Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP.HCM: Phải nhìn thẳng vào vấn đề

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNTổ chức Air Visual đưa thành phố Hà Nội vào Bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới và xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới (chỉ số AQI luôn trên 200 - mức xấu).
Tổ chức Air Visual đưa thành phố Hà Nội vào Bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới và xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới (chỉ số AQI luôn trên 200 - mức xấu).  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những ngày gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang trở nên nghiêm trọng khiến người dân lo lắng.

Hà Nội đang ô nhiễm rất nghiêm trọng

Chất lượng không khí tại nhiều nơi ở Hà Nội và TP.HCM đang ở ngưỡng rất hại cho sức khỏe.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc những ngày qua luôn ở ngưỡng nguy hại cho sức khỏe. Theo Airvisual, từ 26/9 đến  29/9, chỉ số AQI của Hà Nội luôn đạt ngưỡng gần 200 (ngưỡng ảnh hưởng sức khỏe mọi người).

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Hà Nội, TP.HCM ô nhiễm nhất thế giới?

Lần lượt các khu vực đều cho chỉ số chất lượng không khí ở mức cao, như đường Tô Ngọc Vân - Tây Hồ (182), Bắc Từ Liêm (175), Thành Công (174), khu vực Hàng Đậu (174), Láng Hạ (179), Tây Mỗ (163) vào ngày 26 và 27/9, thì 2 ngày gần đây, AQI của Hà Nội thường trên 180.

Có thời điểm Hà Nội đứng đầu về mức độ ô nhiễm không khí trên toàn thế giới với chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên ngưỡng 204.

Phát biểu về vấn đề này, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Viện Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội chia sẻ với VOV:

“Sáng sớm, lẫn trong không khí là bụi tự nhiên, khí thải, bụi hữu cơ và bụi siêu mịn (PM10, PM2.5), khiến bầu trời luôn âm u, mù mịt như có sương mù khiến nhiều người dân tỏ ra lo ngại cho sức khỏe của mình và người thân. Vào chiều tối và đêm, thời điểm nhiều người tưởng không khí khả quan hơn nhưng chính là lúc không khí chịu ô nhiễm nặng nề. Chất lượng không khí chỉ được cải thiện từ cuối buổi sáng đến chiều. Nguyên nhân, ngoài khói bụi, khí thải từ các phương tiện ô tô, xe máy, xe bus hay các công trường xây dựng, thì nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng ô nhiễm là tượng nghịch nhiệt và thói quen đốt than hay rơm rạ, lá khô của một số vùng”.

Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế đi ra ngoài, nhất là vào những giờ cao điểm để tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người dân Hà Nội và tại các khu vực bị ô nhiễm nên hạn chế tập thể dục buổi sáng nhằm tránh lượng bụi xâm nhập vào cơ thể nhiều hơn. Ngoài ra, để hạn chế tối đa bụi mịn (PM2.5 và PM10), người dân khi ra ngoài cần tránh đến những nơi đông phương tiện qua lại, công trường đang thi công, giảm vận động mạnh và đeo khẩu trang chuyên dụng.

Việt Nam nên tập trung thực hiện quản lý chất lượng không khí

 Trước thực trạng này, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho rằng chính quyền thành phố cũng như người dân sống trong khu vực đô thị chưa chuẩn bị sẵn tâm lý đối mặt với những diễn biến xấu của môi trường sống.

“Việt Nam đang thiếu thông tin và các số liệu có cơ sở khoa học để khuyến cáo người dân về vấn đề ô nhiễm không khí. Trong khi đó, người dân cần được truyền thông một cách cụ thể, minh bạch về việc này”, Zing dẫn lời TS Tùng cho biết. 

Đoàn cán bộ Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Hà Nội đến hiện trường kiểm tra, ghi nhận số liệu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói nguy cơ ô nhiễm do vụ cháy công ty Rạng Đông chỉ ‘trung bình’

Ông Tùng đã nêu ra 3 sự kiện gần đây, khiến người dân trong nước bắt đầu quan tâm hơn đến chất lượng không khí. Trong số những sự kiện đó, vụ cháy ở nhà máy Rạng Đông có tác động lớn hơn cả đến nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường không khí.

Tiếp đó là sự kiện Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh liên tục bị xếp vào danh sách những thành phố có chất lượng không khí kém nhất thế giới, khiến người dân hoang mang, lo lắng.

“Ô nhiễm rác thải và nguồn nước là những loại hình ô nhiễm có thể nhìn thấy được nên người dân có phần quan tâm hơn. Trong khi đó, ô nhiễm không khí khó nhìn thấy, người dân chỉ quan tâm và cảm nhận được khi nó diễn ra ở mức độ nghiêm trọng”, TS Tùng chia sẻ.

Ông cũng cho rằng, các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí minh đang hướng tới xây dựng đô thị thông minh, nhưng lại chưa đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường trong sạch để nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe người dân. Theo ông, thành phố thông minh phải là thành phố hướng đến mục tiêu cuối cùng là làm cho cuộc sống người dân trở nên tốt đẹp hơn, bền vững hơn.

Chính từ lý do đó, việc đưa ra những thông tin cụ thể về chất lượng không khí ở các khu vực và những khuyến cáo cần thiết cho người dân là việc làm quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều cơ quan hữu quan chưa làm được điều này.

“Nhiều cơ quan tỏ ra lúng túng trước việc xử lý dữ liệu, đưa ra khuyến cáo cho người dân về chất lượng môi trường. Trong thời đại thông tin bùng nổ, người dân rất cần được trang bị kiến thức về ô nhiễm không khí để tự bảo đảm an toàn cho mình”, ông Tùng bày tỏ.

Về phần mình, TS Sumeet Saksena, đại diện Trung tâm nghiên cứu Đông - Tây của Mỹ (EWC), cho rằng Việt Nam nên tập trung thực hiện quản lý chất lượng không khí, thu thập thông tin dữ liệu, nghiên cứu thời lượng người dân bị phơi nhiễm để đánh giá chính xác thực trạng môi trường và có biện pháp đối phó.

Đặc biệt, các đơn vị chuyên môn cũng cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát với những người hoạt động, làm việc ngoài đường, quán ăn vỉa hè và những người thường xuyên phải hít khí thải từ xe cộ. Đây là những đối tượng có nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất từ ô nhiễm không khí.

“Việt Nam cần nâng cao nhận thức của người dân về rủi ro, thúc đẩy sự tham gia của các cá nhân vào việc giám sát và thu thập các số liệu về ô nhiễm không khí”, ông Sumeet nói.

Những hệ lụy từ ô nhiễm không khí

Thời gian gần đây, tại bệnh viên Da liễu Trung ương, số bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán mắc các bệnh như viêm da tiếp xúc dị ứng, mày đay, viêm da cơ địa tăng lên rõ rệt.

Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận khoảng 2.500 bệnh nhân/ngày tới khám với nhiều loại bệnh khác nhau. Gần đây, chúng tôi cũng ghi nhận số lượng bệnh nhân tới khám và được chẩn đoán các bệnh liên quan đến dị ứng như viêm da tiếp xúc dị ứng, mày đay, viêm da cơ địa tăng lên rõ rệt. Sắp tới, nếu tình trạng vẫn không giảm, bệnh viện sẽ có thống kê cụ thể”, Zing dẫn lời Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Minh Trang cho biết.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái thông tin tại cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Chưa thể khẳng định Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 2 Đông Nam Á

Bác sĩ Trang cho biết, ô nhiễm không khí có thể làm khởi phát bệnh hoặc trầm trọng hóa các bệnh như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, mụn trứng cá, mày đay, lão hóa da, rám, xạm da. Không những thế, không khí ông nhiễm còn làm một số bệnh về da kém đáp ứng với liệu trình điều trị, cũng như khiến bệnh dễ tái phát, dễ trở nặng, kéo dài, dẫn đến tốn kém về thời gian và tiền bạc cho bệnh nhân.

Ở Hà Nội, ô nhiễm không khí chủ yếu là do khói bụi, khí thải như NO2, CO, SO2, hình thành những hạt bụi mịn (ở thể lỏng hoặc rắn), với kích thước siêu nhỏ (kích cỡ chỉ bằng 1/40 hạt cát). Bụi mịn cucwjc kỳ có hại cho sức khỏe con người, bởi chúng dễ dàng len lỏi, xuyên qua hàng rào bảo vệ da vốn rất mỏng.

“Ô nhiễm không khí, không chỉ tác động trực tiếp, phá vỡ hàng rào bảo vệ da, gây bệnh như một yếu tố trực tiếp. Các bụi mịn, siêu mịn còn tương tác với bức xạ mặt trời (các tia UV) để gây lão hóa da nhanh chóng, tổn thương da, thậm chí ung thư da thông qua việc tác động vào các thành phần trên da như tế bào sừng, nguyên bào sợi, tế bào hắc tố”, bác sĩ Trang phân tích.

Có thể thấy, đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất trước thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay là những người đã hoặc đang mắc phải các bệnh lý về da, những người có cơ địa dị ứng, cũng như các đối tượng thường xuyên phải làm việc ngoài trời, dưới ánh nắng hoặc trong môi trường nhiều khói bụi, không được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.

“Chung tay bảo vệ môi trường là biện pháp cốt lõi, lâu dài. Đó là cách bảo vệ bản thân tốt nhất người dân cần ý thức thực hiện”, bác sĩ Trang nói về giải pháp cốt lõi, lâu dài để giải quyết những tác động tiêu cực từ môi trường.

Nhà chức trách cần nhìn thẳng vào thực trạng vấn đề

Theo Chủ tịch mạng lưới không khí sạch, hiện nay, cả Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đều đã có một số nền tảng, cơ sở hạ tầng về môi trường để phủ hợp với định hướng xây dựng thành phố thông minh.

Cụ thể, hai đô thị này đã có hệ thống mạng, đường truyền 4G,5G, cảm biến,.. để nhận biết tình trạng ô nhiễm môi trường không khí. Các ứng dụng phân tích số liệu như phần mềm, mô hình, trí thông minh nhân tạo (AI), big dât,… cũng hỗ trợ rất nhiều cho các cơ quan chuyên môn trong việc đưa ra đánh giá chính xác về chất lượng không khí.

Người dân Hà Nội lái xe máy dưới nắng nóng - Sputnik Việt Nam
TP.HCM sẽ không cấm xe máy, Hà Nội thuộc nhóm ô nhiễm nhất Đông Nam Á

“Tuy nhiên, nhìn vào thực tế có thể thấy, Hà Nội và TP.HCM vẫn còn nhiều lúng túng trong việc giúp người dân tiếp cận các thông tin về chỉ số quan trắc chất lượng môi trường”, ông Tùng nhận định.

Theo ông, cả hai thành phố đều chưa thể dự báo được chính xác chất lượng không khí, chưa nêu ra được nguyên nhân ô nhiễm và chưa có thông tin khuyến cáo, cảnh báo cụ thể cho người dân.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng chưa có mục tiêu cắt giảm ô nhiễm cụ thể theo từng năm, chưa kiểm kê, kiểm soát được nguồn phát thải và chưa đưa ra được chính sách rõ ràng với những nguồn gây ra ô nhiễm chính.

Hiện tại, Hà Nội có 3 trạm không khí, Tp. Hồ Chí Minh có 9 trạm nhưng đều đã ngừng hoạt động. Như vậy, có thể thấy tình trạng các bộ máy quan trắc chưa được quản lý một cách chính thống và cơ quan chuyên môn cũng gặp khó khăn trong công tác quản lý.

“Chính quyền thành phố có vẻ chưa thực sự sẵn sàng cho việc chuẩn bị chuyên môn, đánh giá và phân tích số liệu, đưa ra các nhận định, khuyến cáo cụ thể về tình trạng ô nhiễm không khí cho người dân”, TS Tùng đề cập thẳng thắn.

AirVisual được tải nhiều nhất tại Việt Nam, người dân đang lo lắng?

Theo truyền thông, AirVisual, ứng dụng đo chất lượng không khí được người dùng tải nhiều nhất trên khắp Việt Nam. Ngoài ra, nhiều ứng dụng đo chất lượng không khí khác như PAM Air, My AQI Air cũng được người Việt Nam quan tâm trong những ngày vừa qua.

Cụ thể, đối với hệ điều hành iOS, AirVisual xếp thứ hai trong hạng mục App miễn phí trên App Store. Còn đối với những khách hàng sử dụng hệ điều hành Android, ứng dụng này đứng thứ 41, xếp sau các App mạng xã hội, chỉnh sửa ảnh hay chợ điện tử.

Người đàn ông chọn rác để tái chế ở New Delhi, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Top-10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất

Tuy nhiên, riêng ở hạng mục ứng dụng về thời tiết, AirVisual vẫn luôn đứng nhất về top lượt tải về ở cả hai kho ứng dụng iOS và Android tại Việt Nam.

Theo đó, chính hiện tượng chất lượng không khí thời gian qua tại thủ đô Hà Nội và TP.HCM xấu đi nghiêm trọng khiến người dân lo ngại. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến AirVisual dành được sự chú ý đặc biệt.

“Mỗi ngày đều phải mở ứng dụng này trước khi ra đường. Nhờ có nó, tôi có thể tự điều tiết các hoạt động bên ngoài tùy theo chất lượng không khí, đồng thời chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe”, VnExpress dẫn ý kiến một người dùng tên Hồng Quang cho hay.

Đại diện của IQ AirVisual thông tin, các kết quả chỉ số về không khí hiển thị trên ứng dụng được thu thập theo đúng thời gian thực. Các chất ô nhiễm được đo và dựa theo Chỉ số chất lượng không khí của Mỹ (U.S. Air Quality Index value).

Đáng chú ý, để đưa ra chỉ số đo lường cho người dùng, ứng dụng thu thập dữ liệu từ 14 trạm kiểm soát không khí tại HN và 7 trạm tại TP HCM.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала