Vì sao Việt Nam vượt Trung Quốc về triển vọng hút FDI?

© Fotolia / Hanoi PhotographyThành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo thông tin từ Đất Việt, nếu so sánh trong khu vực ASEAN thì Việt Nam vẫn chưa lọt được vào top 4 nước đứng đầu. Với vị trí 69, Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 15) hay Thái Lan (thứ 27).

Lợi nhiều, tội gì không vào?

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2018 tổ chức vào ngày 4/12, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc tiết lộ một tin vui, đó là theo khảo sát của PWC được tiến hành với 1.200 CEO hàng đầu trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam năm thứ hai liên tiếp vượt Trung Quốc trở thành nền kinh tế có triển vọng thu hút FDI nhiều nhất thế giới.

Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam vươn lên hàng đầu thế giới, lần đầu tiên vượt cả Trung Quốc

Theo ông Lộc, một trong những lý do quan trọng để Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu là niềm tin, sức sống từ các FTA. 

Kết quả khảo sát của PWC cho thấy, 34-40% các doanh nghiệp cho rằng doanh thu sẽ tăng do FTA.

Chia sẻ với Đất Việt trước thông tin này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về ký kết các hiệp định FTA khu vực, song phương và đa phương nên xét về phương diện thuế, các thay đổi trong môi trường đầu tư cũng như các điều kiện tiếp cận thị trường của Việt Nam là rất tốt và thông thoáng.

Điều thấy rõ nhất là Việt Nam đã hạ mức thuế suất xuống gần như bằng 0 đối với tất cả các nước ASEAN. Cùng với đó, với việc Việt Nam phê chuẩn hiệp định CPTPP đồng nghĩa với việc Việt Nam hạ thấp thuế với tất cả quốc gia đã phê chuẩn hiệp định này. Việt Nam cũng đang tiến tới ký kết và phê chuẩn hiệp ước với Liên minh châu Âu (EU).

"Như vậy, với 12 hiệp định Việt Nam đã có, 4 hiệp định đang chờ đợi để thực thi, Việt Nam được đánh giá là quốc gia mở cửa nhanh nhất, ký kết hiệp định FTA nhiều nhất và rộng rãi nhất trong mọi phương diện trong quan hệ với cộng đồng quốc tế. Cả về mặt thuế quan và phi thuế quan Việt Nam đều hạ xuống mức thấp nhất thì  không có cớ gì các nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư vào Việt Nam. Bởi họ đầu tư vào Việt Nam giống như đầu tư vào nước họ, được ưu đãi đủ mọi thứ, được lợi thế đủ mọi thứ và có quyền như các nhà đầu tư Việt Nam, tại sao họ không vào? Cùng với việc hạ thấp thuế, bãi bỏ các hàng rào phi thuế quan, Việt Nam cũng thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế trong tất cả mọi lĩnh vực quản trị, kể cả việc thay đổi thể chế.  Rõ ràng môi trường đầu tư của Việt Nam quá tốt, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài là rất lớn", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá.

© Ảnh : VGP/Quang HiếuThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ năm 2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ năm 2018 - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ năm 2018

Thủ tướng trò chuyện với các đại biểu dự diễn đàn. - Sputnik Việt Nam
Hàng tỷ USD chạy khỏi các nước, đổ về Việt Nam
Đồng quan điểm, PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công thương, cũng cho rằng, việc ký kết nhiều FTA nhất và các FTA Việt Nam ký kết đều ở những thị trường hấp dẫn như Liên minh Á-Âu, EU, Nhật Bản, đặc biệt là CPTPP đã biến Việt Nam trở thành nền kinh tế có triển vọng thu hút FDI nhiều nhất thế giới.

Khi thông qua các hiệp định, điều quan trọng là Việt Nam vận dụng các điều khoản đã ký kết, coi đó là chuẩn mức để cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.

Nhìn lại lịch sử, ông Thắng cũng khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng FDI và luôn điều chỉnh, tự đổi mới để làm sao hấp dẫn FDI hơn. Trong 2 năm gần đây, xếp hạng về môi trường kinh doanh, cải cách thể chế của các tổ chức thế giới đã ghi nhận nỗ lực này của Việt Nam.

Đáng lưu ý, Việt Nam đã có sự điều chỉnh để lựa chọn FDI cẩn trọng hơn thời kỳ trước — khi Bộ KH-ĐT phân cấp cho các địa phương và địa phương nóng vội muốn thay đổi sớm cơ cấu kinh tế của địa phương để thu hút FDI bằng bất cứ giá nào.

Trong khi đó, Trung Quốc vốn là thị trường hấp dẫn nhất thu hút FDI và được coi là công xưởng của thế giới. Đã có thời kỳ Trung Quốc thu hút FDI ồ ạt nhưng trong quá trình vận hành Trung Quốc lại bộc lộ một số nhược điểm và dần dần các nhà đầu tư nhận ra rằng phát triển như vậy không bền vững.

Thậm chí nhiều nhà đầu tư thấy rằng không nên tiếp tục đầu tư ở Trung Quốc mà phải tìm một thị trường khác.

iPhone X - Sputnik Việt Nam
Iphone sẽ chuyển nhà máy về Việt Nam?
Trong những thị trường các nhà đầu tư nước ngoài muốn dịch chuyển từ Trung Quốc sang, Việt Nam là một địa chỉ vô cùng thích hợp. Đây là lý do Việt Nam hấp dẫn FDI, đặc biệt kể từ khi xảy ra cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, xu thế này càng rõ ràng.

Có thời kỳ Trung Quốc có ưu thế cực mạnh về nhân công giá rẻ, nhưng trong những năm gần đây, tiền lương của công nhân Trung Quốc được nâng lên, Trung Quốc mất lợi thế nhân công giá rẻ. Vì thế, các quốc gia khác đang được hưởng lợi về chuyện này, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện

Dù đồng ý rằng Việt Nam đang trở thành quốc gia có triển vọng thu hút FDI nhiều nhất thế giới nhưng PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng nhấn mạnh, sau khi ký kết các hiệp định thương mại, Việt Nam vẫn còn phải tiếp tục làm việc để hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, luật pháp theo đúng tinh thần các hiệp định Việt Nam đã ký kết.

Minh chứng cho điều này, ông dẫn báo cáo Doing Business 2019 về môi trường kinh doanh mà Ngân hàng Thế giới (WB) mới công bố, coi đó là nhiệm vụ Việt Nam phải nỗ lực phấn đấu để cải thiện.

Cụ thể, theo bảng xếp hạng này, Việt Nam dù tăng so với chính mình nhưng mức độ thay đổi này vẫn còn chậm so với các quốc gia khác.

© pixabay.comQuang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam
Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam

Sản xuất tại Công ty TNHH Dệt Nhuộm Jasan Việt Nam (Khu công nghiệp Phố nối B, huyện Mỹ Hào). - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phê chuẩn CPTPP. Những thử thách gì đang đợi?
Thậm chí, nếu so sánh trong khu vực ASEAN thì Việt Nam vẫn chưa lọt được vào top 4 nước đứng đầu. Với vị trí 69, Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 15) hay Thái Lan (thứ 27).

Đặc biệt nếu so sánh với 10 quốc gia khác trong CPTPP thì Việt Nam là quốc gia đứng cuối cùng, sau cả Peru hay Chilê. Và đáng lưu ý, điểm số và thứ hạng của 10 chỉ số thành phần của Doing Bussiness năm nay thì chỉ có 4 lĩnh vực tăng thứ hạng, 5 lĩnh vực tăng điểm số.

Như vậy, để thứ hạng Việt Nam tăng mạnh mẽ hơn nữa thì cần có sự chuyển động đồng đều và mạnh mẽ của tất cả các ngành và lĩnh vực.

"Điều đó cho thấy, nếu xét về tiềm năng và tất cả các yếu tố cơ bản khác, Việt Nam phải trở thành thị trường rất hấp dẫn và phải đi theo đường hướng rõ ràng, công khai, minh bạch, luật pháp hóa tất cả các cơ chế quản lý. Đó là điều Việt Nam buộc phải làm, dù muốn hay không vì chúng ta đã ký kết hiệp định với quốc tế, chỉ có điều Việt Nam làm nhanh hay chậm. Chẳng hạn, về vấn đề lao động, Việt Nam phải đối xử với lao động khác trước đây, giữa lao động nam với lao động nữ, lao động chưa đủ tuổi…. cũng phải thay đổi và luật pháp của Việt Nam bắt buộc phải đi theo hướng như vậy. Việt Nam vẫn còn quá trình hoàn thiện rất nhiều cơ chế chính sách về quản lý kinh tế cũng như hoàn thiện về luật pháp để đáp ứng các hiệp định đã ký kết. Nếu Việt Nam thực thi được tất cả điều đó thì môi trường của Việt nam vô cùng thuận lợi cho bất kỳ nhà đầu tư nào", ông Thịnh khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала