Chặn đứng nạn săn bắt động vật hoang dã

© AP Photo / Xinhua, Lu JinboCon hổ
Con hổ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quỹ Quốc tế về bảo vệ động vật IFAW tích cực phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường của LB Nga, cùng chung phát triển chương trình đấu tranh chống buôn bán động vật hoang dã thông qua mạng Internet.

Nhiều loài động vật có tên trong Công ước quốc tế CITES về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã đang trên bờ vực tuyệt chủng, nhưng vẫn tiếp tục bị tiêu diệt. Trong tự nhiên chỉ còn lại chưa đầy 4.000 con hổ, khoảng 25.000 gấu Bắc cực, cứ mỗi 15 phút lại có một con voi bị giết trên hành tinh…Nạn săn voi để lấy cặp ngà, giết hổ để thu lợi từ bộ da chúa sơn lâm và xương hổ để nấu cao hổ cốt, còn tê giác bị săn vì cái sừng mà người ta cho rằng có đặc tính chữa bệnh thần diệu… Trong  Ngày toàn thế giới về động vật hoang dã, Quỹ quốc tế về bảo vệ động vật IFAW đã tổ chức họp báo ở Matxcơva, kêu gọi chặn đứng việc buôn bán các loài động vật hoang dã. Theo quan điểm của vị đại diện IFAW, điều quan trọng  là kiểm soát mạng lưới thương mại, cần tạo lập cơ sở pháp lý cấm buôn bán động vật hoang dã thông qua  Internet. Tổ chức IFAW tại Nga cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường của Liên bang hồi cuối năm ngoái đã trình bày bản báo cáo "Săn lùng những con vật sống và chết: sự thật về buôn bán động vật trực tuyến".


Giống như bất kỳ thành tựu khác của tiến bộ công nghệ, không được sử dụng Internet để gây hại cho thiên nhiên quanh ta. Nhưng ngày nay buôn bán động vật hoang dã trên mạng Internet toàn thế giới đã đạt tới mức nghiêm trọng và gây tổn thương không thể bù đắp cho môi trường sinh thái. Trong vòng 6 tuần lễ  từ đầu tháng  Tư đến giữa tháng Năm 2014, đồng thời tại 16 quốc gia trên khắp thế giới, kể cả ở Nga, đã tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến độc đáo để kiểm tra các trang web quảng cáo bán động vật hoang dã và chế phẩm. Kết quả nghiên cứu đã khiến các nhà môi trường choáng váng.  Trong 6 tuần phát hiện thấy những phi vụ bán tổng cộng 33.000 động vật hoang dã vốn được bảo vệ theo danh sách trong Công ước về buôn bán quốc tế các loài động-thực vật hoang dã, cũng như các chế phẩm từ động vật. 43% tổng số các trang web này dùng tiếng Nga, khiến Nga ở vị trí thứ hai trong số các nước — sau Trung Quốc – về số lượng các website cũng như về khối lượng doanh thu từ các giao dịch tiềm năng. 


Bà Anna Filippova lãnh đạo  chương trình của Quỹ quốc tế bảo vệ động vật IFAW ở Nga và SNG kể chuyện như sau: “Việc Trung Quốc ở vị trí đầu bảng là chuyện hiển nhiên, vì rằng các động vật hoang dã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Hoa. Về Nga thì hiện có mấy phương án lý giải tình huống tồn tại. Thứ nhất, ở Nga đã tăng gấp nhiều lần số  người sử dụng Internet, và nhiều vụ giao dịch trước đây thực hiện theo lối “trao tay” thì bây giờ người ta chuyển sang mạng Internet. Thứ hai, ở Nga bộc lộ nhu cầu lớn về những loài động vật kỳ lạ từ khắp nơi trên thế giới. Tai họa ở chỗ là chẳng mấy ai hiểu rằng 90% những con vật lạ này có được do các đối tượng săn bắt trộm, kìm giữ  và vận chuyển trong những điều kiện kinh khủng. Bây giờ tổ chức chúng tôi cùng với các cơ quan chuyên trách của chính phủ đang thảo luận về đưa sửa đổi  vào pháp luật để  Nga sẽ có luật pháp nghiêm ngặt về phổ biến buôn bán động vật cả trên Internet”.


Hiện nay, Nga đang thi hành những biện pháp chưa từng có để đấu tranh với nạn sắn bắn trộm, siết chặt qui kết trách nhiệm hình sự và xử phạt hành chính đối với những đối tượng vi phạm. Trong đó, điều quan trọng là tổ chức môi trường và các cơ quan chính phủ của LB Nga đang hành động cùng nhau. Như lời kể của chuyên viên Anna Filippova với phóng viên đài "Sputnik", trong Bộ Tài nguyên Nga đã thành lập nhóm công tác liên ngành về kiểm soát buôn bán động vật hoang dã thông qua Internet, bao gồm cả đại diện của Bộ Nội vụ, Roskomsvyazi, Hải quan Liên bang và những cơ quan chuyên trách khác của Chính phủ. Mục tiêu của nhóm này là bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là bảo vệ đại diện những loài động vật hoang dã quí hiếm có tên trong Sách Đỏ và trong Công ước CITES, khỏi cách đối xử tàn nhẫn của con người và hơn nữa là bảo vệ chúng trước nguy cơ diệt vong.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала