Báo Trung Quốc: Việt Nam bất lực trước Covid-19 nên gây chuyện ở Biển Đông

© AP Photo / Peng PengBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Báo Trung Quốc nói Việt Nam xâm phạm Biển Đông. Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của Trung Quốc tuyên bố Việt Nam gây căng thẳng trên Biển Đông ngay ở thời điểm này vì Chính phủ đang bất lực với việc kiểm soát đại dịch Covid-19 và cố gây căng thẳng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Theo Hoàn Cầu, việc quần đảo Tây Sa (Xisha, Hoàng Sa theo cách gọi của Việt Nam) ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc là điều không thể chối cãi. Nhưng Việt Nam lại cho tàu đánh bắt cá ở vùng biển thuộc sự quản lý của Bắc Kinh và sau đó đánh lừa dư luận bằng những tuyên bố sai trái và các cáo buộc sai lệch chống lại Trung Quốc.

Tờ báo Trung Quốc cũng cho rằng Việt Nam liên minh, thông đồng với Mỹ để bêu xấu Bắc Kinh. Cả Washington và Hà Nội đều thích đổ dầu vào lửa để đạt mục tiêu chính trị.

Chuyên gia Việt Nam, Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), thuộc ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM đã có những phân tích, bình luận bác bỏ quan điểm sai trái của học giả Trung Quốc Thành Hán Bình (Cheng Hanping) và chỉ rõ, ai mới là kẻ đi nói dối về những căng thẳng trên Biển Đông.

Báo Trung Quốc: Vì sao Việt Nam xâm phạm Biển Đông vào lúc này?

Liên quan đến những căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua, như vụ đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi ở Hoàng Sa, việc Việt Nam trình công hàm phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), một trong những cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 11 tháng 4 đã có bài viết bình luận vì sao Việt Nam lại quyết xâm phạm Biển Đông ở thời điểm này. Tác giả bài viết là Giáo sư Thành Hán Bình (Cheng Hanping), chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Hợp tác Sáng tạo, Viện Nghiên cứu Biển Đông, Đại học Nam Kinh.

Đội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang  ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Việt Nam quyết không để Trung Quốc chiếm Biển Đông

Theo Hoàn cầu, một tàu đánh cá Việt Nam ngoài khơi quần đảo Tây Sa (Xisha, theo cách gọi của Bắc Kinh) đã “đâm vào mũi tàu” của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc (Hải cảnh CCG của Trung Quốc) hồi đầu tháng tư này.

“Nhưng Việt Nam lại lên tiếng chính thức phản đối Trung Quốc và đổ lỗi cho tàu Hải cảnh của chúng ta. Chưa hết, Hà Nội còn nỗ lực kêu gọi Trung Quốc phải bồi thường cho vụ chìm tàu cá nêu trên”, báo Hoàn Cầu viết.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Hai ra tuyên bố về vụ việc, đồng thời khẳng định quan điểm đứng về phía ủng hộ Việt Nam và liên tục buộc tội Trung Quốc.

“Khi đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới, Hoa Kỳ lại một lần nữa gắn kết với Việt Nam vì những động cơ thâm sâu, kín kẽ. Sự hợp tác của Hà Nội và Washington, đặc biệt là với những hành động của Việt Nam trong việc khơi dậy thái độ chống đối Trung Quốc, đã phản ánh thực tế mối liên kết này”, Thời báo Hoàn Cầu bình luận, gọi quan điểm thống nhất của Việt Nam và Mỹ về vấn đề Biển Đông là “sự thông đồng”.

Theo cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đang chiến đấu gian khổ chống lại Covid-19, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ban hành lệnh “bế quan” với Trung Quốc, tạm dừng phục vụ các ngành du lịch, hàng không trong và ngoài nước, đưa công dân Việt Nam rời khỏi Trung Quốc. Theo Hoàn Cầu, những động thái phòng, chống dịch do coronavirus gây nên của Việt Nam phù hợp với mong muốn của Hoa Kỳ.

“Tiếp đến, có vẻ như Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, nhưng chỉ cần xem xét kỹ hơn, Hà Nội đang nhằm mục đích đẩy Trung Quốc vào tình thế khó xử”, Hoàn Cầu nhận xét.

Tuy nhiên, tờ báo Trung Quốc cũng phải thừa nhận, trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã có những chiến lược hành động hiệu quả để ngăn chặn virus corona lây lan trong nước và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khen ngợi.

Tuy nhiên, những trường hợp mắc Covid-19 được xác nhận tại Việt Nam đã tăng theo cấp số nhân kể từ đầu tháng ba. Bộ Y tế nước này đã báo cáo 257 trường hợp (tính đến 11/4) với hàng chục ngàn người được theo dõi. Nhiều người lo lắng rằng Việt Nam có thể sẽ trải qua một đợt bùng phát dịch bệnh dữ dội vào giữa tháng Tư”, Hoàn Cầu ngay lập tức đổi giọng phủ nhận những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm  - Sputnik Việt Nam
Coronavirus, Biển Đông và phản động: Bộ Công an lên tiếng

Tờ báo cũng phân tích, tại Việt Nam, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình khôi phục hoạt động kinh doanh sản xuất với nỗ lực phòng chống dịch bệnh ngày càng trở nên quyết liệt hơn trong bối cảnh chịu áp lực suy giảm các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đáng kể.

“Có tới 300 doanh nghiệp tại Việt Nam phải tạm dừng hoạt động trong khi nhiều doanh nghiệp khác đã thu hẹp sản xuất do dịch bệnh bùng phát. Hơn 40.000 nhân viên, công chức, lao động trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu việc làm”, Hoàn Cầu nêu.

Tờ báo Trung Quốc tiếp tục, trong bối cảnh đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trình công hàm phản đối Trung Quốc và yêu cầu bồi thường sau khi “tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc và còn làm hỏng” một tàu Hải cảnh nước này.

“Không thể chối cãi rằng quần đảo Tây Sa (Xisha – Hoàng Sa theo cách gọi của Việt Nam) ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc. Nhưng Việt Nam lại cố gắng đánh bắt cá ở vùng biển thuộc chủ quyền của nước ngoài và sau đó “tung hỏa mù” lừa dư luận công chúng bằng những tuyên bố sai trái và các cáo sai lệch chống lại Trung Quốc”, Hoàn Cầu khẳng định.
“Xem xét những chiến thuật do chính phủ Việt Nam áp dụng khi bắt đầu đại dịch, sẽ hợp lý khi thấy rằng Hà Nội có ý định chuyển sự chú ý khỏi áp lực trong nước gần đây và sự bất lực trong việc xử lý, kiểm soát đại dịch Covid-19 sang gây căng thẳng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc”, Thời báo Hoàn Cầu nêu quan điểm.

Tờ báo Trung Quốc còn nêu lại vụ việc ngày 23 tháng 10 năm 2017, Ủy ban Châu Âu ra "thẻ vàng" đối với Việt Nam, cảnh báo Hà Nội có thể phải chịu lệnh cấm xuất khẩu thủy sản nếu như không nỗ lực giải quyết việc khai thác đánh bắt cá bất hợp pháp, trái phép và không được kiểm soát (IUU).

“Ngoài việc đánh bắt trái phép trong vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, ngư dân Việt Nam đã xâm nhập trái phép vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia, suýt gây ra xung đột vũ trang với chính quyền Indonesia. Các sự cố tương tự cũng bị phát hiện ở Philippines, Malaysia và các nơi khác”, tờ báo Trung Quốc viết.

Theo Hoàn Cầu, Chính phủ Việt Nam không hề đề cập gì đến 8 ngư dân đã được cứu mà không có bất kỳ thương tích nào sau khi “đâm vào tàu Trung Quốc”, theo tờ báo, đây không phải là một cách tiếp cận khôn ngoan và có lợi cho việc giải quyết xung đột giữa hai bên.

“Rõ ràng, Việt Nam không có ý định nỗ lực nhanh chóng giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, không khó để phân biệt ai mới đang nói dối. Ngoài ra, Trung Quốc có đủ bằng chứng video về những gì thực sự xảy ra trong vụ va chạm đó để chứng minh sự vô tội của mình”, Hoàn Cầu nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm  - Sputnik Việt Nam
Coronavirus, Biển Đông và phản động: Bộ Công an lên tiếng
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc nên tập trung hỗ trợ những nỗ lực quốc tế chống lại đại dịch Covid-19 và nhấn mạnh Bắc Kinh nên ngừng lợi dụng sự mất tập trung hoặc thực tế dễ bị tổn thương của các quốc gia khác để mở rộng yêu sách phi pháp của mình ở Biển Đông.

“Bằng cách liên kết sự cố đánh bắt cá vi phạm IUU với những nỗ lực phòng chống đại dịch, Mỹ một lần nữa cố gắng chính trị hóa vấn đề đối ngoại bằng việc chĩa mũi nhúng tay vào việc của nước khác để bêu xấu Trung Quốc”, Thời báo Hoàn Cầu cho biết.

Việc Hoa Kỳ “chống lưng” và “hỗ trợ kịp thời” cho Việt Nam sẽ khuyến khích chính phủ và ngư dân nước này tăng cường tham gia đánh bắt cá IUU, tức nhiều khả năng sẽ mạnh dạn hơn trong các hành vi xâm phạm lợi ích và quyền lợi của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh Quần đảo Hoàng Sa.

“Những vụ việc như vậy có khả năng làm leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ lại coi đây là cơ hội để bới móc lỗi lầm của Trung Quốc. Dù sao, cả Mỹ và Việt Nam đều thích châm dầu vào lửa để đạt được mục tiêu chính trị của mình”, báo Hoàn Cầu khẳng định.

Phục hưng dân tộc Trung Hoa: Báo Trung Quốc bóp méo sự thật về Biển Đông

Trung Quốc đang tiến hành đẩy mạnh đưa tin không đúng sự thật về biển Đông không chỉ trên thực địa mà trên cả các phương tiện truyền thông.

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), một trong những cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 11/4 đã có bài viết: “Tại sao Việt Nam (VN) xâm phạm biển Đông vào thời điểm này?”.

Cùng với đó, Giáo sư người Mỹ Mark J. Valencia (thỉnh giảng cao cấp tại Viện Nghiên cứu quốc gia về biển Đông, Hải Khẩu, Hải Nam, Trung Quốc) cũng có những bài viết xuyên tạc sự thật về biển Đông.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phản đối Trung Quốc lên LHQ về Biển Đông: Bộ Ngoại giao lên tiếng

Nhận định về bài viết trên Thời báo Hoàn Cầu, Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), thuộc ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM chia sẻ với Pháp luật TP.HCM, cho rằng bài báo rất vô lý khi lên án Việt Nam bịa đặt thông tin về vấn đề Biển Đông để chuyển hướng dư luận trong nước nhằm che giấu việc xử lý dịch bệnh không hiệu quả. Nội dung bài báo không chỉ xuyên tạc sự thật mà còn dựng lên những góc nhìn của thuyết âm mưu hoàn toàn phi lý.

Theo học giả Trung Quốc Thành Hán Bình (Cheng Hanping),“Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, đổ lỗi cho tàu Hải cảnh Trung Quốc, rồi lại còn đòi bồi thường”. Giọng điệu của Cheng giống với phát ngôn vô lý của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trước đó.

Tuy nhiên, các bằng chứng thực tế cho thấy tàu Hải cảnh Trung Quốc đã cố tình khiêu khích và đâm vào tàu cá của Việt Nam. Ngay sau vụ việc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Về phía Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Thu Hằng đã trao đổi với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía nước bạn điều tra làm rõ, xử lí nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh Trung Quốc vi phạm, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại của ngư dân Việt Nam.

Tàu Jinggangshan của Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam
Biển Đông và Covid-19: Xung đột mới giữa Việt Nam và Trung Quốc

Quan điểm của phía Việt Nam được phía Bộ Ngoại giao Philippines cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, các nghị sĩ Mỹ ủng hộ. Các nước còn trực diện chỉ trích hành xử phạm pháp của tàu Trung Quốc trên biển.

“Cách hành xử phi pháp, nặng tính khiêu khích từ phía TQ đã khiến an ninh biển Đông càng thêm bất ổn. Không dừng lại ở việc bẻ cong sự thật, bài viết đã cố tình kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc bằng cách khơi gợi “tâm lý nạn nhân”. Trong dòng chủ lưu của phương châm “phục hưng dân tộc Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhiều bài viết của Trung Quốc đã theo quan điểm “diều hâu” để truyền tải thông điệp Trung Quốc đang bị hà hiếp và cần phải phản kháng.” – TS. Huỳnh Tâm Sáng nhận định.

Cũng theo nhà nghiên cứu này, bài viết trên Thời báo Hoàn cầu còn đi xa hơn khi cho rằng: “Việt Nam đã cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài và sau đó đánh lừa công chúng bằng những tuyên bố sai trái và các cáo buộc chống lại Trung Quốc”. Quan điểm này trùng lặp với nội dung bài viết của Giáo sư Mark J. Valencia trên báo South China Morning Post mới đây.

Theo phân tích của TS Huỳnh Tâm Sáng, luận điểm này hoàn toàn trái thực tế bởi chính tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá Việt Nam khi tàu cá này đang hành nghề tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.

Bên cạnh đó, thông tin phía Việt Nam đưa ra về vụ đâm tàu rất rõ ràng, minh bạch, bao gồm đội ngũ trên tàu, số hiệu của tàu, thời gian và địa điểm xảy ra vụ việc, có tiếng nói của người trong cuộc. Báo chí quốc tế cũng đã vào cuộc tìm hiểu và xác minh thông tin. Những hình ảnh do ngư dân Việt Nam cung cấp hoàn toàn phù hợp với tình hình. Vì vậy truyền thông, dư luận lẫn giới chính trị gia các nước đều đứng về phía Việt Nam.

Ngược lại, phía Trung Quốc chỉ đưa tin một chiều, đồng thời không cung cấp được bằng chứng cụ thể việc tàu cá Việt Nam xâm phạm Biển Đông cũng như “đâm vào” tàu Hải cảnh Trung Quốc. Cáo buộc này chính là hành động vu khống, bêu xấu hình ảnh Việt Nam để đề cao (tính chính nghĩa) vốn không có của Trung Quốc. Cũng vì thế, truyền thông, dư luận và chính trị gia một số nước đã chỉ trích Trung Quốc.

Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc ở Biển Đông

Phản hồi về sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế nói chung cũng như Mỹ nói riêng, ông Cheng Hanping cho rằng Mỹ công khai đứng về phía Việt Nam và buộc tội Bắc Kinh. Ông Cheng cho rằng cả Việt Nam và Mỹ cố tình đứng về cùng phía để chống lại Trung Quốc.

“Thông điệp này của Trung Quốc không mới, nó chỉ là cái cớ để Bắc Kinh đưa ra thông điệp phản hồi tương ứng rằng “những gì Trung Quốc làm ở Biển Đông là để phòng thủ”, vị chuyên gia Việt Nam nhận định.

Ông Thành Hàn Bình, cũng như nhiều học giả vô lý bênh Trung Quốc ở biển Đông đã hiểu sai vì cho rằng có sự hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ cùng “chống Bắc Kinh” nhưng thực tế thì không hề tồn tại mối quan hệ này.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Tranh chấp ở Biển Đông: Việt Nam phản đối Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc

Việt Nam luôn khẳng định đường lối ngoại giao “ba không” (không tham gia các liên minh quân sự, không dựa vào nước này để chống nước kia, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam) như quan điểm nêu rõ tại Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam vừa công bố.

Bên cạnh đó, phía Mỹ cũng công khai ủng hộ đường lối ngoại giao này. Việt-Mỹ cùng hợp tác phát triển nhiều lĩnh vực là xu hướng chung của thế giới, khi toàn cầu hóa nêu cao vai trò hợp tác và phân bố nguồn lực, lao động.

TS. Huỳnh Tâm Sáng cho biết: “Như vậy, những tuyên bố từ phía Mỹ ủng hộ Việt Nam hoàn toàn dựa trên thực tế vụ việc. Các thông điệp chỉ tập trung phản bác cách hành xử của Trung Quốc trên biển Đông, kêu gọi phía Trung Quốc hành xử theo chuẩn mực và luật pháp quốc tế và nêu cao tính chính nghĩa của Việt Nam. Quan trọng là không có bất kỳ ý kiến nào khơi gợi tình cảm chống Trung Quốc như Thành Hàn Bình đã viết”.

Học giả Thành trong bài viết của mình còn cho rằng việc Mỹ chỉ trích Trung Quốc sẽ “khuyến khích chính phủ và ngư dân Việt Nam tham gia đánh bắt cá”, và việc này có thể “xâm phạm lợi ích và quyền lợi của Trung QUốc” tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời cả Mỹ và Việt Nam đang cố gắng để đạt được mục tiếu chính trị của mình, làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam.

“Cheng ngụy biện rất rõ qua cách viết như vậy”, TS Huỳnh Tâm Sáng nói. Cần căn cứ theo luật pháp quốc tế khẳng định rõ là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Mọi hành động của Việt Nam trên biển đều dựa trên luật quốc tế, chứ không phải dựa vào sự ủng hộ từ phía Mỹ.

Từ trước đến nay, hợp tác Việt-Mỹ đều nằm trong khuôn khổ luật quốc tế và trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Cả hai đều hướng tới việc thúc đẩy lợi ích song phương, đảm bảo đúng luật pháp và chuẩn mực quốc tế, và hướng đến hoà bình, ổn định cho khu vực. Cũng dễ hiểu khi Mỹ ủng hộ việc ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở quần đảo Hoàng Sa khi việc này hoàn toàn đều dựa vào luật pháp.

Chính Trung Quốc cảm ơn Việt Nam hỗ trợ chống dịch Covid-19

Trong bài viết của mình tác giả Thành Hàn Bình cũng cho rằng Việt Nam muốn “chuyển sự chú ý khỏi áp lực trong nước gần đây và sự bất lực trong việc xử lý đại dịch sang gây căng thẳng quan hệ Việt Nam – Trung Quốc”. Theo vị chuyên gia Việt Nam, nhận định này là hết sức vô lý.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia chống đại dịch Covid-19 hiệu quả được cộng đồng quốc tế ghi nhận, trong đó có chính phủ nhiều nước và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Các ngư dân làm các thang sắt để lên, xuống với các tàu thuyền đang neo đậu ở phía dưới cầu Diễn Kim tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đâm chìm tàu, bắt ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa: Thói vô nhân đạo

 Điều này có thể đươc chứng minh thông qua số liệu truyền thông quốc tế: Từ số ca nhiễm thấp, chưa có ca tử vong, đến việc chuẩn bị, triển khai hệ thống giường bệnh, vật tư y tế, v.v.

 Thậm chí, Việt Nam còn hỗ trợ nhiều nước khác chống dịch, gần nhất là sản xuất hàng trăm ngàn bộ đồ bảo hộ giúp Mỹ, Đức. Dư luận quốc tế đánh giá cao vai trò Việt Nam không chỉ trong cuộc chiến chống dịch do coronavirus trong nước mà còn vai trò đồng hành các nước khác cùng vượt qua gia đoạn khó khăn này.

Từ tháng 2/2020, chính Việt Nam đã hỗ trợ Trung Quốc đối phó dịch bệnh thông qua việc gửi các trang thiết bị, vật tư y tế viện trợ đồng thời động viên tinh thần nhân dân Trung Quốc vượt qua đại dịch. Rõ ràng, tinh thần tương thân tương ái đã thể hiện rất cụ thể, cả ở khía cạnh vật chất và tinh thần. Điều này cũng đã được đại sứ Trung Quốc Hùng Ba khẳng định.

Hay hôm 19/2, Chính Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã ghi nhận và cảm ơn Việt Nam sẻ chia, hỗ trợ Trung Quốc trong việc phòng chống dịch, đồng thời đánh giá cao kết quả công tác phòng chống dịch tại Việt Nam.

Việc ông Cheng Hanping cho rằng Chính phủ và nhân dân Việt Nam chống dịch Covid-19 không hiệu quả là hoàn toàn trái với tinh thần phát ngôn và tuyên bố chính thức của đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала