Bộ GDĐT nói gì về quy định cấm học sinh “nói xấu” giáo dục trên mạng xã hội?

© Ảnh : VGP/Quang HiếuThứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quy định tại Điều 4 của Thông tư 06 nhằm hướng cán bộ, giáo viên, học sinh đến việc sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh, trách nhiệm và hiệu quả, chứ không có nghĩa là cấm giáo viên, học sinh góp ý, phản biện, nếu góp ý đó có cơ sở và mang tính chất xây dựng, Infonet ghi nhận.

Theo thông tư số 06/2019 có hiệu lực từ ngày 28.5, đưa ra quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục, được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, hành vi ứng xử của các chủ thể trong các nhà trường.

Facebook - Sputnik Việt Nam
Luật An ninh mạng Việt Nam cấm nói xấu, "bốc phốt" cán bộ lãnh đạo trên mạng xã hội

Trong đó,  Điều 4 Thông tư có quy định: “Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách của pháp luật của nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục”.

Nhiều người cho rằng việc Bộ GDĐT quy định như trên là xâm phạm quyền bày tỏ quan điểm của mỗi cá nhân.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho hay: "Khi xây dựng quy định này, chúng tôi đã rất cân nhắc và tham khảo các luật, quy định có liên quan. Đồng thời, tham khảo những đánh giá, khảo sát khách quan về tác động của việc sử dụng mạng xã hội đối với giới trẻ, trong đó có học sinh.

Chúng ta đều biết, khi tham gia mạng xã hội, bên cạnh những thông tin tốt, tích cực, cũng có không ít thông tin xấu, độc hại, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ. Không ít phụ huynh đã bày tỏ sự lo lắng trước việc không thể quản lý con em mình sử dụng mạng xã hội.

Ví dụ, sự việc một nữ sinh của Nghệ An tung tin xuyên tạc lên mạng về một nữ sinh khác (cùng trường) có bầu, sau đó một nhóm học sinh đến gặp học sinh tung tin để đánh bạn. Đây chỉ là một trong rất nhiều ví dụ của việc học sinh sử dụng mạng xã hội với mục đích tiêu cực và gây hậu quả nghiêm trọng".

PGS.TS Trịnh Hoà Bình, Giám đốc Trung tâm dư luận xã hội và truyền thông đại chúng - Sputnik Việt Nam
7 học sinh nói xấu thầy cô trên Facebook: ‘Đuổi học sinh là sự thất bại của nền giáo dục’

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa cũng cho biết thêm: "Môi trường giáo dục là môi trường giúp học sinh hình thành nhân cách nên luôn cần những ứng xử chuẩn mực, kể cả ứng xử trên môi trường mạng.

Vì vậy, bên cạnh việc khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng mạng xã hội để khai thác thông tin tích cực phục vụ cho học tập, giảng dạy, vui chơi, giải trí, thì định hướng để giáo viên, học sinh không sử dụng mạng xã hội vào những việc tiêu cực là rất cần thiết.

Quy định tại Điều 4 của Thông tư 06 chính là mang tính định hướng như vậy. Quy định này nhằm hướng cán bộ, giáo viên, học sinh đến việc sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh, trách nhiệm và hiệu quả, chứ không có nghĩa là cấm giáo viên, học sinh góp ý, phản biện, nếu góp ý đó có cơ sở và mang tính chất xây dựng.

Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia 2018 - Sputnik Việt Nam
Thu hồi ngay quyết định đuổi học đối với 7 học sinh nói xấu thầy cô trên facebook

Quy định về việc sử dụng tích cực mạng xã hội không phải đến Thông tư 06 của Bộ GD&ĐT mới có mà trước đó, Đề án văn hóa công vụ cũng đã quy định “Cán bộ, công chức, viên chức không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ”.

Luật Trẻ em cũng quy định “cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức. Cha mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, kỹ năng để trẻ em bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала