Pháp lam Huế - tinh hoa nghệ thuật của đất sông Hương núi Ngự

© Ảnh : Nhân vật cung cấpPháp lam trang trí cổ diềm mái điện trên một di tích kiến trúc của Huế
Pháp lam trang trí cổ diềm mái điện trên một di tích kiến trúc của Huế - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Nét vẽ của Pháp lam Huế thô mộc, nhưng chứa đầy cảm xúc, khác hẳn tính cầu kỳ của pháp lam Trung Quốc hay phô bày kỹ thuật cao của Pháp lam Nhật bản”, - người khôi phục nghề Pháp lam Huế bị thất truyền, thạc sĩ Đỗ Hữu Triết nói với Sputnik.

Với mục tiêu gìn giữ, tôn vinh và phát triển các nghề thủ công truyền thống, từ ngày 26/4/2019 đến ngày 02/5/2019  thành phố Huế sẽ tổ chức Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 8 – 2019. Chủ đề của Festival năm nay là “Tinh hoa nghề Việt”.

Sputnik sẽ giới thiệu với các bạn đọc một số nghề truyền thống điển hình của xứ Huế, của Việt Nam. Mở đầu là câu chuyện về pháp lam Huế - một trong những nghệ thuật truyền thống độc đáo nhất trên mảnh đất của sông Hương núi Ngự.

Pháp Lam là những vật cốt làm bằng kim loại, bên ngoài tráng men nhiều màu. Người Trung Hoa gọi là falang (âm Hán – Việt đọc là pháp lang), người Nhật Bản gọi là shipouyaky, còn người Việt Nam thì gọi là Pháp Lam. Pháp lam có sức mê hoặc rất lớn vì vẻ đẹp sang trọng và quý phái.

© Ảnh : Nhân vật cung cấpPháp lam tứ thời
Pháp lam Huế - tinh hoa nghệ thuật của đất sông Hương núi Ngự - Sputnik Việt Nam
Pháp lam tứ thời

Pháp lam được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí nội ngoại thất các cung điện ở Huế. Đó là những tác phẩm mỹ thuật hay các chi tiết trang trí trong kiến trúc Huế. Sản phẩm Pháp lam được trang trí trên các công trình kiến trúc ở các phường môn, cổ diềm mái điện, bầu hồ lô tại Hoàng thành, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh, chùa Thiên Mụ...

Pháp lam Huế có gì đặc biệt? Nghệ thuật này tới đây khi nào và đã phát triển như thế nào? Bí quyết làm Pháp lam Huế đã được khôi phục như thế nào? Và ngày nay Pháp lam Huế đang phát triển ra sao? Sputnik đã có cuộc phỏng vấn với chuyên gia hàng đầu về pháp lam Huế, người đã khôi phục nghề Pháp lam Huế bị thất truyền, thạc sĩ Đỗ Hữu Triết.

© Ảnh : Nhân vật cung cấpThạc sĩ Đỗ Hữu Triết đang nghiên cứu những hoa văn Pháp lam cổ
Pháp lam Huế - tinh hoa nghệ thuật của đất sông Hương núi Ngự - Sputnik Việt Nam
Thạc sĩ Đỗ Hữu Triết đang nghiên cứu những hoa văn Pháp lam cổ

Sputnik: Trong những di sản văn hóa do triều Nguyễn (1802 - 1945) để lại trên đất Huế, có một loại di sản vật thể rất đặc biệt. Đó là Pháp lam Huế. Pháp lam Huế đặc biệt như thế nào, thưa ông?

Thạc sĩ Đỗ Hữu Triết, Giám đốc Công ty TNHH Thái Hưng, người khôi phục nghề pháp lam Huế

Pháp lam Huế so sánh trong dòng phát triển của Pháp lam thế giới thì muộn màng hơn rất nhiều. Đầu thế kỷ 19 Pháp lam mới xuất hiện ở Việt Nam, dưới thời triều Nguyễn. Mặc dù có một quá trình phát triển ngắn ngủi nhưng Pháp lam Huế đã tạo được bản sắc riêng mang đậm chất văn hóa địa phương.

© Ảnh : Nhân vật cung cấpMột tác phẩm trang trí bằng Pháp lam Huế đặc sắc
Pháp lam Huế - tinh hoa nghệ thuật của đất sông Hương núi Ngự - Sputnik Việt Nam
Một tác phẩm trang trí bằng Pháp lam Huế đặc sắc

Xét về hình thức, Pháp lam Huế có kích thước đồ sộ so với các sản phẩm pháp lam khác trên thế giới. Có những tác phẩm Pháp lam trang trí ngoài trời dài đến hơn một mét.

Anh Liudo xin chữ Lộc, chị Natasa xin chữ An - Sputnik Việt Nam
“Ông đồ” đặc biệt

Do kích thước lớn nên pháp lam Huế không đi vào tinh xảo chi tiết như Pháp lam Trung Quốc hay Châu âu mà chú trọng đến mảng khối màu sắc. Những mảng màu rực rỡ tương phản nhau tạo nên ấn tượng mỹ thuật riêng chỉ có ở Pháp lam Huế, không lẫn vào đâu được.Cách dùng màu này ở thế kỷ 19 là khá khác biệt so với nền mỹ thuật đương thời. Có thể nói là một cách dùng màu mạnh mẽ có tính đương đại.

Về nội dung thể hiện, Pháp lam Huế ít đi vào các trang trí truyền thống như rồng, phụng mà đi vào các chủ đề mang tính tôn giáo, trong đó Lão giáo ảnh hưởng rất mạnh. Các tác phẩm nhất thi nhất họa được thể hiện tài tình, phù hợp với công trình kiến trúc. Màu sắc đơn giản như nền trắng chữ xanh lam, hoặc tương phản mạnh như nền xanh, chữ vàng. Hoa và chim được khai thác rất sống động, các loại hoa sen có cành mộc được lặp lại nhiều lần.

© Ảnh : Nhân vật cung cấpMột tác phẩm Pháp lam Huế
Pháp lam Huế - tinh hoa nghệ thuật của đất sông Hương núi Ngự - Sputnik Việt Nam
Một tác phẩm Pháp lam Huế

Về các đồ trang trí nội thất thì Pháp lam Huế chủ yếu dùng 2 màu trắng và xanh lam. Đây là một ảnh hưởng của đồ sứ men lam, hoặc đồ sứ xanh trắng dân gian.

Nét vẽ của Pháp lam Huế thô mộc, nhưng chứa đầy cảm xúc, khác hẳn tính cầu kỳ của pháp lam Trung Quốc hay phô bày kỹ thuật cao của Pháp lam Nhật bản. Pháp lam Huế truyền thống chỉ một loại duy nhất là Họa Pháp lam, các dòng Pháp lam khác đều được ký kiểu (đặt hàng Trung Quốc sản xuất theo mẫu của triều Nguyễn) ở Trung Quốc.

Những cô gái Tây Nguyên trong trang phục thổ cẩm truyền thống - Sputnik Việt Nam
Hy vọng về một xu hướng phát triển Thổ Cẩm Việt Nam

Sputnik: Cảm ơn anh về những thông tin rất hay. Chỉ mới nghe thôi đã thấy yêu Pháp lam Huế rồi.

Là người đã khôi phục nghề pháp lam Huế bị thất truyền, anh có thể chia sẻ cho độc giả Sputnik về con đường tìm tòi và thành công của mình trong việc phục dựng một nghệ thuật truyền thống giá trị như vậy?

Thạc sĩ Đỗ Hữu Triết, Giám đốc Công ty TNHH Thái Hưng, người khôi phục nghề pháp lam Huế

Pháp lam nói chung là một kỹ nghệ chứa đựng nhiều kỹ thuật truyền thống khác nhau như nghề chế tác kim loại (gò đồng, đúc đồng, kim hoàn...), nghề chế tạo men (silica, thủy tinh, men gốm sứ...), mỹ thuật ( phương pháp vẽ), kỹ thuật nung đốt, điều khiển nhiệt...Do vậy, khi nghiên cứu phục hồi nghề này, chúng tôi đã phải nghiên cứu kỹ thuật của hầu hết các kỹ thuật liên quan.

© Ảnh : Nhân vật cung cấpMột tác phẩm trang trí bằng Pháp lam Huế
Pháp lam Huế - tinh hoa nghệ thuật của đất sông Hương núi Ngự - Sputnik Việt Nam
Một tác phẩm trang trí bằng Pháp lam Huế

Trong đó, khó nhất là chế tạo được loại men Pháp lam đặc thù. Là loại men bám dính tốt với kim loại, có độ nóng chảy thấp hơn kim loại, và có độ co giãn tương đồng với kim loại. Tiếp đến là phải chế tạo được màu sắc men phục chế giống với bài men cổ, và sau rất nhiều thử nghiệm pha chế trong thời gian hơn 10 năm thì chúng tôi đã tự tin nắm được các bí quyết để phục chế các tác phẩm cổ.

Bánh nậm và bánh lọc Huế - Sputnik Việt Nam
Không phải bột lọc và tôm, nhưng là bánh lọc

Một yếu tố liên quan nữa là ý nghĩa của các tác phẩm cổ. Lĩnh vực này liên quan đến văn hóa truyền thống, cần một đội ngũ chuyên môn nghiên cứu sâu về vấn đề này.Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là một đơn vị mạnh với nhiều chuyên gia bảo tồn. Quá trình phục dựng kéo dài với sự trợ giúp rất đắc lực của đội ngũ chuyên gia này đã tạo nên thành công cho Pháp lam Huế ngày nay.

Sputnik: Như vậy, để tìm lại những bí quyết nghề làm Pháp lam Huế - kỹ thuật đã thất truyền một cách bí ẩn trên đất Huế cả trăm năm nay anh và các đồng nghiệp đã mất 10 năm?

Thạc sĩ Đỗ Hữu Triết, Giám đốc Công ty TNHH Thái Hưng, người khôi phục nghề pháp lam Huế

Đúng vậy. Và  tháng 6/2009, lần đầu tiên kỹ thuật pháp lam Huế được trình diễn và tôn vinh tại Festival nghề truyền thống Huế 2009, tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu ven sông Hương.

© Ảnh : Nhân vật cung cấpPháp lam Huế trong trang trí nội thất
Pháp lam Huế - tinh hoa nghệ thuật của đất sông Hương núi Ngự - Sputnik Việt Nam
Pháp lam Huế trong trang trí nội thất

Sputnik: Được biết, công ty Thái Hưng của anh - công ty duy nhất ở Việt Nam phục chế Pháp lam trong các cung điện của nhà Nguyễn còn làm ra nhiều dạng sản phẩm khác, như các vật dụng để trang trí ngoại thất, nội thất.

Thạc sĩ Đỗ Hữu Triết, Giám đốc Công ty TNHH Thái Hưng, người khôi phục nghề pháp lam Huế

Hiện tại, Công ty Thái Hưng là đơn vị duy nhất có thể đảm nhận trọng trách phục hồi Pháp lam Huế cổ. Bên cạnh đó công ty còn đưa sản phẩm Pháp lam bước dần ra khỏi phạm vi Cung đình. Những tác phẩm Pháp lam dần được đưa đến với công chúng mang một màu sắc mới mẻ hiện đại, phù hợp hơn với nhu cầu xã hội. Đặc biệt, công ty Thái Hưng với đội ngũ mỹ thuật kinh nghiệm đã nâng Pháp lam từ Mỹ nghệ lên Mỹ thuật.

© Ảnh : Nhân vật cung cấpTranh sen Pháp lam Huế
Pháp lam Huế - tinh hoa nghệ thuật của đất sông Hương núi Ngự - Sputnik Việt Nam
Tranh sen Pháp lam Huế

Với đặc trưng màu sắc riêng biệt, Pháp lam có thế mạnh so với các chất liệu mỹ thuật khác. Cùng với bàn tay tài hoa của các họa sỹ, pháp lam Huế đã xác nhận được vị trí xứng đáng trong làng hội họa.

Sputnik: Tham gia Festival nghề truyền thống Huế năm nay “Tinh hoa nghề Việt”, công ty Thái Hưng sẽ giới thiệu những sản phẩm gì, tinh hoa gì của pháp lam xứ Huế?

Thạc sĩ Đỗ Hữu Triết, Giám đốc Công ty TNHH Thái Hưng, người khôi phục nghề pháp lam Huế

Chúng tôi sẽ đưa ra những tác phẩm hội họa trên chất liệu Pháp lam để giới thiệu. Ngoài ra những tác phẩm mang tính kinh điển như Tượng Phật, Bình, chóe... cũng được trình làng.

© Ảnh : Nhân vật cung cấpPháp lam trong Điện Di Lạc - chùa Bái Đính
Pháp lam Huế - tinh hoa nghệ thuật của đất sông Hương núi Ngự - Sputnik Việt Nam
Pháp lam trong Điện Di Lạc - chùa Bái Đính

Và một bước tiến quan trọng là dòng đèn Pháp lam sẽ được ra mắt. Chúng tôi hi vọng, trong cũ có mới và trong mới có cũ, đáp ứng được nhu cầu văn hóa xã hội đương đại mà vẫn ẩn chứa sâu nét văn hóa truyền thống.

Sputnik: Xin chân thành cảm ơn anh vì những thông tin rất thú vị. Chúc Pháp lam Huế - tinh hoa của nghệ thuật xứ Huế mãi phát triển.

© Ảnh : Nhân vật cung cấpPháp lam trang trí trong Điện Di Lạc - chùa Bái Đính
Pháp lam Huế - tinh hoa nghệ thuật của đất sông Hương núi Ngự - Sputnik Việt Nam
Pháp lam trang trí trong Điện Di Lạc - chùa Bái Đính

P.S. Những năm 2010-2011, phóng viên Sputnik đã có cơ duyên làm việc với Thạc sĩ Đỗ Hữu Triết trong việc đưa Pháp lam Huế vào trang trí Chùa Bái Đính ở Ninh Bình – ngôi Chùa lớn nhất Đông Nam Á. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử Pháp lam được dùng để trang trí chùa. Những bức tranh Pháp lam Huế, như bát bửu phật giáo, hoa sen làm cho không gian bên trong Điện Di Lạc (chùa Bái Đính) sáng hơn, sâu hơn, đẹp huyền bí.

© Ảnh : Nhân vật cung cấpĐiện Di Lạc - chùa Bái Đính được trang trí Pháp lam - hình chụp năm 2011 khi mới trang trí xong
Pháp lam Huế - tinh hoa nghệ thuật của đất sông Hương núi Ngự - Sputnik Việt Nam
Điện Di Lạc - chùa Bái Đính được trang trí Pháp lam - hình chụp năm 2011 khi mới trang trí xong

Những nghệ nhân Pháp lam Huế đang chuyển tải những hoài niệm về nền văn hóa cố đô thành những sản phẩm tinh xảo bằng Pháp lam. Và những sản phẩm đầy chất nghệ thuật ấy, hy vọng rằng, sẽ xuất hiện nhiều hơn trong không gian văn hóa và di tích của nước Việt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала