Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời hỏi thăm thiền sư Thích Nhất Hạnh

© Ảnh : VnExpressThiền sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Qua ông Bùi Thanh Hà - Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời hỏi thăm ân cần đến thiền sư Thích Nhất Hạnh, theo VTC.

Ngày 3/11, một sư thầy ở Tổ đình Từ Hiếu cho biết, ngày 2/1, ông Bùi Thanh Hà — Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ và các thành viên trong đoàn đã đến Tổ đình Từ Hiếu (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên — Huế) thăm hỏi thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Ông Bùi Thanh Hà đã gửi lời thăm hỏi ân cần, sự chia sẻ sâu sắc nhất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến sức khỏe của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Ông Hà mong muốn thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được chăm sóc sức khỏe tốt hơn nữa. Đồng thời khẳng định, chính quyền luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để Thiền sư Thích Nhất Hạnh được nghỉ ngơi, tịnh dưỡng.

Thay mặt thiền sư Thích Nhất Hạnh, các sư đệ của thiền sư bày tỏ lòng biết ơn đến sự quan tâm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; cá nhân ông Bùi Thanh Hà; Ban Tôn giáo Chính phủ; Ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên Huế và các đơn vị, ban, ngành, chính quyền địa phương của tỉnh.

Trả lời PV VTC News, sư thầy Thích Từ Đạo — Giám tự Tổ đình Từ Hiếu cho biết,  trở về Việt Nam lần này, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xin lưu trú lại ở chùa Từ Hiếu để tịnh dưỡng từ nay đến lúc viên tịch.

Sở dĩ, ngài chọn chùa Từ Hiếu là nơi tịnh dưỡng vì đây là ngôi chùa mà ngài đã xuất gia tu hành lúc thiếu thời.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Sputnik Việt Nam
Mỹ công chiếu phim tài liệu về thiền sư Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh (SN 1926, tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo tại Thừa Thiên — Huế), năm 16 tuổi ngài xuất gia ở chùa Từ Hiếu (nay thuộc TP Huế, tỉnh Thừa Thiên — Huế) nơi ông thọ giáo với Thiền sư Thanh Quý — Chân Thật và được ban pháp danh Trừng Quang, tự Nhất Hạnh.

Ngày 1/5/1966 tại chùa Từ Hiếu, thiền sư Chân Thật trao ấn khả cho Thích Nhất Hạnh để từ đây ngài trở thành một thiền sư (thầy dạy về thiền).

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ngài về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ Phật giáo Đại thừa, và các phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ngài đối với thiền.

Với những hoạt động không ngừng nghỉ, theo đánh giá của các hãng tin nước ngoài, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала