Ấn Độ sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản nhưng không phải để chống Trung Quốc

© AFP 2023 / INDRANIL MUKHERJEEQuốc kỳ Ấn Độ
Quốc kỳ Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính phủ Ấn Độ có thể mời Nhật Bản tham gia vào cuộc tập trận Mỹ-Ấn Độ "Malabar", mà năm nay cuộc diễn tập sẽ được tổ chức vào tháng Mười. Đó là tin của tờ “The Times of India”.

Bắc Kinh luôn bực tức với cuộc tập trận “Malabar” thậm chí khi nó giới hạn ở quy mô song phương Ấn-Mỹ, vì thế đến nay New Delhi  mời Nhật Bản tham gia các bài tập để không làm trầm trọng thêm mối quan hệ với Trung Quộc. Tại sao Ấn Độ thay đổi chiến lược được lựa chọn trước đó. Trong cuộc đàm đạo với phóng viên Đài "Sputnik", chuyên gia hàng đầu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Boris Volkhonsky cho biết:

Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Nga và Ấn Độ hướng tới nhau
“Theo tôi, việc mời Nhật Bản tham gia cuộc tập trận không phải là quyết định nhất thời. Đây là đường lối chiến lược của Ấn Độ: trước hết thôi thúc các nước láng giềng ở châu Á xích lại gần nhau hơn. Và Nhật Bản, một trong những nước dẫn đầu trong khu vực châu Á, là đối tác lâu năm của Ấn Độ. Trong những năm gần đây, sự hợp tác Ấn Độ-Nhật Bản đang phát triển tích cực. Thứ hai, quyết định này phản ánh chính sách đa hướng của Ấn Độ. New Delhi  không tham gia vào bất cứ liên minh chống lại ai đó mà phát triển quan hệ với các quốc gia, thậm chí với những nước có quan hệ căng thẳng với nhau”.
 
"Sputnik": Nói cách khác, không nên tìm kiếm nguyên nhân thầm kín trong quyết định của Ấn Độ mời Nhật Bản tham gia cuộc tập trận?

Volkhonsky: “Mối quan hệ  giữa Ấn Độ với Trung Quốc là khá phức tạp, mặc dù cả hai nước đều là thành viên của G20, BRICS, và mới gần đây đã bắt đầu thủ tục Ấn Độ gia nhập SCO như một thành viên thường trực. Nhưng, phải hiểu rõ rằng, mối quan hệ Trung — Ấn là vấn đề của Trung Quốc và Ấn Độ. Và mối quan hệ Nhật — Ấn  là vấn đề của Ấn Độ và Nhật Bản. Ở đây không có mâu thuẫn nào. Tức là, Ấn Độ đang phát triển quan hệ với các nước này phù hợp với logic chính sách đối ngoại của mình”.
"Sputnik": Ở đây có dấu vết của Mỹ hay không? Có lẽ, quyết định này  được thông qua dưới áp lực của Mỹ?

Volkhonsky:  “Tôi nghĩ rằng, Mỹ không thể gây áp lực lên Ấn Độ, bởi vì Ấn Độ thực thi đường lối khá độc lập trong chính sách đối ngoại của mình. Nhưng Mỹ đang cố gắng để chuyển trách nhiệm về tình trạng các công việc ở châu Á cho các đồng minh của họ. Tức là, chiến thuật của Hoa Kỳ là đối đầu ủy nhiệm (proxy confrontation). Mỹ không sẵn sàng để đối đầu với Trung Quốc, vì thế họ muốn để các đối tác và đồng minh trong khu vực, kể cả Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, mang một phần của gánh nặng là các vấn đề của họ trong quan hệ với Trung Quốc. Vì thế có thể nói rằng, dù không thể nói về dấu vết trực tiếp của Mỹ, và Ấn Độ đã thông qua quyết định này không phải dưới áp lực của Mỹ, nhưng, nó phù hợp với xu hướng chủ đạo của nền chính trị Mỹ”.

"Sputnik": Tuy nhiên, liệu có thể hy vọng rằng, Ấn Độ sẽ hoạt động thông minh và sẽ không  cho Mỹ hay Nhật Bản lôi cuốn  nước mình vào bất kỳ trò chơi chống Trung Quốc và chống Nga?

Volkhonsky: Có lẽ Mỹ muốn lôi cuốn Ấn Độ vào những liên minh trong tương lai, nhưng ý đồ này không có triển vọng. Tôi xin nhắc lại rằng, Ấn Độ đang phát triển quan hệ với một bên không phải để chống lại bên khác”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала