Hạm đội tàu giám sát. Nga từ đại dương có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa của Mỹ

Đăng ký
Theo dõi các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong tất cả các giai đoạn chuyến bay, ghi lại các thử nghiệm của hệ thống phòng thủ tên lửa và các vụ phóng tàu vũ trụ — những con tàu trang bị tổ hợp thiết bị theo dõi có khả năng giải quyết những vấn đề này từ bất cứ đâu trên đại dương.

Chính xác là 60 năm trước, vào tháng 8 năm 1959, những chiếc tàu chuyên dụng đầu tiên được đưa vào sử dụng ở Viễn Đông. Ngày nay, chỉ còn một tàu như vậy phục vụ, nhưng Nga đã có kế hoạch xây dựng những chiếc mới. Về sự phát triển và triển vọng của đội tàu đặc biệt - trong tài liệu của Sputnik.

Kinh nghiệm Bắc Cực

Việc phát triển con tàu trinh sát mới theo dự án 18290 đã được biết đến vào năm 2016, khi Cục thiết kế trung tâm «Iceberg» công bố một báo cáo về thỏa thuận với «Trung tâm khoa học nhà nước Krylov» về việc chuẩn bị một đề xuất kỹ thuật cho việc chế hệ thống động cơ điện để điều khiển chân vịt.

Tàu khu trục của hạm đội phía Tây thuộc Hải quân Ấn Độ Tarkash - Sputnik Việt Nam
Tàu khu trục và tàu hộ vệ: Chuyên gia Mỹ so sánh Hạm đội Hoa Kỳ và Nga
Sau đó, «Iceberg» thông báo thiết kế phác thảo đã được phát triển và bảo vệ thành công. Trong khuôn khổ dự án này, đã xây dựng hơn 20 yêu cầu kỹ thuật và một số thỏa thuận được ký kết với các tổ chức liên quan.

Vào tháng 10 năm 2015, họ bắt đầu hình thành diện mạo kỹ thuật của con tàu. Thông tin chi tiết vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên công việc thiết kế thử nghiệm với mã hiệu «Buer» - được ủy quyền cho chính Cục thiết kế trung tâm «Iceberg».

Văn phòng thiết kế này chuyên về tàu phá băng cỡ lớn sử dụng tại Bắc Cực, tàu cung ứng và vận tải phục vụ tàu phá băng. Điều này có nghĩa là dự án mới rất có thể được thiết kế để có thể hoạt động ở khu vực Bắc Cực.

Hiện nay, Hải quân Nga chỉ có một tàu loại này - «Nguyên soái Krylov» dự án 1914.1, được đưa vào hạm đội từ năm 1990. Biên chế trong Hạm đội Thái Bình Dương ở Vịnh Krasheninnikov, mặc dù con tàu có thể thực hiện các nhiệm vụ ở bất cứ đâu trên các đại dương.

«Nguyên soái» đại dương

"Nguyên soái Krylov" được chế tạo để thử nghiệm và phát triển các mẫu mới của hệ thống tên lửa — vũ trụ, tìm kiếm, cứu hộ và sơ tán phi hành đoàn các con tàu vũ trụ, phát hiện tàu chiến, tàu ngầm và máy bay. Con tàu thực hiện các nghiên cứu hải dương học và thủy văn, cũng như chuyển tiếp tất cả các loại thông tin.

Vài năm trước, "Nguyên soái Krylov" đã trải qua đại tu lớn và hiện đại hóa. Tàu được trang bị một trạm liên lạc vệ tinh mới, nhận và truyền tín hiệu từ khoảng cách xa trong quá trình phóng tàu vũ trụ, cải tiến hệ thống đo đạc và lắp đặt mới một tổ hợp ăng ten phía sau. Đương nhiên, tàu được nâng cấp động cơ, thiết bị điều hướng và vô tuyến, và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho thủy đoàn đoàn. Để điều khiển và duy trì hoạt động con tàu với lượng giãn nước 23,7 nghìn tấn, cần đến gần 350 người.

© Sputnik / Vitaliy Ankov / Chuyển đến kho ảnhTàu "Nguyên soái Krylov"
Hạm đội tàu giám sát. Nga từ đại dương có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa của Mỹ  - Sputnik Việt Nam
Tàu "Nguyên soái Krylov"
Một trong những hoạt động đáng nhớ của "Nguyên soái Krylov" là sứ mệnh không gian "Châu Âu - Châu Mỹ - 500", được thực hiện vào năm 1992, kỷ niệm 500 năm phát hiện ra nước Mỹ. Tàu vũ trụ được phóng ở Nga, cần phải đưa hàng đến Hoa Kỳ - chủ yếu là các sản phẩm lưu niệm. Tên lửa đẩy phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk và đưa thành công vệ tinh Resource-500 lên quỹ đạo. Vì lý do an ninh, thiết bị (chính xác hơn là một viên nang có đường kính khoảng hai mét) đã không hạ cánh, mà rơi xuống Thái Bình Dương, cách bờ biển phía tây Hoa Kỳ 190 km.

© Sputnik / Pavel Lvov / Chuyển đến kho ảnhPhóng tên lửa "Soyuz-2"
Hạm đội tàu giám sát. Nga từ đại dương có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa của Mỹ  - Sputnik Việt Nam
Phóng tên lửa "Soyuz-2"
Sự độc đáo của nhiệm vụ này, mặc dù mang tính chất nhân đạo, không chỉ ở chỗ các nhà khoa học tên lửa Nga đã chứng minh trên thực tế khả năng tải hàng hóa bằng một tên lửa vào Hoa Kỳ. Hiệu quả vượt trội của thiết bị cũng được chứng minh bởi thủy thủ đoàn của tàu «Nguyên soái Krylov». Sử dụng bộ thiết bị vô tuyến tìm kiếm, các thủy thủ đã thiết lập chính xác vị trí rơi của viên nang, vớt lên lên tàu và chuyển đến Seattle.

Sau đó, tàu «Nguyên soái Krylov» giám sát các chuyến bay của các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, bao gồm cả Topol và Bulava. Hiện giờ con tàu đang hoàn thành các nhiệm vụ theo dõi các vụ phóng tàu vũ trụ, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, theo dõi các vụ phóng tên lửa đẩy từ sân bay vũ trụ Vostochny ở khu vực Amur.

Vỏ bọc đáng tin cậy

“Nguyên soái Krylov» là một trong hai con tàu được thiết kế và chế tạo đặc biệt để theo dõi chuyến bay của tàu vũ trụ và tên lửa liên lục địa. Trước đây, các chức năng này được thực hiện từ các tàu đặc biệt chuyển đổi từ tàu vận tải.

Những chiếc tàu đầu tiên loại này đã đi vào hoạt động từ cuối những năm 1950. Sergey Korolev đề xuất xây dựng các tổ hợp chỉ huy và giám sát, đo đạc trên biển - phạm vi đất liền đã không đủ để phát triển việc thử nghiệm tên lửa.

© Ảnh : Public domainTàu Sakhalin
Hạm đội tàu giám sát. Nga từ đại dương có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa của Mỹ  - Sputnik Việt Nam
Tàu Sakhalin
Năm 1959, một đội tàu được hình thành ở Viễn Đông, được gọi là «Đội thám hiểm thủy văn Thái Bình Dương». Ở giai đoạn đầu tiên, bốn tàu đã đi vào phục vụ - Sibir, Sakhalin, Suchan và Chukotka. Các con tàu đặc chủng được trang bị các thiết bị hiện đại nhất tại thời điểm đó. Các trạm quan trắc từ xa và radar mặt đất đã được hiệu chỉnh để đặt trong hầm tàu.

Những con tàu này không được đề cập trên các phương tiện truyền thông. Không chỉ các đồng nghiệp bên kia đại dương không biết gì về nhiệm vụ của tàu, mà ngay cả các thành viên thủy thủ đoàn, mọi thứ chỉ được giải thích khi họ đã ở trực tiếp trên tàu. Chính thức, đây là những tàu nghiên cứu đại dương.

Tàu dự án 1231 (phiên bản có hai cánh) - Sputnik Việt Nam
Quái vật trên biển. Các dự án tàu chiến tham vọng nhất của Liên Xô
Vài năm sau, bốn chiếc tàu không còn có thể hoàn thành  khối lượng nhiệm vụ ngày càng lớn. Khi đó, người ta quyết định trang bị lại hai tàu vận tải cỡ lớn - Chazhma và Chumikan, bằng những thiết bị kỹ thuật vô tuyến mạnh hơn nữa. Khác với các tàu trước đó về hình thức bên ngoài - một ăng ten hình cầu khổng lồ của trạm liên lạc.

Các tàu giám sát theo dõi các chuyến bay tàu vũ trụ Mỹ, thu thập thông tin từ các vụ nổ hạt nhân trên độ cao lớn. Một nhiệm vụ quan trọng khác là giám sát các cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Thiết bị của các tàu giám sát tên lửa Mỹ ở giai đoạn cuối của chuyến bay. Do đó, quân đội Liên Xô đã nhận được nhiều dữ liệu về các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Vào những năm 1990, sau sự sụp đổ của Liên Xô, bảy trong số tám tàu loại này được bán ra nước ngoài hoặc cắt thành sắt vụn. Chỉ có «Nguyên soái Krylov» vẫn tiếp tục hoạt động.

© Ảnh : Public domainTàu Chukotka
Hạm đội tàu giám sát. Nga từ đại dương có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa của Mỹ  - Sputnik Việt Nam
Tàu Chukotka
Các chuyên gia đồng ý rằng những con tàu như vậy là vô cùng cần thiết cho hạm đội Nga. Trước mắt có nhiều thử nghiệm về công nghệ tên lửa mới, bao gồm vũ khí siêu thanh và hệ thống liên lục địa Sarmat đầy hứa hẹn. Người Mỹ cũng không có ý định ngừng phát triển vũ khí tên lửa. Vì vậy, các tàu giám sát thế hệ mới tỏ ra  rất hữu ích.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала