền kinh tế vẫn có khả năng tăng trưởng đạt mục tiêu 6,8%.

“Tôi lưu ý, trong bức tranh tăng trưởng kinh tế quý I năm nay, chỉ có một số ngành thuộc khu vực dịch vụ duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định như: tài chính ngân hàng có tốc độ tăng 7,2%, thông tin truyền thông đạt 7,78%, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 9,97%. Đây là những mảng sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế quý I năm nay”, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm đánh giá.

Điều đáng chú ý trong bức tranh tăng trưởng kinh tế quý I của Việt Nam vừa qua chính là vẫn có một số ngành là điểm sáng như hóa dược liệu, ngành than cốc và dầu mỏ tinh chế, ngành sản xuất linh kiện điện tử.

“Sở dĩ các ngành này vẫn tăng trưởng tốt do Samsung cho ra đời điện thoại thế hệ mới, giúp tiêu thụ tốt. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục chuyển nhà máy sản xuất vào Việt Nam, như LG đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về Hải Phòng”, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, Tổng Cục Thống kê cho hay.
© Ảnh : Anh Tuấn – TTXVNBộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung kiểm tra, nắm tình hình lao động, việc làm và việc triển khai phòng chống dịch viên đường hô hấp cấp Covid-19 tại Công Ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
Thế giới điên đảo với Covid-19, Việt Nam làm điều đáng tự hào - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung kiểm tra, nắm tình hình lao động, việc làm và việc triển khai phòng chống dịch viên đường hô hấp cấp Covid-19 tại Công Ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam

Còn theo Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm, Việt Nam có độ mở của nền kinh tế lớn (hàng năm trên 200%) và phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài trong khi các nước đối tác lớn đều đang đóng cửa thương mại, biên giới để ưu tiên phòng tránh dịch bệnh nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở những phân tích này, Tổng cục Thống kê cập nhật 2 kịch bản khác được xây dựng dựa trên những dự báo về dịch Covid-19 sẽ kéo dài tới hết quý II và hết quý III/2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam không thể thất bại trước Covid-19

Theo đó, kịch bản thứ nhất sẽ định hướng theo dự báo dịch do coronavirus sẽ kéo dài tới hết quý II, tăng trưởng GDP cả năm được dự báo ở mức trên 5%. Kịch bản 2, dự báo dịch Covid-19 sẽ kéo dài tới hết quý III, tăng trưởng GDP cả năm vẫn được dự báo ở mức trên 5%, nhưng thấp hơn kịch bản 1.

“Trong bối cảnh nhiều nước tăng trưởng âm mà Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ở mức dương, 3,82% đã rất đáng tự hào”, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, với các kịch bản tăng trưởng này tồn tại 5 động lực chính sẽ giúp Việt Nam đạt được kết quả như đã đề cập. Đầu tiên là động lực từ thể chế. Việt Nam sẽ tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế - điều này cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong các cuộc họp với thường trực Chính phủ và đại diện các doanh nghiệp thời gian qua.

“Chỉ cần tháo gỡ về thể chế sẽ tháo gỡ được giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân 1% vốn đầu tư công sẽ làm cho GDP tăng thêm 0,06 điểm phần trăm. Nâng cao hiệu quả đầu tư công, tháo gỡ nút thắt sẽ nâng tăng trưởng kinh tế”, ông Nguyễn Bích Lâm phân tích.

Động lực thứ hai chính là, khi giải ngân được vốn đầu tư công sẽ kéo theo vốn đầu tư ngoài nhà nước và FDI giải ngân tiếp. Khi đó, làm thế nào để nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư này.

“Chúng tôi tính toán, nếu ICOR giảm được 0,5 lần thì GDP tăng được 0,64 điểm phần trăm; nếu hệ số ICOR giảm 1 lần thì GDP tăng thêm được 1,42%. Nên nâng cao hiệu quả vốn đầu tư sẽ là giải pháp trước mắt và dài hạn”, ông Nguyễn Bích Lâm khẳng định.

Động lực thứ ba là nâng cao năng suất lao động. Đây là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của nền kinh tế bởi năng suất lao động nếu tăng được 1% thì làm GDP toàn nền kinh tế tăng 0,94%, chuyển dịch cơ cấu lao động giảm 5% lao động của khu vực nông, lâm và thủy sản sang khu vực công nghiệp xây dựng tăng 2,5% và khu vực dịch vụ tăng 2,5%, sẽ làm cho GDP toàn bộ nền kinh tế tăng 0,25%.

© Depositphotos.com / DragonImagesСảng Việt Nam
Thế giới điên đảo với Covid-19, Việt Nam làm điều đáng tự hào - Sputnik Việt Nam
Сảng Việt Nam

Bên cạnh đó, theo đại diện Tổng Cục Thống kê, còn 2 động lực còn lại chính là tiêu dùng của hộ dân cư là động lực rất tốt cho tăng trưởng kinh tế, phát triển đô thị và nhóm động lực tổng hợp được triển khai ngay trong các quý còn lại của năm 2020. Đồng thời, ông Nguyễn Bích Lâm cũng hy vọng hiệp định thương mại với EU sẽ khiến xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc, nhất là với ngành da giày, dệt may, thủy sản thời gian qua phải đối mặt với nhiều khó khăn, ngưng trệ và nguy cơ, trong khi đây đều là những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam.

Gạo Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Có hay không việc bãi bỏ chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo sau một ngày?
Về vấn đề này, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ Bùi Trọng Tú bày tỏ quan ngại rằng xuất khẩu quý I đang ở mức độ tăng rất thấp so với cùng kỳ. Thời gian gần đây, dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở châu Âu, Mỹ. Hầu như các đơn hàng của doanh nghiệp ở Mỹ, châu Âu đang tạm dừng.

Nếu quý II năm 2020 dịch tiếp tục bùng phát như vậy chắc chắn ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Bởi ngoài Trung Quốc, đây là hai thị trường tương đối lớn của nước ta, đặc biệt là với hàng dệt may, da giày và thủy sản. Theo đó, ông Bùi Trọng Tú đề xuất, thời gian tới, khi dịch Covid-19 giảm ở những thị trường này, cần tận dụng tốt hiệp định EVFTA, tập trung vào những mặt hàng trọng điểm.

“Nhà nước có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Nhưng mấu chốt vấn đề phải là doanh nghiệp, phải tự mình cải thiện tình hình, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm rõ nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng được các rào cản kỹ thuật... Vì khi tham gia cuộc chơi lớn, chúng ta phải lớn lên mới giành chiến thắng được”, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ khẳng định.

Việt Nam làm gì để vực dậy nền kinh tế sau đại dịch Covid-19?

Để họp bàn phương thức “cứu lấy nền kinh tế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc với các địa phương để bàn về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách cho 4 nội dung gồm Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ứng phó dịch Covid-19.

Trước đó, Thủ tướng Việt Nam cũng yêu cầu, các gói hỗ trợ hiện nay còn ít, cần nâng lên. Các biện pháp cũng cần hướng tới mục tiêu tái cơ cấu lại doanh nghiệp và nền kinh tế, tái cơ cấu thị trường, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân trong khi dịch bệnh lây lan rộng, đe dọa nhiều ngành kinh tế, lĩnh vực đời sống xã hội.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Việt Nam trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất nhằm hỗ trợ các đối tượng bị tác động trực tiếp bởi dịch. Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp với số tiền hơn 61.600 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 11.100 tỷ đồng, thuế của nhóm cá nhân, hộ kinh doanh là hơn 3.000 tỷ đồng, tiền thuế thuê đất hơn 4.500 tỷ đồng. Tổng số tiền gia hạn nộp thuế theo đề xuất của Bộ Tài chính là 80.200 tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng đề nghị để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Doanh nghiệp Hoa Kỳ tin vào khả năng Việt Nam chống dịch COVID-19
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng, Thủ tướng đã chỉ đạo các giải pháp đồng bộ, kịp thời, nhưng việc triển khai của các bộ ngành để các chính sách đi vào thực tiễn cần nhanh chóng hơn nữa. Đồng thời, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, trong thời gian tới, có những giải pháp có thể triển khai được ngay, dù có thể ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách trước mắt nhưng sẽ giúp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tác động lan tỏa tới các doanh nghiệp khác trong cả nền kinh tế và cùng với các dự án đầu tư công tạo nên cú hích lớn cho tăng trưởng, sản xuất kinh doanh, từ đó tạo nguồn thu lâu dài, bền vững hơn cho ngân sách Nhà nước.

Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam năm 2020 đối mặt với rất nhiều khó khăn, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,8% là thách thức lớn, cần có sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cũng như sự hỗ trợ và chia sẻ gánh vác trách nhiệm giữa các thực thể trong giai đoạn này.

“Tôi cho rằng trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu, chúng ta đạt mức tăng trưởng dương đã là thành tích đáng tự hào, điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng để năm nào chúng ta cũng đạt mục tiêu đề ra là không cần thiết”, ông Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh đồng thời đề cập đến việc gia tăng năng lực sản xuất, chính sách tiền tệ, lãi suất tỷ giá linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa.

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, cùng với nỗ lực dập dịch sớm nhất, cần tập trung hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh tìm thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh; có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các ngành ảnh hưởng nghiêm trọng như giao thông, du lịch vận động người dân ưu tiên dùng hàng trong nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала