Chuyên gia: Campuchia sẽ không nhân nhượng EU

© Fotolia / NoppasinwNgôi đền cổ nổi tiếng thế giới Angkor Wat.
Ngôi đền cổ nổi tiếng thế giới Angkor Wat. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Từ quan điểm đạo đức. việc EU áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm gây áp lực chính trị đối với Campuchia là chuyện không thể ủng hộ. Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Ge Hongliang từ Trung tâm ASEAN của Đại học Quốc gia Quảng Tây đã bình luận như vậy về việc Ủy ban EU hủy bỏ một phần ưu đãi thương mại dành cho Campuchia.

Chuyên gia này khẳng định rằng giống như chiếc boomerang, quyết định như vậy sẽ đánh vào lợi ích của người châu Âu.

Đe dọa xuất khẩu của Campuchia

Ngày 12 tháng 2, Ủy ban EU đề xuất thay thế thuế hiện hành bằng thuế nhập khẩu tiêu chuẩn đối với giày giá rẻ, quần áo, tất cả hàng hóa du lịch và đường của Campuchia. Ví dụ, mức thuế tiêu chuẩn cho quần áo là 12%. Ít nhất là theo mức thuế này, giá cả loại hàng hóa Campuchia trước đây có nhu cầu ổn định tại thị trường châu Âu có thể sẽ tăng vọt. Thay đổi thuế quan sẽ có hiệu lực 6 tháng sau, vào ngày 12 tháng 8, nếu chính phủ của các nước EU hoặc Nghị viện châu Âu không bỏ phiếu chặn.

gạo - Sputnik Việt Nam
Campuchia và Myanmar phản đối quyết định của EU áp thuế nhập khẩu gạo

Nhìn chung, khoảng 20% hàng nhập khẩu từ Campuchia sẽ phải chịu mức thuế mới. Tổng số lượng thuế được đề xuất để áp đặt cho hàng xuất khẩu của Campuchia sang EU sẽ là 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD).

Hiện nay, Campuchia được hưởng các ưu đãi theo cơ chế hiện tại của EU “Tất cả mọi thứ, trừ vũ khí” - Everything But Arms (EBA). Cơ chế này áp dụng cho 48 quốc gia nghèo nhất. Campuchia là nước hưởng lợi lớn thứ hai của cơ chế EBA năm 2018, sau Bangladesh. Tổng xuất khẩu của Campuchia sang EU năm 2018 đạt 5,4 tỷ euro (tức 5,9 tỷ USD), cao hơn gấp đôi so với năm 2013.

Đồng thời, ví dụ về Campuchia cho thấy EBA cũng có thể được sử dụng như một công cụ gây áp lực chính trị.

Hun Sen  - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Campuchia kêu gọi ông Trump khôi phục niềm tin giữa hai nước
“Mục tiêu của chúng tôi là để các nhà chức trách Campuchia chấm dứt vi phạm nhân quyền, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với họ nhằm đạt được mục tiêu này”, - đại diện Ủy ban Thương mại EU Phil Hogan cho biết hôm thứ Tư.

Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thương mại như một công cụ gây áp lực chính trị là phương pháp truyền thống của các nước phương Tây, chuyên gia Phil Hogan lưu ý khi trả lời phỏng vấn Sputnik:

“Sử dụng các biện pháp trừng phạt thương mại như một công cụ chính trị là phương pháp truyền thống của Châu Âu và Hoa Kỳ chống các nước Đông Nam Á. Tuy Thủ tướng Hun Sen tuyên bố rằng Campuchia không sợ lệnh trừng phạt của EU, nhưng các biện pháp này thường không có lợi cho cả hai bên. Đối với một đất nước như Campuchia, cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu có tầm quan trọng rất lớn. Đối với EU, việc bãi bỏ các chính sách ưu đãi cũng sẽ dẫn đến những tổn thất đáng kể. Các lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến các hàng hóa như quần áo, giày dép và các sản phẩm công nghiệp nhẹ khác có nhu cầu tại thị trường châu Âu. Chúng tôi không tán thành mối liên hệ như vậy giữa thương mại và chính trị, xuất phát từ quan điểm đạo đức, chúng tôi không ủng hộ hành vi này”.

Campuchia chuẩn bị đối phó trừng phạt

Chuyên gia Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU), bà Nadezhda Bektimirova cho rằng quyết định của EU khá nhạy cảm, nhưng không bi thảm đối với nền kinh tế Campuchia:

"Một số nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ rời đi, vì lao động giá rẻ và thị trường miễn thuế được đảm bảo ở châu Âu là điều kiện hấp dẫn nhất đối với họ. Nhưng điều này không bi thảm, vì chính phủ Campuchia hiểu rằng sẽ có lệnh trừng phạt và họ đang chuẩn bị đối phó. Một số cải cách kinh tế đã được thực hiện để giảm thiểu tác động của lệnh trừng phạt".

Chuyên gia cho rằng chênh lệch giữa mức thuế mới đánh vào hàng hóa so với với thuế ưu đãi là "không đáng kể".

Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Hun Sen mong Việt Nam đầu tư mạnh hơn nữa vào Campuchia

Nhân quyền ở Campuchia

Chuyên gia Ge Hunliang cho rằng Campuchia sẽ không thỏa hiệp với EU trong vấn đề quyền con người.

Đến lượt mình, bà Bektimirova lưu ý rằng ngay sau cuộc tổng tuyển cử năm 2018 ở Campuchia, một "bản đồ lộ trình" đã được thông qua để đưa đất nước đến với dân chủ.

“Như đã biết, các nước EU đánh giá cuộc bầu cử là không dân chủ. Campuchia rất chú ý đến các yêu cầu của EU và đã làm rất nhiều để đáp ứng yêu cầu của châu Âu. Điều này liên quan đến việc giam giữ tù nhân, quyền bình đẳng phụ nữ, hoạt động công đoàn và các tổ chức phi chính phủ, và tự do báo chí. Ông Hun Sen đang hiện đại hóa hệ thống chính trị, nhượng bộ phe đối lập, nhưng điều này không giống như thỏa hiệp với EU. Điều đó cho thấy rằng Campuchia không chịu khuất phục trước bất kỳ áp lực nào từ phía bên ngoài”, - chuyên gia lưu ý khi trả lời phỏng vấn Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала