Canh Tý 2020: Tuổi xông đất, kiêng kỵ và phong tục của người Việt

© Ảnh : TTXVNĐào Nhật Tân nở sớm chuẩn bị phục vụ Tết Canh Tý 2020.
Đào Nhật Tân nở sớm chuẩn bị phục vụ Tết Canh Tý 2020. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ý nghĩa các phong tục ngày Tết Nguyên đán cổ truyền Việt Nam, chọn tuổi xông nhà, xông đất tốt nhất cho gia chủ năm Canh Tý 2020, những kiêng kỵ nên tránh trong ngày Tết, những điều nên làm để cả năm nhiều tài lộc, may mắn, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng cho gia đình.

Ý nghĩa các phong tục ngày Tết

Với người Việt, Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm, chứa đựng rất nhiều ý nghĩa văn hóa và tinh thần. Tết là thời điểm giao thời, kết nối quá khứ và hiện tại, mở ra đường hướng mới cho tương lai.

Tết là rũ bỏ tị hiềm, khúc mắc trong tâm tưởng để con người trở nên rộng lượng, bao dung hơn. Tết mang đến những tin yêu và hy vọng. Ngày Tết là thời điểm để mỗi người dân Việt “dọn dẹp” lại con người cũ của mình, chuẩn bị cho những điều tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn. Những tập tục ngàn đời truyền thừa qua bao thế hệ, là những nét đẹp văn hóa, lịch sử giúp nâng cao giá trị cho Tết Việt.

© REUTERS / KhamCanh Tý 2020
Canh Tý 2020: Tuổi xông đất, kiêng kỵ và phong tục của người Việt - Sputnik Việt Nam
Canh Tý 2020

Theo quan niệm, Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp với tục tiễn ông Táo về trời, còn gọi là Tết ông Công ông Táo.

Mai Huế khoe sắc - Sputnik Việt Nam
Cố đô Việt Nam duyên dáng hơn trong rừng hoa Tết
Trước hết phải kể đến, ý nghĩa quan trọng nhất của ngày Tết là sự đoàn viên – Tết Đoàn Viên. Tết đến, Xuân về, dù ở bất kỷ đâu, xa xôi cách trở thế nào, mỗi người đều cố gắng trở về nhà để sum họp với người thân, gia đình. Sự trở về không chỉ là tìm lại nơi quê hương một thời nuôi dưỡng ta thơ dại, về với ông bà, cha mẹ người thân. Sự trở về còn mang một ý nghĩa cao cả hơn – trở về với cội nguồn để được soi mình vào gốc gác, vào hình bóng cha ông mà sống vững vàng hơn.

Người Việt Nam không những chỉ trở về để đoàn tụ với cha mẹ, người thân còn sống ở đời, mà còn hướng lòng mình với tổ tiên gia tộc, “cửu huyền thất tổ”. Dễ thấy, trong gia đình, nơi được trang hoàng, sắp đặt cẩn trọng nhất vào dịp Tết là bàn thờ gia tiên, bởi quan niệm đó là nơi các vị tiền nhân sẽ trở về để cùng sum vầy ăn Tết với cháu con.

Từ văn hóa hướng về tổ tiên, nguồn cội, người Việt có phong tục cúng rước ông bà trong ngày Tết. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện sự tri ân của các thế hệ đi sau với những người có công sinh thành, dưỡng dục, cũng là những người tạo dựng nền tảng cho cuộc sống ngày nay. Thờ cúng tổ tiên do đó cũng là truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNSản phẩm gốm Kỳ Linh Canh Tý hoàn thiện chuẩn bị cho bày bán phục Tết Canh Tý, Bát Tràng, Việt Nam
Canh Tý 2020: Tuổi xông đất, kiêng kỵ và phong tục của người Việt - Sputnik Việt Nam
Sản phẩm gốm Kỳ Linh Canh Tý hoàn thiện chuẩn bị cho bày bán phục Tết Canh Tý, Bát Tràng, Việt Nam

Tết không chỉ là dịp để cháu con trở về với ông bà, cha mẹ, hướng về tưởng nhớ tổ tiên. Tết còn là dịp để ông bà, cha mẹ thể hiện niềm yêu thương, quý mến với cháu con. Khác với phương quan niệm đến sinh nhật mới là thêm tuổi mới, với người Việt, Tết là thêm năm mới, thêm năm mới là thêm tuổi. Mừng tuổi cũng là phong tục ngày Tết nhiều ý nghĩa, kèm theo tục mừng tuổi là lì xì. Theo quan niệm của người Việt, mừng tuổi đầu xuân thay cho lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc. Mừng tuổi được thực hiện vào đầu năm mới, khi con cháu trong gia đình sum vầy, chúc thọ ông bà, cha mẹ. Đồng tiền mừng tuổi ở đây chỉ mang ý nghĩa may mắn, quan trọng là ở thông điệp con cháu chúc ông bà sức khỏe, bách niên giai lão, ông bà mong con cháu làm ăn thuận lợi, thành công, trẻ nhỏ càng mau lớn, ngoan ngoãn.

Những phong tục Tết của người Việt: Phải làm gì để được may mắn cả năm?

Người Việt tin rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, dù tâm linh là điều mà không phải lúc nào khoa học cũng chứng minh được, nhưng với niềm tin để có một năm mới thật nhiều may mắn, tài lộc và hạnh phúc, các gia đình Việt Nam vẫn giữ những phong tục, những truyền thống tốt đẹp và cả những niềm tin rằng khởi đầu năm mới thuận lợi thì cả năm cũng sẽ hanh thông mọi sự.

Thăm mộ tổ tiên

Tết là dịp con cháu trong gia đình cùng nhau đi thăm viếng, dọn dẹp, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân trong gia đình. Đây là phong tục phổ biến của người Việt, nêu cao đạo hiếu, lòng kính trọng đối với các bậc sinh thành, tiền nhân và tổ tiên đã khuất cũng như cầu mong “thế giới tâm linh” phù hộ cho gia đình con cháu luôn được khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc.

Cúng tất niên

Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và tươm tất để chuẩn bị đón Tết. Đến chiều 30 Tết, các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương cúng thần linh, khấn gia tiên về ăn tết cùng gia đình, đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới. Tùy thuộc vào mỗi địa phương hay mỗi miền đất nước, mâm cơm ngày 30 Tết cũng có đôi chút sự khác biệt.

Bàn thờ cúng tổ tiên ngày Tết - Sputnik Việt Nam
Sai lầm nhiều người Việt mắc phải trong cúng bái 3 ngày Tết

Miền Bắc: Mâm cúng tất niên miền Bắc thường có những món như bánh chưng, nem rán, giò lụa, giò xào, miến xào lòng gà, gà luộc, thịt đông và canh măng...

Miền Trung: Mâm cúng tất niên miền Trung gồm bánh chưng, bánh tét, giò lụa, thịt đông, bò kho mật mía, chè, bánh gạo, thịt heo luộc, gà bóp rau răm,…

Miền Nam: Mâm cúng tất niên miền Nam thường có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu,...

Chưng mâm ngũ quả

Từ bao đời nay, mâm ngũ quả vẫn được xem là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt Nam. Cũng như mâm cúng tất niên, tùy theo mỗi vùng miền mà người dân sẽ có cách lựa chọn các loại trái cây khác nhau để bày mâm ngũ quả.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động Tết trồng cây

Mâm ngũ quả miền Bắc thường có: Nải chuối xanh, hồng, bưởi, hoặc quýt, cam, ớt đỏ, thanh long, quả phật thủ, đào hoặc táo. Nhìn chung, người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo ngũ hành Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi yếu tố có một màu sắc và người ta thường chọn các loại trái cây có màu sắc tương ứng.

Mâm ngũ quả miền Trung thường có: nải chuối xanh, quả dừa, xoài, dứa, đu đủ, mãng cầu, quýt. Thông thường, mâm ngũ quả ở miền Trung thường được đơm từ các loại trái cây địa phương, nhà nào có thức nào, đơm thức ấy. Đặc biệt, người miền Trung thường kiêng cúng cam, và các loại trái cây có vị đắng, cay. Thay vào đó, họ thường ưu tiên chọn các loại trái cây tròn đều, vị ngọt và lâu hỏng để bày trên mâm ngũ quả.

© Depositphotos.com / Vinh DavMâm cỗ Tết
Canh Tý 2020: Tuổi xông đất, kiêng kỵ và phong tục của người Việt - Sputnik Việt Nam
Mâm cỗ Tết

Trong khi đó, các gia đình miền Nam thường bày biện mâm ngũ quả theo mong muốn "cầu sung vừa đủ xài" với hy vọng một năm mới sung túc, đủ đầy, tương ứng 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Đặc biệt, người miền Nam kiêng cúng chuối vì quan niệm chuối có phát âm gần giống "chúi", có thể khiến gia chủ làm ăn thất bát hoặc dễ gặp nguy nan. Ngoài ra, người dân miền Nam cũng không quên đơm thêm quả dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh để cầu mong may mắn.

Lễ cũng đón giao thừa

Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, là thời gian quan trọng khi trời đất giao hòa. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch, được tiến hành vào phút cuối cùng của năm với mong muốn bỏ hết những điều xấu của năm cũ, trông đợi vào những điều tốt đẹp của năm mới. Thông thường, lễ cúng giao thừa được thực hiện ở ngoài trời, trước sân nhà.

© Ảnh : vietnamnet.vnVì sao cúng giao thừa là lễ quan trọng nhất Tết Nguyên đán?
Canh Tý 2020: Tuổi xông đất, kiêng kỵ và phong tục của người Việt - Sputnik Việt Nam
Vì sao cúng giao thừa là lễ quan trọng nhất Tết Nguyên đán?

Hái lộc đầu xuân

Một nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt là hái lộc đầu xuân. Vào thời điểm sau khi giao thừa hoặc sáng mồng Một, người ta thường đến đình, chùa, hái một cành lộc nhỏ với ý nghĩa tượng trưng là mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà, mong muốn rước lộc tài, may mắn về nhà.

Tuy nhiên, do có nhiều biến tướng trong việc hái lộc, ngày nay, nhiều nơi đền chùa đã không còn cho người dân tự ý hái cây, bẻ cành mà chủ yếu phát cành lộc vàng. Việc này đã giúp hạn chế rất nhiều việc vặt chồi non, cây cảnh trong chùa. Ngoài ra, nhiều người cũng lựa chọn cách mua cành lộc bán sẵn. Cành lộc có nhiều loại tương ứng với ý nghĩa khác nhau, như cành trứng gà mang lại may mắn đường con cái, tượng trưng cho sự sum vầy; cành phất lộc mang về tài lộc, công danh cho gia đình, còn cành hoa hải đường thì gửi gắm ước mong về sự giàu sang, phú quý.

Xông đất

Xông đất là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về. Người Việt quan niệm, năm mới sẽ thuận lợi nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn trong ngày đầu tiên của năm. Phong tục xông đất đã có từ hàng trăm năm trước, và là một trong nhưng lưu tâm quan trọng nhất của mỗi gia đình trong năm mới.

Những bông hoa đào Nhật Tân mới nở - Sputnik Việt Nam
Những vườn hoa Việt Nam chuẩn bị đón Tết

Người Việt quan niệm, sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.

Thông thường, gia chủ phải tìm trong số người thân, bà con láng giềng có can, chi hợp với tuổi mình để nhờ xông đất. Đây phải là người hiền lành, “nhẹ vía”, có gia đình ấm êm hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ. Cùng với đó, phải tuyệt đối tránh chọn những người có tang chế, thời vận đang đi xuống, ốm đau bệnh tật, gia đạo bất hòa,…

Ngoài ra, người khách xông đất chỉ nên đến nhà khoảng 5-10 phút chứ không ở lại lâu, với mong muốn cầu cho mọi việc trong năm được trôi chảy.

Thời xưa, tục chọn người xông đất đầu năm có sự khác biệt nhất định giữa các giai tầng trong xã hội. Giai cấp quan lại, người có học thường chọn người xông đất hợp tuổi với chủ nhà. Người đi xông đất cũng phải là trụ cột trong gia đình.

Với người dân lao động, tiêu chí này ít khắt khe hơn. Người được nhờ xông đất thường chỉ cần khỏe mạnh, tốt bụng, gia cảnh khấm khá, gia đình hiếu thuận, đầm ấm.

Chúc tết và mừng tuổi

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ cho ông bà, cha mẹ mình, mong muốn ông bà, cha mẹ năm mới có được sức khỏe tốt, tuổi thọ dài lâu. Sau đó ông bà, cha mẹ sẽ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may, kèm theo những lời chúc cho các cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, mạnh khỏe, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi mang ý nghĩa may mắn, không quan trọng số lượng mà chủ yếu có tính tượng trưng.

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNPhố Hàng Mã tràn ngập những món đồ trang trí, tượng thần tài, mèo may mắn, hoa giả, các loại lì xì, đèn lồng, câu chúc, tạo hình bánh chưng....
Canh Tý 2020: Tuổi xông đất, kiêng kỵ và phong tục của người Việt - Sputnik Việt Nam
Phố Hàng Mã tràn ngập những món đồ trang trí, tượng thần tài, mèo may mắn, hoa giả, các loại lì xì, đèn lồng, câu chúc, tạo hình bánh chưng....

Xuất hành

Vào ngày mồng một Tết Nguyên Đán, người Việt thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp, phù hợp với tuổi của mình để xuất hành với hy vọng sẽ luôn gặp may mắn mỗi khi ra khỏi nhà.

Đi chùa vào dịp Tết

Mùng 1 hay các ngày nghỉ Tết đi lễ chùa là hoạt động tâm linh mang nét đẹp văn hóa của người dân đất Việt. Đây còn là hành động được coi là mang lại nhiều may mắn trong năm mới, con người dù trong thời điểm Tết đến Xuân về lòng vẫn hướng về Phật, đi chùa đầu năm chẳng những để cầu chúc cho năm mới bình an may mắn mà ngay thời điểm đó còn được du xuân, ngắm cảnh, thư thái tinh thần sau cả năm vất vả.

Những kiêng kỵ trong ngày Tết

Vì Tết là thời điểm quan trọng trong năm, là khởi đầu của một năm mới, người Việt thường có một số kiêng kỵ, hạn chế trong dịp này để tránh điều xui xẻo xảy đến.

Đèn trang trí tại thành phố Hồ Chí Minh trước thềm Tết Nguyên đán - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng chốt phương án nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 7 ngày

Nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (thuộc Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Tiềm năng con người) đã có trao đổi về những kiêng kị này.

“Quan niệm dân gian của người xưa có nhiều điều kiêng kị trong ngày đầu năm, một số đã được lí giải và chứng minh, một số điều thì vẫn khá mơ hồ. Nhưng xét cho cùng, tất cả những tục lệ đó đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam ta, việc thực hiện hoặc kiêng cữ đầy đủ cũng là một liệu pháp tâm lí giúp mọi người có thể yên tâm chào đón năm mới”, ông Cường cho biết.

Vậy nên, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, sau đây là một số việc mà bạn có thể nên tránh trong dịp Tết nguyên đán để có thể an tâm đón chào một năm mới với nhiều may mắn, lộc tài.

Kiêng nói lời xui xẻo: Trong thời khắc đầu năm mới, người xưa thường kỵ các từ ngữ thể hiện sự thiếu hụt như “hết”, “thiếu” hay những từ mang tính phủ định như “không cần”, “không có”. Vậy nên, trong bữa ăn tất niên, nếu người nhà gắp thức ăn cho bạn và bạn không muốn ăn thì hãy bảo là “con có rồi” hay “con có nhiều quá rồi”. Ngoài ra, cần tránh nói về điềm xui, gở như bệnh tật, thua lỗ, mất mát,…

Kiêng cự cãi: Trong dịp Tết, kể cả trong đêm Giao thừa lẫn những ngày đầu năm mới, mọi người không nên cự cãi hay to tiếng với nhau, nhất là giữa các thành viên trong gia đình càng cần đặc biệt chú ý. Tết là dịp gia đình đoàn tụ, sum vầy, là thời điểm rũ bỏ những điều không hay, không tốt của năm cũ nên đừng làm mọi chuyện trở nên u ám, gây ra những xích mích không đáng có giữa người với người. Nếu có thể, hãy dành cho nhau những “lời hay, ý đẹp”, tao nhã, thanh tao để tất cả cùng được hưởng một cái Tết thật an vui, hạnh phúc.

Kiêng ăn cháo trắng: Dân gian quan niệm, chỉ những gia đình nghèo khổ, thiếu đói mới phải ăn cháo. Chính vì thế, ngày đầu năm mới, mọi người không nên nấu cháo (đặc biệt là cháo trắng) ăn mà thay vào đó hãy ăn những món khác thịnh soạn, ấm áp hơn.

Kiêng làm rơi vỡ đồ đạc: Trong nhà thường có những vật dụng rất dễ vỡ: gương, chén, dĩa, ly, tách,.... Người xưa cho rằng, nếu làm rơi vỡ đồ đạc vào năm mới sẽ không đem lại điềm cát lành bởi sự “rơi, vỡ, bể” là “điềm xấu” báo hiệu sự chia cắt, rạn vỡ trong gia đình.

Tết Nguyên Đán  tại Việt Nam.  - Sputnik Việt Nam
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 30 điểm dịp Tết Nguyên đán 2020
Ngoài ra, nhiều người cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước vẫn hay được ví như nguồn tài lộc. Người Việt vẫn có câu chúc: “Tiền vào như nước”, nếu cho đi thì sẽ khiến tài chính trong năm mới gặp xui xẻo, thua lỗ, thất bát trong làm ăn.

Kiêng vay mượn hoặc trả nợ đầu năm: Người xưa cho rằng nên hạn chế việc vay mượn hoặc trả nợ tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới. Việc cho mượn hoặc trả nợ cũng giống như “dâng” tài lộc vào tay người khác. Tuy nhiên, sự kiêng kị này còn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng từng người, từng gia đình. Tốt nhất, cần biết cách cư xử sao cho tế nhị, tránh gây hiểu lầm, bất hòa, xích mích trong các mối quan hệ.

Kiêng đổ rác và quét nhà: Dân gian quan niệm, những ngày đầu năm, đặc biệt là mồng 1 Tết nguyên đán, tuyệt đối không quét nhà đổ rác. Hành động quét nhà cũng tương tự như việc quét hết tài lộc, may mắn ra ngoài. Nếu nhà có rác, bụi, hãy quét chúng vào một góc chứ không nên quét ra cửa hay đổ đi.

Tết Canh Tý 2020: Tuổi nào xông đất mang đến tài lộc cho chủ nhà?

Để đón một năm mới nhiều hy vọng vạn sự hanh thông, tốt đẹp, gặp nhiều may mắn, người Việt tin rằng, người đến “xông đất”, ghé thăm nhà đầu tiên nếu như hợp tuổi với chủ nhà sẽ mang lại đại cát đại lợi, phú quý tài lộc cho cả năm.

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu phong thủy, nguyên tắc chọn tuổi xông đất trước hết phải chọn người có Chi của tuổi hợp với năm Tý, sau đó sẽ chọn trong số những tuổi ấy những người có Can hợp với Can của Mệnh Chủ (chủ nhà).

Tiếp viên Việt Nam Airlines - Sputnik Việt Nam
Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay dịp Tết Nguyên đán

Cụ thể, theo nhóm nghiên cứu Thanh Phong Các (CLB Phong thủy Thăng Long) nên chọn người hợp với Đương niên Thái Tuế Canh Tý và chọn hàng Can của tuổi xông đất hợp với Mệnh chủ nhà.

Chọn người hợp với Đương niên Thái Tuế Canh Tý: Năm nay năm Tý, nếu người đến xông đất là tuổi Sửu thì được Lục Hợp, mà Tý hợp Sửu hóa Thổ - Thổ sinh Kim là nguyên thể của tiền tài. Thổ cũng là nguyên tố đóng ở Trung cung, khống chế cả 4 phương tám hướng nên chủ uy quyền, công danh và Phú quý. Đầu năm người Tuổi Sửu xông nhà nếu lại được hợp mệnh gia chủ thì mang tiền tài, công danh, uy quyền đến cho gia chủ. Tuổi Sửu có các tuổi sau: Kỷ Sửu (2009) – Mang niềm vui đến trong thi cử, lợi cho việc học hành, cầu công danh. Đinh Sửu (1997) – Mang niềm vui đến trong công việc, lợi cho việc quyền chức, công danh. Ất Sửu (1985) – Mang niềm vui đến trong tiền tài, lợi cho việc cầu tài lộc. Quý Sửu (1973) – Mang Niềm vui đến trong gia đạo, lợi cho phúc thọ, vượng nhân đinh.

Hợp với năm Tý, còn có Tam Hợp Thân – Tý – Thìn. Tam Hợp Thân – Tý – Thìn hợp thành Thủy Cục. Thủy chủ về Trí, cho nên nếu người xông đất là người tuổi Thân, tuổi Tý thì sẽ mang may mắn đến trong thi cử, lợi cho việc cầu công danh, học vấn, cầu mưu, lo toan việc lớn.

Các tuổi nên tránh khi chọn người xông đất: Tránh Lục Xung : Tý – Ngọ, Mão - Dậu, Thìn – Tuất, Sửu – Mùi, Dần – Thân, Tỵ - Hợi. Tránh Tam Hình: Nhất hình: Dần – Tỵ - Thân (xung đột, cản trở, kìm hãm, phá bại - Trì Thế chi Hình). Nhị hình: Sửu – Tuất – Mùi (bất nhân, giả trá, vô ơn bạc nghĩa - vô ân chi hình). Tam hình : Mão – Tý (đào hoa, tửu sắc, dâm dục, ái tình – Vỗ lễ chi Hình).

Chọn hàng Can của tuổi xông đất hợp với Mệnh chủ: Hàng Can của tuổi người xông đất phải hợp với hàng Can của Mệnh chủ, sao cho được hợp thành Ấn-Quan-Tài-Phúc. Ấn : Lợi cho việc ấn tín, công danh, sự nghiệp. Quan : Lợi cho việc quan trường, công việc. Tài : Lợi về Tài Lộc, tiền tài hưng vượng. Phúc: Lợi về gia đạo, nhân khẩu, con cái.

Vẽ tranh trên sản phẩm Pháp Lam cho dịp Tết - Sputnik Việt Nam
Trang sức pháp lam Huế trên bạc cho Tết Canh Tý được lấy cảm hứng từ pháp lam Nga

Tuổi xông nhà đất Canh Tý theo 12 con Giáp: Chủ nhà tuổi Tý: Nên chọn người tuổi Thân, Thìn (Tam hợp), Tuổi Sửu (Nhị hợp). Chủ nhà tuổi Sửu: Nên chọn tuổi Tỵ, Dậu, Tý. Chủ nhà tuổi Dần: Nên chọn tuổi Ngọ, Tuất, Hợi. Chủ nhà tuổi Mão: Nên chọn tuổi Mùi, Hợi, Tuất. Chủ nhà tuổi Thìn: Nên chọn tuổi Tý, Thân, Dậu. Chủ nhà tuổi Tỵ: Nên chọn tuổi Sửu, Dậu, Thân. Chủ nhà tuổi Ngọ: Nên chọn tuổi Dần, Tuất, Mùi. Chủ nhà tuổi Mùi: Nên chọn tuổi Mẹo, Hợi, Ngọ. Chủ nhà tuổi Thân: Nên chọn tuổi Tý, Thìn, Tỵ. Chủ nhà tuổi Dậu: Nên chọn tuổi Sửu, Tỵ, Thìn. Chủ nhà tuổi Tuất: Nên chọn tuổi Dần, Ngọ, Mẹo. Chủ nhà tuổi Hợi: Nên chọn tuổi Mẹo, Mùi, Dần.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chung (tác giả cuốn sách Lịch vạn niên Việt Nam 1901 - 2103), cổ học phương Đông có các quy luật tương sinh và tương khắc về âm dương ngũ hành. Con người có 5 loại mệnh: mệnh Kim, mệnh Thủy, mệnh Mộc, mệnh Hỏa và mệnh Thổ.

Quy luật tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ lại sinh Kim. Như vậy, người mệnh Thủy cần người mệnh Kim xông đất, người mệnh Mộc cần người mệnh Thủy xông đất, người mệnh Hỏa cần người mệnh Mộc xông đất, người mệnh Thổ cần người mệnh Hỏa xông đất, người mệnh Kim cần người mệnh Thổ xông đất.

Hoặc có thể chọn tuổi xông nhà theo Tam hợp chi (ba chi hợp nhau) : Thân - Tí - Thìn, Hợi - Mão - Mùi, Dần - Ngọ - Tuất, Tỵ - Dậu - Sửu. Ví dụ: chủ nhà tuổi Dần, chọn người có tuổi Ngọ hay Tuất xông nhà…

Chọn người xông đất đầu năm phù hợp theo mệnh: Chủ nhà mệnh Kim nên chọn người mệnh Thổ, Thuỷ, Kim. Chủ nhà mệnh Mộc nên chọn người mệnh Thuỷ, Hoả, Mộc. Chủ nhà mệnh Thuỷ nên chọn người mệnh Kim, Mộc, Thuỷ. Chủ nhà mệnh Hoả nên chọn người mệnh Mộc, Thổ, Hoả. Chủ nhà mệnh Thổ nên chọn người mệnh Hoả, Kim, Thổ. (Thông tin có tính chất tham khảo để độc giả có thể chọn cho mình những yếu tố phù hợp theo niềm tin, cơ sở, phong tục, truyền thống văn hóa của Việt Nam).

© REUTERS / KhamCanh Tý 2020
Canh Tý 2020: Tuổi xông đất, kiêng kỵ và phong tục của người Việt - Sputnik Việt Nam
Canh Tý 2020
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала