Bundestag tuyên bố rằng chính sách năng lượng của Đức không liên quan tới Hoa Kỳ

© AFP 2023 / Uli Deck / dpaСhủ tịch Ủy ban Kinh tế và Năng lượng của Quốc hội Đức Klaus Ernst.
Сhủ tịch Ủy ban Kinh tế và Năng lượng của Quốc hội Đức Klaus Ernst. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
BERLIN (Sputnik) - Người Đức muốn mua khí đốt của Nga và muốn duy trì quan hệ với Nga, chính sách năng lượng của Đức không liên quan tới Hoa Kỳ, ông Klaus Ernst, chủ tịch Ủy ban trong Bundestag về kinh tế và năng lượng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Đồng thuận về khí đốt của Nga

"Đối với Đức, tiêu chí quan trọng nhất khi chọn mua loại khí đốt cho mình là giá cả. Một khi khí đốt của vẫn còn Nga rẻ hơn và thân thiện với môi trường hơn so với khí đốt của Mỹ được sản xuất bằng phương pháp fracking (thủy lực cắt phá), thì Đức vẫn chọn mua hàng của Nga... Hiện tại đang có sự đồng thuận rộng rãi trong nước, bao gồm cả Bundestag của Đức, rằng chúng tôi muốn có khí đốt của Nga và muốn duy trì quan hệ với Nga", - ông Ernst nói.

Ông nói thêm rằng, "chuyện chúng ta định hình chính sách năng lượng của mình như thế nào hoàn toàn không liên quan tới người Mỹ". 

“Dòng chảy phương Bắc-2” - Sputnik Việt Nam
Quốc hội Đức phê phán quan điểm của Ukraina về “Dòng chảy phương Bắc-2”

Dự án “Dòng chảy Bắc-2”

Dự án “Dòng chảy Bắc-2” liên quan đến việc xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức. Theo kế hoạch, dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2019. Đường ống sẽ đi qua lãnh hải hoặc các vùng đặc quyền kinh tế của Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.

Ukraina đang tích cực phản đối dự án “Dòng chảy Bắc-2” vì lo ngại mất doanh thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga. Đứng ra chống lại dự án này còn là một số quốc gia châu Âu, bao gồm Ba Lan, Latvia và Litva, cũng như Hoa Kỳ, là quốc gia đang xúc tiến việc tiêu thụ khí đốt tự nhiên hóa lỏng do nước này sản xuất ở EU. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала