Các đại biểu Quốc hội Việt Nam tranh luận có nên cấm kinh doanh mại dâm

© Ảnh : Văn Duẩn/NLDĐB Vũ Trọng Kim trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 8-6
ĐB Vũ Trọng Kim trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 8-6 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cái gì cấm là phát triển rất mạnh, dù là vay nặng lãi, đòi nợ thuê, hay mua bán dâm. Về việc hợp pháp hóa nghề mại dâm, đại biểu Quốc hội Việt Nam cho rằng cần phải có đề tài tầm cỡ quốc gia xem có nên cho phép kinh doanh mại dâm thay vì cấm như hiện nay không.

Cấm kinh doanh ảnh hưởng đến du lịch?

Ngày 15.11, Quốc hội tiếp tục kỳ họp thứ 8 và nghe Tờ trình Chính phủ về dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi) và tiến hành thảo luận tổ về vấn đề này. Dự thảo luật lần này cũng bãi bỏ 12 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời sửa đổi 19 ngành, nghề và bổ sung 6 ngành, nghề để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn quản lý nhà nước và bảo đảm tính thống nhất với các luật có liên quan.

Gái mại dâm - Sputnik Việt Nam
Từ "nhà thổ của châu Âu" đến chợ gái mại dâm Việt Nam: Vì sao không nên hợp pháp hóa?
Đối với nhóm ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, bên cạnh việc Chính phủ bổ sung ngành, nghề kinh doanh đòi nợ thì Tờ trình còn tiếp tục nêu đề xuất cấm đầu tư kinh doanh các chất ma túy và tiền chất, các hóa chất, khoáng vật và động, thực vật hoang dã, kinh doanh bộ phận cơ thể người và mại dâm.

Thảo luận về việc đưa mại dâm vào danh mục ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, ĐBQH Mùa A Vảng (Phó trưởng đoàn chuyên trách đại biểu tỉnh Điện Biên) nhận định, luật Đầu tư hiện hành đang cấm đầu tư, kinh doanh mại dâm, nhưng rõ ràng, trong thực tế, hoạt động này vẫn diễn ra rất phổ biến.

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNĐại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Mùa A Vàng phát biểu.
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam tranh luận có nên cấm kinh doanh mại dâm - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Mùa A Vàng phát biểu.
“Mại dâm không được đưa vào kinh doanh nhưng cấm như thế nào? Bởi thực tế cấm vẫn cấm nhưng vẫn có. Do đó, cấm phải ra cấm, chứ còn hiện nay vẫn có thì có phải do nảy sinh tiêu cực trong xã hội, có bao che hay không?”, Tuổi trẻ trích lời đại biểu Mùa A Vảng nhấn mạnh.

Vị Phó trưởng đoàn chuyên trách đại biểu tỉnh Điện Biên bày tỏ mong muốn hoạt động kinh doanh này cần phải đưa vào luật để thực hiện nghiêm, đúng theo tinh thần của luật cấm hoạt động chứ không phải để xảy ra một số nơi.

Cũng tham gia bàn luận về vấn đề này, đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Hải Dương), Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội thì nêu ý kiến rằng việc cấm kinh doanh mại dâm đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch. Ông Kim lấy ví dụ: một nước rất gần Việt Nam là Thái Lan hiện vẫn cho phép kinh doanh mại dâm, hay ở Hà Lan cũng có những “dãy đèn đỏ rất kinh khủng” trong khi Việt Nam đã hội nhập, nhưng nước ta, vì vấn đề truyền thống, văn hóa, thuần phong mỹ tục và việc quản lý tệ nạn còn khó khăn nên không cho phép loại hình kinh doanh này.

“Với một nền kinh tế hội nhập mà cái này cấm thì nó cũng ảnh hưởng tới hội nhập mà khó quản lý những cái tệ nạn xã hội”, ĐBQH Vũ Trọng Kim nhận nói. Ông nêu ra thực tế rằng, hiện nay luật thì vẫn cấm nhưng vẫn có hiện tượng “trà trộn, không kinh doanh nhưng thật ra là có kinh doanh”.
“Bây giờ trà trộn tất cả. Tôi nói các đồng chí, không kinh doanh nhưng thật ra là có kinh doanh. Có đúng không ạ? Thử hỏi mấy anh thôi chứ không hỏi mấy chị. Thật ra có kinh doanh nhưng kinh doanh lén lút, trà trộn tất cả các nơi. Cho nên cán bộ, công chức vi phạm là do sự trà trộn này. Chứ anh làm rõ một con đường đó, thì anh cán bộ công chức nào tới camera chĩa vào thấy ngay”, ĐB Vũ Trọng Kim nhấn mạnh.

Gái mại dâm Brazil  - Sputnik Việt Nam
Bắt giữ hai gái mại dâm đã thực hiện trót lọt nhiều vụ trộm cắp tài sản
Với những lập luận, phân tích này, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc Hội cho rằng cần phải suy nghĩ, cân nhắc về vấn đề nên cho phép kinh doanh mại dâm như một ngành, nghề hay không.

“Tôi chưa ngả về phía nào. Rất khó phát biểu về chuyện này vì nếu bảo cho phép thì bảo ông này bỏ hết văn hóa truyền thống dân tộc. Nhưng ngược lại thì tệ nạn rất nhiều, sinh bệnh tật rất nhiều và quản lý không được, cũng mất khoản thu”, Thanh Niên dẫn lời ông Vũ Trọng Kim nêu quan điểm.

Đồng thời, vị đại biểu đoàn Hải Dương cũng đề nghị nên có hẳn “một đề tài tầm cỡ quốc gia” để nghiên cứu, xem xét thực tế và hướng giải quyết vấn đề nêu trên.

“Việt Nam phải hình thành đề tài nghiên cứu tầm cỡ quốc gia để đưa ra cơ chế phù hợp trong điều kiện chúng ta đang vận hành theo xu thế hội nhập chung”, ông Vũ Trọng Kim đề xuất.

Không có nghề mại dâm tại Việt Nam?

Mại dâm ở Việt Nam là bất hợp pháp theo luật hiện hành. Ngày 15 tháng 4 năm 2003, Pháp lệnh Phòng chống mại dâm được công bố, quy định những biện pháp và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc loại trừ mại dâm.

Ngày 15 tháng 10 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.

Cô gái gợi cảm - Sputnik Việt Nam
Mại dâm ở Việt Nam có cấm cũng vẫn làm, hợp pháp hóa cũng chẳng để làm gì

Gần đây, có những ý kiến cho rằng Việt Nam nên hợp pháp hóa mại dâm, coi đây là một ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, những ý kiến này đã vi phạm Hiến pháp năm 2013, đồng thời cũng vi phạm công ước về quyền con người của quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp quốc về trấn áp buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949.

Phát biểu về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, khẳng định rằng Việt Nam cần phải tôn trọng Hiến pháp và các công ước về quyền con người của quốc tế, theo đó không thể coi mại dâm là hợp pháp mà cần phải loại bỏ những hình thức tổ chức mại dâm khỏi đời sống xã hội, đặc biệt là ngăn chặn việc buôn bán phụ nữ và trẻ em để phục vụ mại dâm.

Liên quan đến chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng khẳng định Việt Nam sẽ không chấp nhận vì lợi ích trước mắt mà phải gánh chịu hậu quả xã hội lâu dài, nên sẽ không coi mại dâm là hợp pháp:

“Việt Nam sẽ không có phố đèn đỏ, không làm casino tràn lan. Chúng ta không phát triển theo hướng đó”.

Vay nặng lãi, đòi nợ thuê: Càng cấm càng phát triển mạnh?

Cũng trong ngày 15.11, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), trong đó nhấn mạnh đến việc đưa dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh, các đại biểu Quốc hội cũng tham gia thảo luận hết sức sôi nổi.

Đồng tình với quan điểm được nêu trong Tờ trình Chính phủ, ĐBQH Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình) nhấn mạnh, ẩn đằng sau những hình thức kinh doanh này là hoạt động kiểu xã hội đen, đòi nợ cũng chẳng cần công ty, rất không lành mạnh, để lại hậu quả xã hội lớn, nên “cấm là đúng!”.

Một trong những bức ảnh chụp ở Tuyệt Tình Cốc khiến độc giả mạng dậy sóng những ngày qua. - Sputnik Việt Nam
Ảnh nóng, “yêu” tập thể, tỏi trừ tà, sextour 25.000 đô và Việt Nam không có nghề mại dâm

Chia sẻ về vấn đề này, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho hay, thực tế cuộc sống cho thấy, nhu cầu về vay nặng lãi, đòi nợ thuê là có, đã được thể chế hóa thành Nghị định  của Chính phủ từ năm 2007. Tuy vậy, nữ đại biểu này cũng lo ngại, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê đã biến tướng trong thời gian qua, gây nhiều hệ lụy nguy hiểm cho xã hội.

“Nhiều địa phương rất đồng lòng cấm dịch vụ kinh doanh đòi nợ, bản thân tôi cũng thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc cấm loại dịch vụ này”, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung bày tỏ.

Về vấn đề này, ĐB Vũ Trọng Kim lại nêu quan điểm, cần có hành lang pháp lý để giảm bớt tệ nạn xã hội, những băng nhóm xã hội đen, tổ chức tự phát, vô chính phủ, nên đồng tình phải ghi vào luật để công nhận tính pháp lý của hình thức kinh doanh này, và Chính phủ ban hành quy định cụ thể để quản lý.

“Còn cấm thì không nên. Cái gì cấm là phát triển rất mạnh. Không biết có phải là quy luật không. Vì vậy, tôi đề nghị là không cấm ngành nghề này!”, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc Hội thẳng thắn nói.

Chốt lại vấn đề, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhìn nhận, quả thực, kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa qua có hiện tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Chẳng hạn như tín dụng đen, qua các công ty, tổ chức chuyên đòi nợ thuê, đứng sau là những nhân vật cộm cán, giang hồ, dẫn đến bắt bớ, gây mất trật tự.

“Cái đó rõ ràng phải nghiêm trị, nhưng dịch vụ đòi nợ cũng là dịch vụ của cơ chế thị trường, luật phải quy định cụ thể ai được làm và làm thì cần tuân thủ cái gì, vi phạm thì xử lý ra sao, chứ cấm là không hợp lý”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала