Người Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng năm 1845

© Wikipediatàu chiến Nga "Abrek"
tàu chiến Nga Abrek - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tám tháng đầu năm nay, 266 nghìn người Nga đã tới thăm Việt Nam, tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước thực tế tổng số du khách Nga ra nước ngoài năm 2016 giảm đáng kể so với năm ngoái, chỉ số được nêu là khá ấn tượng. Việt Nam từ lâu đã là một điểm đến ưa thích của người Nga. Ví dụ như Thái tử Nga Nikolai Romanov, người từng ghé thăm Sài Gòn vào năm 1891.

tàu tuần dương Zabiyaka - Sputnik Việt Nam
Tính thiển cận của nền ngoại giao Nga Hoàng

Người Nga đầu tiên đặt chân tới Việt Nam là Konstantin Stanyukovich, một sĩ quan hải quân. Ông phục vụ trên tàu chiến Nga "Abrek" bơi qua Nam Kỳ vào năm 1863. Chỉ huy tàu cử người thủy thủ trẻ đến Sài Gòn để ghi chép về thành phố và tình hình quân đội Pháp. Khi ấy, hiệp ước Nhâm Tuất (1862) mới được ký 9 tháng trước đó, củng cố sự xâm chiếm Nam Kỳ của Pháp. Trở về St Petersburg sau chuyến đi, Stanyukovich đã đăng một ký sự dài về lịch sử Việt Nam, kể về những ngày ông đến Nam Kỳ. Mở đầu ký sự, ông viết: "Tôi đến Việt Nam vào thời điểm mà người Pháp huênh hoang viết về chiến công và tự hào kể lại cuộc chinh phục Nam Kỳ thắng lợi, sau khi họ đàn áp cuộc khởi nghĩa của những người Việt Nam." Với những dòng toát ra sự mỉa mai, có thể hiểu viên sĩ quan trẻ người Nga đã dành mối thiện cảm cho ai. Ông không giấu điều đó trong suốt ký sự.

Người Pháp, — Stanyukovich viết, — đã treo cổ, chặt đầu và giết chết vô số người Việt bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Họ tàn phá các thành lũy, nhà cửa, đốt lúa, phong tỏa vận chuyển lương thực tới Huế, buộc Vua Tự Đức "nhượng" ba tỉnh miền nam của đất nước.

Ông Stanyukovich viết rằng, những người Pháp còn chưa kịp hưởng phần thưởng từ cuộc chinh phục Nam Kỳ thì làn sóng phẫn nộ đã bùng lên ở khắp tất cả các tỉnh. Đêm nào, người dân cũng phá hoại các đơn vị đồn trú của Pháp.

Người sĩ quan Nga dẫn ra một thực tế thú vị: Thống đốc người Pháp đã viết thư gửi Hoàng đế ở Huế yêu cầu chấm dứt các cuộc nổi loạn. Nhưng triều đình trả lời rằng, thứ nhất, họ không biết gì về các cuộc nổi dậy, thứ hai — họ không có khả năng ngăn chặn chúng. Nhưng pháo và thuốc súng tiếp tục được vận chuyển từ Huế đến Gò Công, bất chấp giao thông trên các con sông đã bị tàu chiến Pháp giám sát.

Ông Stanyukovich ghi nhận ý thức tự hào dân tộc dâng cao của người Việt Nam. "Họ gắn bó mật thiết với quê hương. Không công nhận thứ gì ngon hơn lúa gạo, người dân Việt Nam hài lòng và yêu thương với những gì họ có." Stanyukovich đã đưa vào ký sự lời Vua Gia Long di huấn với Vua Minh Mạng, người kế nhiệm ông: "Hãy quí mến nước Pháp và người Pháp, nhưng không bao giờ trao cho họ dù một mảnh đất của ta." Không thể không thừa nhận, — Stanyukovich nhận xét, — Vua Gia Long là một người vô cùng thông minh.

Tuần dương hạm Nga mang tên Diana - Sputnik Việt Nam
Những người Nga đầu tiên đã qua đời tại Việt Nam

Người thủy thủ Nga cũng ghi chép về sự can thiệp đầu tiên của Mỹ vào Việt Nam. Năm 1845, dưới thời Vua Thiệu Trị trị vì, — ông Stanyukovich viết, — các nhà truyền giáo người Pháp đã phàn nàn sự sách nhiễu của chính quyền địa phương với một viên chỉ huy hải đoàn Mỹ đang đậu tại cảng Đà Nẵng. Người này cùng 50 thủy thủ lên bờ chiếm phủ quan trấn thủ, bắt ông và và các chức sắc quan trọng đưa về tàu, sau đó tuyên chiến với Việt Nam và đốt cháy tất cả thuyền bè trong cảng. Tuy nhiên, mệt mỏi chờ đợi phản ứng chính thức từ triều đình, người Mỹ đã thả tất cả tù nhân lên bờ và cho tàu nhổ neo.

Chúng ta không thể không nhớ lại rằng, đúng 120 năm sau, nước Mỹ đã bắt đầu sự can thiệp trực tiếp vào Việt Nam bằng cuộc đổ bộ vào cảng Đà Nẵng…

Trong đoạn cuối của ký sự, ông Stanyukovich đã nêu suy nghĩ về tương lai của đất nước mà ông đã kịp làm quen và yêu mến qua một tháng ở đó năm 1863. Ông tự hỏi liệu chiến tranh có thể chấm dứt, hay những người Việt Nam bị người Pháp đàn áp tàn khốc sẽ lại dấy lên cuộc cách mạng mới? "Máu sẽ đổ nhiều hơn, của cả người Pháp và người Việt, còn lâu sự giàu có của đất nước tuyệt vời này sẽ không bị động tới," — sĩ quan trẻ người Nga viết cách đây 150 năm.

Thật thú vị đọc lại những dòng ký sự về Việt Nam của Konstantin Stanyukovich, khi mà ngày nay độc giả nắm trong tay thông tin về những sự kiện đã diễn ra suốt giai đoạn này. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала