Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Liệu vũ khí tối tân của Trung Quốc có hạ được tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông?

© AFP 2023 / Jim WatsonTàu sân bay Mỹ USS Gerald R. Ford
Tàu sân bay Mỹ USS Gerald R. Ford - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khi căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và các nước có chung phần lãnh thổ tranh chấp vẫn chưa được giải quyết triệt để, Bắc Kinh chắc chắn không hề hoan nghênh tàu sân bay Mỹ tiến vào Biển Đông.

Để ngăn chặn những chiến hạm mà Washington gửi đến, Trung Quốc đã tập trung phát triển nhiều loại vũ khí tối tân nhằm tấn công và tiêu diệt tàu chiến Hoa Kỳ.

Vũ khí Trung Quốc có đe dọa được tàu chiến Hoa Kỳ?

Các chỉ trích nhằm vào tàu sân bay Mỹ đã gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ rằng những tàu chiến lớn nhất thế giới sẽ ngày càng gặp nhiều nguy cơ trong thời đại của tên lửa chống hạm dẫn đường chính xác, tầm xa. Trong những năm gần đây, Trung Quốc thường được xác định là cường quốc quân sự có khả năng gây thương vong cho tàu sân bay Mỹ trên biển.

Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan của Mỹ - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hoan nghênh tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông?

Nhưng Hải quân Hoa Kỳ dường như không lo lắng lắm về các cuộc tấn công nhằm vào tàu sân bay so với các nhà quan sát thiếu thông tin quân sự. Trên thực tế, Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, đã tuyên bố hồi đầu năm nay rằng, hiện “chúng ta ít bị tổn thương nhất kể từ thời Thế chiến II đến giờ”.

Một lý do khiến Hải quân không mấy nao núng là vì họ đã đầu tư rất nhiều vào  công nghệ mới nhằm củng cố khả năng phòng thủ của các nhóm tấn công tàu sân bay. Họ cũng đã thay đổi chiến thuật để hoạt động gần Trung Quốc hơn. Nhưng lý do lớn nhất để tự tin nằm ở chỗ những khó khăn mà Trung Quốc sẽ gặp phải khi cố gắng tìm kiếm và theo dõi các tàu sân bay Mỹ.

Cách các tàu sân bay cỡ lớn, chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Hoa Kỳ hoạt động cho thấy có vẻ như chúng sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu. Chúng dài hơn một ngàn feet (hơn 300m), cao 25 ​​tầng và được làm bằng thép phản xạ tín hiệu radar.

Vậy điều gì có thể gây khó khăn cho những tên lửa chống hạm cỡ lớn mà Trung Quốc đã tích lũy? Đầu tiên, đó là những khoảng không gian rất lớn nơi các tàu sân bay hoạt động ở Tây Thái Bình Dương có thể ẩn nấp. Chỉ riêng Biển Đông, một trong những vùng biển giáp với Trung quốc cũng đã có diện tích lên tới 1,4 triệu dặm vuông (3,6 triệu km vuông).

Nếu một tàu sân bay đang tiến hành hoạt động kiểm soát trên biển - giữ cho các tuyến đường biển mở cho các đồng minh quan trọng như Nhật Bản - có thể sẽ vượt ra khỏi chuỗi đảo đầu tiên song song với bờ biển Trung Quốc, và do đó nó có thể ẩn nấp trong vùng biển rộng lớn của Tây Thái Bình Dương. Thật khó có thể tìm thấy bất cứ điều gì trong hàng triệu km vuông trên đại dương, đó là chưa kể các tàu sân bay Hoa Kỳ lại di chuyển liên tục. Siêu tàu sân bay Mỹ sử dụng năng lượng hạt nhân nên gần như không bị giới hạn về phạm vi.

Rào cản công nghệ khiến vũ khí Trung Quốc không thể tiêu diệt tàu chiến Mỹ

Tàu sân bay Mỹ chạy với tốc độ tối đa hơn 30 hải lý/giờ. Với tốc độ như vậy, tàu sân bay Mỹ có thể ở bất kỳ đâu trong khu vực rộng 1.800 km2 sau 30 phút. Khu vực này mở rộng thành 15.500 km2 sau 90 phút.

Two F/A-18 Super Hornets and two Royal Malaysian Air Force Mig 29 Fulcrum fly in formation above aircraft carrier USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Mỹ - Việt Nam "đang làm việc về chuyến thăm thứ hai của tàu sân bay"

Nhưng hãy để lùi lại trong giây lát và xem xét những rào cản mà kẻ tấn công Trung Quốc cần phải vượt qua để nhắm bắn thành công một tàu sân bay. Đầu tiên, họ sẽ phải tìm được con tàu; sau đó họ sẽ phải căn chỉnh mục tiêu vị trí của nó; sau đó họ sẽ phải thiết lập quá trình theo dấu liên tục; sau đó họ sẽ phải thực sự khóa mục tiêu bằng một vũ khí cụ thể; sau đó họ sẽ phải vượt qua hệ thống phòng thủ nhiều lớp của tàu sân bay để tiếp cận mục tiêu; và cuối cùng họ sẽ cần phải đánh giá xem liệu cuộc tấn công có đủ để vô hiệu hóa tàu sân bay hay không.

Hải quân gọi quá trình này là “chuỗi tiêu diệt”. Bởi vì mỗi bước phải được hoàn thành một cách tuần tự, nếu bất kỳ liên kết nào trong chuỗi liên kết bị hỏng thì toàn bộ quá trình bị phá vỡ. Hải quân và các đồng minh đều có kế hoạch phá vỡ từng bước trong chuỗi quy trình này.

Ví dụ: Hãy xem xét bước ban đầu - tìm và xác định vị trí của tàu sân bay. Trung Quốc có một số lựa chọn. Đầu tiên, họ có thể sử dụng radar trinh sát tầm xa. Radar này sử dụng bước sóng dài và dùng tầng điện ly để phản xạ tín hiệu trở lại mặt đất, sau đó tiếp nhận thông tin phản xạ trở lại theo cách tương tự.

Trung Quốc có ít nhất hai radar khổng lồ có thể làm điều này, nhưng hiệu quả của chúng rất khiêm tốn. Việc sử dụng tầng điện ly để phản xạ sóng radar giúp tín hiệu đi xa hơn và không bị ảnh hưởng bởi giới hạn đường chân trời, nhưng đổi lại, chất lượng hình ảnh thu được lại khá thấp và rất khó để xác định mục tiêu một cách chính xác. Ngoài ra, những radar này đều có kích thước lớn, đặt cố định nên càng dễ khiến chúng trở thành mục tiêu ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến.

Lựa chọn thứ hai mà Trung Quốc có là các vệ tinh trinh sát. Họ đã đưa lên quỹ đạo hàng tá thiết bị như vậy, một số giống với các vệ tinh điện tử mà Hải quân Hoa Kỳ sử dụng để giám sát đại dương, một số khác sử dụng cảm biến quang học và radar khẩu độ tổng hợp. Nhưng để xác định chính xác mục tiêu, các vệ tinh phải được đặt trong quỹ đạo trái đất thấp (khoảng 660 dặm (900 km) trên bề mặt trái đất). Ở độ cao đó, với tốc độ quay quanh trái đất 25.749 km/h, các vệ tinh sẽ nhanh chóng biến mất khỏi đường chân trời, và mất không dưới 1h để quay lại vị trí ban đầu.

Biển Đông  - Sputnik Việt Nam
Biển Đông sau một tháng biến động
Hải quân cho rằng để liên tục giám sát các khu vực trên đại dương gần Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ cần thiết lập ba chòm sao vệ tinh theo hướng bắc-nam song song trên quỹ đạo đất thấp, và mỗi chòm sao phải có hàng chục vệ tinh khác nhau để đảm bảo phủ sóng liên tục. Trung Quốc gần như không có hệ thống vệ tinh dày đặc như vậy.

Phương án thứ ba cho Trung Quốc sẽ là máy bay radar có người lái hoặc không người lái. Tuy nhiên, tàu sân bay Mỹ luôn duy trì một vành đai phòng thủ dày đặc trên không trung xung quanh bao gồm máy bay đánh chặn, tên lửa đất đối không, máy bay giám sát và thiết bị gây nhiễu trên không. Không có máy bay Trung Quốc nào có khả năng đến gần và duy trì giám sát liên tục với tàu sân bay Mỹ. Điều tương tự cũng xảy ra cho các tàu mặt nước và tàu ngầm Trung Quốc, vốn thậm chí còn dễ bị tấn công hơn máy bay trên không.

Như vậy, ngay ở bước đầu tiên là xác định vị trí và theo dõi các tàu sân bay cũng đã là việc không dễ dàng. Việc kết nối các thiết bị cần thiết cho nhiệm vụ đó với các hệ thống khác được sử dụng trong những giai đoạn sau của “chuỗi tiêu diệt” sẽ là thách thức lớn, đặc biệt là khi đối phương chỉ có những khoảng thời gian ngắn để “khóa” một mục tiêu liên tục di chuyển. Bất kỳ vũ khí nào được phóng đi nhằm vào mục tiêu (tàu sân bay) sẽ cần phải vượt qua nhiều lớp phòng thủ chủ động và thụ động, bao gồm các biện pháp đối phó điện tử và, trong tương lai, vũ khí laser.

Một số nhà quan sát nhấn mạnh đến mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc với đầu đạn có khả năng cơ động. Tuy vậy, chưa có quốc gia nào phát triển thành công loại tên lửa đạn đạo có thể bám theo mục tiêu di chuyển.

Tầm bắn của tên lửa chống hạm càng dài thì càng cần nhiều dữ liệu cập nhật trong chuyến bay để nhắm trúng mục tiêu đang di chuyển. Vì vậy, nếu không có dữ liệu cảm biến bên ngoài liên tục cập nhật tham số và hệ thống chỉ huy và điều khiển nhanh nhẹn, vũ khí phần lớn sẽ trở nên vô dụng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bình luận việc Trung Quốc đưa vào SGK thông tin sai lệch về Biển Đông

Đây cũng là vấn đề chung cho tất cả các loại vũ khí, dù là vũ khí đạn đạo hay  siêu thanh. Nếu vị trí của tàu mục tiêu không được cập nhật một cách kịp thời và chính xác, đầu đạn sẽ không có khả năng tấn công mục tiêu của nó.

Điểm mấu chốt là Trung Quốc chưa vượt qua được những rào cản trên ở hiện tại cũng như tương lai gần. Quân đội Trung Quốc có thể quấy rối nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Nhưng để nhấn chìm một hàng không mẫu hạm Mỹ, cái giá phải trả có thể sẽ rất lớn.

Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch chi tiết nhằm chống lại chiến lược bành trướng của Trung Quốc, đảm bảo Hoa Kỳ tiếp cận khu vực và tự do hàng hải cho các đồng minh chủ chốt. Tuy nhiên, chương trình hành động cụ thể của Mỹ dựa trên chính thực tế là Hải quân và Thủy quân lục chiến nước này đều có căn cứ, điểm tựa trên biển.

Theo nhà phân tích Loren Thompson, vì Trung Quốc liên tục đưa ra yêu sách đối với phần lớn Biển Đông, Việt Nam rất có thể sẽ chấp nhận sự hiện diện của Quân đội Hoa Kỳ trong khu vực này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала