Bộ trưởng GTVT bị đại biểu 'bắt giò' trả lời không chính xác về BOT

© Ảnh : Văn Điệp – TTXVNBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong phần trả lời về việc kiểm toán BOT, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể bị ĐB 'bắt giò' là không chính xác vì có Tổng cục Kiểm toán nhà nước đối chứng, Vietnamnet phản ánh.

Chất vấn Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể sáng nay, Phó đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình Bùi Văn Phương nhắc lại kết quả kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kiến nghị giảm 222 năm thu phí của những dự án này.

 Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Thưa Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, rốt cuộc tàu Cát Linh – Hà Đông bao giờ chạy thật?

Ông thông tin thêm, trước đó hai bộ KH-ĐT và GTVT cho rằng KTNN không được kiểm toán các dự án BOT giao thông, vì cho rằng đây là dự án của các nhà đầu tư tư nhân.

"Vì sao hai bộ không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông? Nếu KTNN không cương quyết thì có phải người dân phải “trả tiền oan” cho 222 năm của 61 dự án này không? Có lợi ích nhóm ở đây hay không?”, ĐB Phương chất vấn.

Trả lời của Bộ trưởng không thật chính xác

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời:

“Chúng tôi rất trân trọng sự giúp đỡ của KTNN. Ngay khi dự án BOT triển khai, Bộ GTVT và chủ các DN BOT đã chủ động mời KTNN vào kiểm toán, thậm chí mời cả công an. Không phải như thông tin là Bộ GTVT không muốn mời kiểm toán. Số liệu các dự án BOT được kiểm toán là gần như 100%”.

Về con số 222 năm, Bộ trưởng GTVT cho biết đã cung cấp thông tin. Theo quy định của pháp luật, khi dự án được phê duyệt, Bộ sẽ ký hợp đồng nguyên tắc với nhà đầu tư, nhà đầu tư triển khai xong thì phải thực hiện công tác quyết toán. Căn cứ vào quyết toán thực tế để điều chỉnh lại hợp đồng, hợp đồng cuối cùng mới là hợp đồng cho thu phí.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Thể: Hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài ứng tuyển xây dựng cao tốc Bắc - Nam

“Kiểm toán căn cứ vào số liệu mới phê duyệt thì dự án hoàn toàn có thể được điều chỉnh do khối lượng công việc phát sinh, không đúng thực tế. Số liệu 222 năm là đúng, nhưng đúng với dự án được duyệt, còn số liệu thực tế quyết toán và cho thu phí là giảm chứ không phải như số liệu của kiểm toán”, tư lệnh ngành Giao thông giải thích.

Tuy nhiên câu trả lời này ngay sau đó bị ĐB Bùi Văn Phương 'bắt giò' là không chính xác.

“Bộ trưởng vừa trả lời là Bộ không hề né tránh việc kiểm toán các dự án BOT giao thông mà đã chủ động mời KTNN vào kiểm toán các dự án thì có lẽ trả lời của Bộ trưởng không thật chính xác vì tôi đang ngồi cạnh Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Mở rộng Tân Sơn Nhất trái quyết định Thủ tướng và trách nhiệm của Bộ trưởng Thể

Thưa Bộ trưởng, chỉ có mời kiểm toán 3 dự án: Hầm Đèo Cả, Trung Lương-Mỹ Thuận và Bắc Giang – Lạng Sơn. Trước đó, thì Bộ GTVT cũng đồng ý với đề nghị của Bộ KH-ĐT là không được kiểm toán các dự án BOT giao thông”, ĐB Phương tranh luận lại.

10 DN nước ngoài tham gia đấu thầu cao tốc Bắc Nam

Liên quan đến BOT, ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) hỏi:

“Vì sao thu phí không dừng đến thời điểm này mới đạt khoảng 30%, do không cương quyết hay do một thoả thuận nào khác?”.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, việc thu phí tự động không dừng được bám sát và là quyết định của Thủ tướng. Hạn cuối cùng là 31/12 này, tất cả các trạm thu phí hiện nay phải thu phí tự động không dừng.

“Chúng tôi chia tiến độ, giai đoạn 1 đã thực hiện được khoảng 28 dự án có thu phí tự động không dừng, còn 15 dự án nhà đầu tư đang triển khai”, Bộ trưởng GTVT thông tin.

Rút kinh nghiệm từ hai lần trước, lực lượng CSGT, CSTT đã có mặt từ rất sớm tại khu vực trạm BOT để điều tiết giao thông. Khi phát hiện có tài xế dùng tiền lẻ thì yêu cầu xe qua trạm mà không phải trả phí. - Sputnik Việt Nam
"Tôi nghi ngờ tính minh bạch của các trạm thu phí BOT"

Ông cho biết thêm, giai đoạn 2 là tổ chức đấu thầu công khai, rộng rãi từ 2018 đến đầu 2019. Bộ GTVT đã thống nhất để Tổng cục Đường bộ giao cho DN Viettel và Vietinet. Hai đơn vị này hiện đã khảo sát 33 trạm cuả giai đoạn 2, theo cam kết của nhà đầu tư sẽ hoàn thành trong tháng 12 tới đây.

Phó đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương nêu thực tế các DN xây dựng giao thông trong nước khó tham gia vào các dự án giao thông lớn, do năng lực, khả năng tài chính không đáp ứng được vốn dài hạn. Trong khi các ngân hàng cũng không muốn cho vay. Điều này khiến các dự án giao thông lớn phải mời gọi sự tham gia của các DN nước ngoài.

“Bộ trưởng nhận thức vấn đè này thế nào? Làm gì để tạo cơ hội cho các DN trong nước được tham gia các dự án này? Làm sao để các DN nước ngoài đầu tư vào VN đúng thời hạn, không gây vướng mắc và cản trở trong thời gian sắp tới?”, ĐB Phương hỏi.

Tài xế trả tiền lẻ tại trạm thu phí BOT - Sputnik Việt Nam
Dân muốn minh bạch BOT, đừng sa vào cách gọi 'thu phí' hay 'thu tiền'

Theo Bộ trưởng Thể, dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông là dự án lớn, mỗi dự án 7.000 đến 20.000 tỉ. Ngân sách, nguồn lực trong nước hiện đang khó khăn, tín dụng ngân hàng cũng đầu tư nhiều cho các dự án BOT. DN trong nước có khó khăn về nguồn vốn, tín dụng, trong khi đây là dự án lớn, trọng điểm, phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

“Chúng tôi đang đấu thầu quốc tế, thuê hai tư vấn nước ngoài cùng chúng ta lập hồ sơ mời thầu. Để tạo điều kiện cho DN trong nước, chúng tôi khuyến cáo có thể liên doanh 3, 4 đơn vị trong nước để bảo đảm nguồn vốn; hoặc DN trong nước có thể liên danh với các DN nước ngoài… Như vậy hoàn toàn có thể thực hiện được dự án”, Bộ trưởng Thể nói.

Ông thông tin, đã bán được 81 hồ sơ, với 34 DN (10 DN nước ngoài và 24 DN trong nước) và cố gắng khoảng tháng 8 sẽ mở thầu để sơ tuyển, tháng 9 có thể cung cấp thông tin cho QH.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала