Trung Quốc bí mật thử nghiệm thiết bị laser dò tàu ngầm trên Biển Đông?

© Depositphotos.com / Tsalkotàu ngầm
tàu ngầm  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các nhà khoa học Trung Quốc đã bí mật phát triển thiết bị laser có khả năng phát hiện và theo dõi tàu ngầm trên Biển Đông ở độ sâu tới 500m.

Trung Quốc phát triển công nghệ quét laser dò tàu ngầm trên Biển Đông

Theo SCMP, các nhà nghiên cứu ở miền đông Trung Quốc cho biết họ đã phát triển một thiết bị sử dụng công nghệ quét laser từ trên không giúp phát hiện các vật thể dưới nước ở độ sâu chưa từng có. Theo đó, giới khoa học tin tưởng công nghệ này sẽ sớm được sử dụng để theo dõi tàu ngầm trên Biển Đông.

Nhóm nghiên cứu từ Viện Quang học và Cơ học Thượng Hải (SIOM) tiết lộ thiết bị này có thể phát hiện các vật thể mục tiêu sâu hơn 160 mét (525 feet) dưới mực nước biển, gấp đôi so với khả năng hiện hành các thiết bị được sử dụng ngày nay trên thế giới.

 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời báo chí và thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về Bãi Tư Chính và giàn khoan Trung Quốc ở Biển Đông

“Đây là lần đầu tiên công nghệ quét laser từ trên không dò tàu ngầm đạt được độ sâu đó và còn có nhiều tiềm năng cải thiện hơn nữa”, Viện nghiên cứu cho biết trên trang web chính thức của mình.

SCMP khẳng định, hệ thống quét laser từ trên không của Trung Quốc đã được thử nghiệm trên Biển Đông vào tháng 4 năm 2019 và kết quả vừa được công bố trong tháng này.

“Công nghệ này cung cấp hỗ trợ kỹ thuật mạnh mẽ cho vệ tinh viễn thám sử dụng tia laser để khảo sát đối tượng từ xa”, Viện nghiên cứu khẳng định.

Viện Quang học và Cơ học Thượng Hải (SIOM) có liên quan đến chương trình Guanlan, hay còn gọi là Sea Watcher của Trung Quốc, một kế hoạch tham vọng của Bắc Kinh nhằm chế tạo một vệ tinh dùng chùm sáng tia laser để phát hiện và theo dõi các mục tiêu ở độ sâu 500 mét dưới đại dương - vượt xa hầu hết các độ sâu hoạt động của tàu ngầm hiện nay.

Thiết bị dò laser của Trung Quốc hoạt động như thế nào?

Nhóm nghiên cứu của Viện Quang học và Cơ học Thượng Hải do Giáo sư Chen Weibiao dẫn đầu đã sử dụng chùm tia được tạo bởi các tia laser màu xanh lá cây và màu xanh lam. Giống như ánh sáng kể cả là tia laser, dạng ánh sáng thuần nhất, tán xạ trong nước nhanh hơn trong không khí, theo các nhà khoa học, chùm tia này phải rất mạnh để đi sâu xuống đáy biển.

© Ảnh : Chinese Academy of SciencesNhóm nghiên cứu từ Viện Quang học và Cơ học Thượng Hải (SIOM)
Trung Quốc bí mật thử nghiệm thiết bị laser dò tàu ngầm trên Biển Đông? - Sputnik Việt Nam
Nhóm nghiên cứu từ Viện Quang học và Cơ học Thượng Hải (SIOM)

Đại diện các nhà khoa học khẳng định, thiết bị sẽ làm tốt hơn như thế khi tăng độ mạnh của chùm sáng và sử dụng các ánh sáng xanh lá, xanh lam để giúp nó tiến sâu dễ dàng vào lòng biển.

Tàu của hải cảnh Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc muốn làm bá chủ ở Biển Đông?
Nhóm nghiên cứu của GS. Chen cũng đã phát triển thiết bị dò có độ nhạy cao, có thể thu được tín hiệu chỉ cần một photon duy nhất phản xạ từ mục tiêu, cho phép thiết bị phát hiện các vật thể sáng gần bề mặt cũng như các mục tiêu ẩn sâu dưới lòng đất.

Theo SCMP, nhóm nghiên cứu của Viện Quang học và Cơ học Thượng Hải không tiết lộ vị trí hay môi trường tiến hành thí nghiệm, nhưng một bức ảnh được đăng trên trang web của Viện cho thấy chùm tia phát ra từ một chiếc máy bay bay trên mây. Những thí nghiệm này thường được tiến hành từ độ cao 500-1.000 mét (1.600-3.200 feet).

Trung Quốc có đang ngầm tham gia chạy đua vũ trang?

Công nghệ quang học đang trở thành mũi nhọn tiền tuyến trong cuộc chạy đua vũ trang. Laser có thể được sử dụng để theo dõi các vật thể ngầm mà sonar không phát hiện được, chẳng hạn như tàu ngầm với động cơ cực kỳ êm được trang bị vật liệu hấp thụ âm thanh. Laser cũng có thể giúp theo dõi ngay cả những tàu ngầm có chế độ khử từ với ký hiệu từ rất khó phát hiện.

Thêm vào đó, công nghệ laser cũng có thể phát hiện sóng do mục tiêu khi đang di chuyển tạo ra và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ mà nó tạo ra trong nước.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Mỹ đã có cách giúp Việt Nam đối đầu với Trung Quốc?

Song Chengtian, Phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Bắc Kinh, chuyên gia nghiên cứu về công nghệ laser nhận xét, công nghệ dưới nước đang là hướng nghiên cứu thu hút sự quan tâm của quân đội và giới nghiên cứu nhiều quốc gia trong nhiều thập kỷ.

“Mặc dù đã có những nỗ lực to lớn, độ sâu đạt tới ở thời điểm hiện tại vẫn còn quá nông. Một lý do có thể dùng để lý giải ở đây chính là các thiết bị laser gắn trên máy bay hoặc vệ tinh thường nhỏ gọn và do đó sức mạnh của chúng bị hạn chế ”, ông Song nói.

“Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu Thượng Hải có thể đã đạt được bước đột phá mới trong công nghệ quan trọng này”, vị PGS Song Chengtian nhận xét.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, GS. Chen đã phát triển thiết bị laser cho chương trình thám hiểm mặt trăng “Hằng Nga 4” của Trung Quốc trong năm nay.

“Một hệ thống laser trên không gian đòi hỏi độ tin cậy cao, công suất cao và chất lượng chùm tia cao, nhưng đồng thời nó phải được thu nhỏ để đáp ứng các yêu cầu của môi trường hàng không vũ trụ”, Xinhua dẫn lời ông Chen cho biết.

Tham vọng giám sát toàn cầu của Trung Quốc

Theo SCMP, những năm trở lại đây, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào đổi mới mạnh mẽ phần cứng cốt lõi quân sự quốc phòng gồm hàng loạt dự án tham vọng như công nghệ chống tàu ngầm. Năng lực quân sự của quốc gia này ngày càng phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị thế tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương và vươn rộng ra khắp thế giới.

Vào thời điểm năm 2017, giới nghiên cứu Trung Quốc gây chú ý khi tuyên bố tạo ra bước đột phá trong công nghệ phát triển từ tính của tàu ngầm. Theo truyền thông, đây cũng là dự án mà nhóm các nhà khoa học do GS. Chen từ Viện Quang học và Cơ học Thượng Hải tiến hành.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đề xuất với Việt Nam thỏa thuận về những bất đồng ở Biển Đông

Thiết bị dò mà Trung Quốc đang phát triển có thể tìm ra những rối loạn nhỏ nhất từ từ trường trái đất do các vật thể kim loại như tàu ngầm phát ra. Nhóm nghiên cứu cũng đang tìm hiểu và thiết kế cảm biến sử dụng công nghệ lượng tử tiên tiến để khảo sát những hiện tượng bất thường trong dòng hải lưu mà tàu ngầm khi di chuyển tạo ra.

Chính những thiết bị định vị thủy âm tiên tiến cũng đang được Trung Quốc triển khai dưới đáy biển khu vực Guam và Biển Đông. Nhóm các nhà khoa học cho biết, họ đã chế tạo được nhiều thiết bị có thể nghe được âm thanh tần số thấp từ khoảng cách lên đến 1000km.

Tham vọng “bành trướng” của Bắc Kinh còn thể hiện ở các dự án tàu lượn dưới nước và tàu ngầm không người lái tốc độ cao để thu thập thông tin quy mô lớn trên phạm vi toàn cầu. Dự án siêu máy tính Deep Blue Brain đang được các nhà khoa học phát triển tại Thanh Đảo, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020, chính là dự án siêu máy tính mạnh nhất hành tinh. Theo Trung Quốc, tốc độ xử lý nhanh hơn gấp 1000 lần so với các siêu máy tính hiện có.

Cùng với công nghệ laser đang được chính phủ Trung Quốc đầu tư phát triển, rất có thể, các tín hiệu thu được từ vệ tinh cũng như những hệ thống khảo sát và thăm dò tàu ngầm dưới biển sâu sẽ được gửi về các siêu máy tính ở Thanh Đảo để nghiên cứu và phân tích.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала