Tấn công virus. Liệu vắc-xin có thể đánh bại được đại dịch?

© REUTERS / UPMC / HandoutNhà nghiên cứu từ Đại học Pittsburgh chế tạo vắc-xin chống lại coronavirus mới
Nhà nghiên cứu từ Đại học Pittsburgh chế tạo vắc-xin chống lại coronavirus mới - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những ca đầu tiên nhiễm virus corona mới SARS-CoV-2 đã được ghi nhận vào tháng 12 năm 2019. Trong vòng một tháng, các nhà khoa học đã đánh giá mức độ lây lan của virus. Hệ số lây nhiễm (R0) - nghĩa là có bao nhiêu người có thể bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh - từ 1,4 đến 4.

Bây giờ có bằng chứng cho thấy chỉ số lây nhiễm của virus corona mới là cao gấp đôi ước tính ban đầu - khoảng 5,7. Vì vậy, sẽ rất khó để ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh nếu không có vắc-xin. Đây là quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới.

Mấy triệu sinh mạng

Bệnh sởi là một trong những bệnh nhiễm trùng dễ lây lan nhất trên thế giới. Mầm bệnh của nó, giống như SARS-CoV-2, thuộc về virus RNA. Virus sởi có hệ số R0 ước tính vào khoảng 12 - 18, và đôi khi còn cao hơn. Virus gây bệnh lan truyền qua đường không khí, nếu hít phải không khí bị nhiễm virus hoặc chạm vào bề mặt bị nhiễm. Hơn nữa, có nguy cơ bị nhiễm vào cuối giai đoạn ủ bệnh, khi bệnh nhân chưa có triệu chứng. 

Đó là lý do tại sao trong thời kỳ trước tiêm chủng, hầu hết tất cả mọi người ở dạng này hay dạng khác đều bị bệnh sởi, 10% trong số họ đã chết. Nói cách khác, dịch sởi cướp đi sinh mạng của khoảng 2,6 triệu người mỗi năm. Một phần ba những người bị nhiễm đã chịu các biến chứng nặng nề - mù lòa, viêm não, tiêu chảy, viêm phổi. Các vụ dịch thường xảy ra cứ mỗi 2 đến 4 năm.

Tất cả đã thay đổi vào đầu những năm 1960, khi nhà vi trùng học người Mỹ Maurice Hilleman phát triển vắc xin sởi được kết hợp với quai bị và rubella (MMR). Đó là một hỗn hợp của virus sống đã làm suy giảm của ba bệnh. 

Ở Hoa Kỳ trẻ em bắt đầu được tiêm phòng vào năm 1963. Bốn năm sau, số ca nhiễm sởi ở nước này đã giảm xuống còn vài nghìn người, mặc dù trước đó con số này đã lên tới 700-800 nghìn người mỗi năm. Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, trong 20 năm đầu tiên thực hiện chương trình tiêm vắc-xin sởi, Hoa Kỳ đã ngăn ngừa được khoảng 52 triệu trường hợp mắc bệnh. 

Bệnh viện Severo Ochoa ở Tây Ban Nha. - Sputnik Việt Nam
Những người nguy hiểm nhất: Đối tượng siêu lây nhiễm

Ở Liên Xô, chương trình tiêm phòng sởi hàng loạt bắt đầu được thực hiện vào năm 1967. Trước đó, chín trong số mười trẻ em dưới 10 tuổi đã mắc bệnh này. Nhờ tiêm phòng, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm gấp 10 lần và tỷ lệ tử vong - 140 lần.

Ho gà gây chết người 

Một bệnh nhiễm trùng thời thơ ấu khác có hệ số lây nhiễm cao như bệnh sởi là bệnh ho gà do vi trùng Bordetella pertussis gây ra. Virus gây bệnh cũng lan truyền qua đường không khí. Một người bị nhiễm bệnh có thể lây nhiễm tới 17 người. Thậm chí trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh, vì không có khả năng miễn dịch bẩm sinh đối với căn bệnh này. Bệnh nhân bị ho nặng liên tục, đôi khi kéo dài trong nhiều tháng, và có thể có những biến chứng nghiêm trọng - viêm phổi và viêm não.

Trước khi phát minh ra vắc-xin và tiêm chủng hàng loạt, mà chương trình tiêm chủng đã bắt đầu được thực hiện vào những năm 1950-1960, tỷ lệ mắc bệnh ho gà chỉ đứng thứ hai sau bệnh sởi. Các dịch bệnh ho gà đã xảy ra cứ mỗi 3 đến 4 năm. 

Antonio Guterres - Sputnik Việt Nam
TTK LHQ nhận định năm 2020 thế giới có thể mất hàng trăm nghìn trẻ em

Những thí nghiệm tiêm chủng đầu tiên khá nhanh chóng không chỉ làm giảm số ca nhiễm mới mà còn làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Ví dụ, sau khi Liên Xô bắt đầu tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà trong năm 1959, đến năm 1960, số ca nhiễm mới đã giảm gần một nửa - từ 428 xuống còn 223 ca nhiễm trên một trăm nghìn dân. Đến năm 1970, ở Liên Xô chỉ ghi nhận 17 trường hợp nhiễm bệnh trên một trăm nghìn dân. Đồng thời, tỷ lệ tử vong đã giảm mạnh - từ 2,6 trường hợp năm 1959 xuống còn 0,03 ca tử vong trong năm 1969.

Tại Hoa Kỳ, trước khi nước này bắt đầu thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, đã có từ 150 đến 300 nghìn người mắc ho gà mỗi năm. Bảy nghìn người trong số họ đã chết. Hiện nay, ở Hoa Kỳ chỉ có 13,5 nghìn người mắc bệnh này mỗi năm, và số ca tử vong không vượt qua mốc 10. 

Căn bệnh đã bị xóa sổ 

Trong nửa đầu thế kỷ trước, bệnh bại liệt đã làm liệt hàng nghìn trẻ em mỗi năm. Căn bệnh này đã trở thành đại thảm họa đối với nhiều quốc gia. Tác nhân gây bệnh bại liệt có khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài rất lâu. Trong nước, ở nhiệt độ thường, virus bại liệt sống tới một trăm ngày, trong phân đến sáu tháng, nó không nhạy cảm với chất tẩy rửa và thuốc kháng sinh. 

© Sputnik / Lev Ustinov / Chuyển đến kho ảnhViện bại liệt và viêm não siêu vi, Học viện Khoa học Y khoa Liên Xô. Sản xuất vắc-xin bại liệt trong điều kiện vô trùng hoàn toàn. Năm 1963
Tấn công virus. Liệu vắc-xin có thể đánh bại được đại dịch? - Sputnik Việt Nam
Viện bại liệt và viêm não siêu vi, Học viện Khoa học Y khoa Liên Xô. Sản xuất vắc-xin bại liệt trong điều kiện vô trùng hoàn toàn. Năm 1963

Ở Hoa Kỳ vào đầu những năm 1950, khoảng 58 nghìn người bị nhiễm bệnh này mỗi năm. Từ 10% đến 30% người trong số họ đã chết. 40% người mắc bệnh này bị tàn tật vĩnh viễn. Tuy nhiên, vào năm 1962, số trường hợp nhiễm bệnh đã giảm mạnh - xuống còn 910, và năm 1972 chỉ còn 31 trường hợp. Đó là kết quả của chương trình tiêm phòng hàng loạt, mà Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện từ năm 1955. 

Ở Liên Xô cũng có tình huống tương tự. Nếu trong thập niên 1950, ở Liên Xô đã có từ 10 đến 13 nghìn trẻ em bị bệnh bại liệt mỗi năm, thì đến năm 1963 chỉ ghi nhận 560 ca nhiễm. Vào năm 1967, trong nước chỉ có 67 ca nhiễm. Chương trình tiêm/uống vắc xin bại liệt hàng loạt đã bắt đầu vào năm 1960. Nói cách khác, đất nước chỉ mất ba năm để đánh bại căn bệnh này gần như hoàn toàn. 

 Xác nhận trường hợp đầu tiên lây nhiễm MERS bên ngoài cơ sở y tế - Sputnik Việt Nam
7 loại virus chết người được tạo ra trong phòng thí nghiệm

WHO coi bệnh bại liệt gần như đã bị đánh bại. Kể từ năm 1988, số ca nhiễm được xác nhận đã giảm hơn 99%. Hiện nay virus bại liệt đặc hữu chỉ có ở ba quốc gia là Afghanistan, Nigeria và Pakistan. 

Đó là lý do tại sao còn quá sớm để từ chối tiêm phòng hàng loạt chống lại bệnh bại liệt. Điều này được chứng minh bằng ví dụ của Tajikistan, nước này đã chấm dứt thực hiện chương trình tiêm vắc-xin bại liệt và đã phải đối mặt với đợt bùng phát bệnh này trong năm 2010. Khi đó đã có hơn 700 người ngã bệnh, 21 người trong số họ đã chết. Tiêm vắc-xin hàng loạt cho trẻ em, chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đã ngăn chặn sự lây lan của dịch.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала