Báo đen bị bắt gặp lần đầu tiên ở Châu Phi sau 100 năm

Đăng ký
Các nhà khoa học từ châu Phi cùng với nhiếp ảnh gia chuyên chụp động vật hoang dã người Anh Will Burrard-Lucas vừa công bố một bức ảnh chụp hiếm hoi về một con báo đen môi trường thiên nhiên hoang dã.

Được biết, lần cuối cùng báo đen được nhìn thấy vào năm 1909 ở Ethiopia.

Xin nhắc rằng, nhiều loài động vật có hiện tượng nhiễm hắc tố hiếm gặp, khi một cá thể có màu đậm hơn nhiều so với họ hàng của nó. Nhiễm hắc tố có ở cả động vật cũng như ở các loài côn trùng và cá.

Theo dữ liệu mới nhất, 11% báo hoa mai thuộc loại nhiễm hắc tố, nhưng tìm ra chúng rất khó, vì báo đen chủ yếu sống về đêm và màu đen của nó pha trộn rất tốt với cảnh quan tối màu xung quanh, các nhà khoa học cho biết.

Nhưng gần đây họ đã gặp may: nhiếp ảnh gia Will Burrard-Lucas đã chụp được con vật trong môi trường tự nhiên. Để làm điều này, anh đã tới Kenya và lắp đặt cảm biến chuyển động và những chiếc máy ảnh siêu nhạy ở thảo nguyên, có khả năng chụp trong bóng tối.

Sau một thời gian, Burrard-Lukas xem phim và phát hiện ra rằng, con báo đen cái đã lọt vào ống kính.

Các nhà khoa học cho biết, báo đen sống chủ yếu ở châu Á, ở châu Phi chúng gần như bị tuyệt chủng. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy báo đen ở châu lục này hơn 100 năm trước. Những lần hội ngộ khác với báo đen không được ghi lại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала