Việt Nam kiểm soát dịch virus corona tốt hơn cả Nhật Bản?

© Ảnh : Quang Duy - TTXVNTrường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 được kiểm tra, giám sát y tế chặt chẽ.
Trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 được kiểm tra, giám sát y tế chặt chẽ.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Bộ Y tế Việt Nam, tính đến ngày 20.2, đã có 15/16 trường hợp xác nhận âm tính với virus corona (Covid-2019). Phác đồ điều trị virus corona của Việt Nam được đánh giá cao như Đại sứ Kunio Umeda nói, Việt Nam kiểm soát dịch Covid-2019 tốt hơn cả Nhật Bản.

Việt Nam đang nỗ lực hết mình đẩy lùi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.

15/16 ca khỏi bệnh: Phác đồ điều trị virus corona của Việt Nam rất hiệu quả

Sáng 20.2, Việt Nam đã cho xuất viện trường hợp bé 3 tháng tuổi mắc Covid-19 sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính lần hai.

Như vậy, tính đến nay tại Việt Nam đã có 15/16 ca nhiễm coronavirus chủng mới được chữa khỏi. Đây là thành công đáng khâm phục, cho thấy phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả trong khi thế giới chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh này, cũng như trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.

Trưởng đoàn các nước ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynold chụp ảnh chung.  - Sputnik Việt Nam
Quân đội ASEAN nhất trí hợp tác chống dịch COVID-19

Ths.BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân nhiễm coronavirus chủng mới đã có những chia sẻ về phác đồ điều trị. Vị chuyên gia cho biết, ngay từ khi bệnh chưa xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn về chẩn đoán điều trị. Tất cả tài liệu của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã rất đầy đủ. Phác đồ điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới  tại Việt Nam cũng xuất phát từ những nghiên cứu của Trung Quốc và các nước khác, cũng như những kinh nghiệm của người thầy thuốc qua điều trị cho hàng trăm, hàng nghìn ca điều trị bên Trung Quốc và dựa trên thông tin từ những trung tâm nghiên cứu lớn của WHO.

“Từ những kinh nghiệm của đồng nghiệp, Việt Nam đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho mình. Hiện phương pháp điều trị của chúng ta là chưa cần những thuốc điều trị đặc biệt mà vẫn sử dụng những loại thuốc sẵn có theo từng tình trạng của mỗi người bệnh”, BS Nguyễn Trung Cấp nhấn mạnh.

Bác sĩ Cấp cho biết, hiện ngành Y tế Việt Nam vẫn liên tục cập nhật phác đồ điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do coronavirus chủng mới gây ra. Đó là bởi Trung Quốc cũng liên tục có những nghiên cứu từ các ca mắc bệnh để tìm ra phác đồ phù hợp. Các bác sĩ Trung Quốc đã nghiên cứu từ 40 bệnh nhân đầu tiên, rồi đến vài trăm và hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh. Do vậy, Việt Nam luôn phải cập nhật những điểm mới, điểm cải tiến trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, có thể phải rất lâu sau khi dập được dịch, con người mới có được cái nhìn toàn cảnh hơn về dịch Covid-19 thông qua các số liệu thống kê thu thập được.

© Ảnh : Hoàng Hùng - TTXVNHai bệnh nhân được điều trị tại Phòng khám Đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc xuất viện.
Việt Nam kiểm soát dịch virus corona tốt hơn cả Nhật Bản? - Sputnik Việt Nam
Hai bệnh nhân được điều trị tại Phòng khám Đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc xuất viện.

Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho biết, sau khi được điều trị khỏi, âm tính với virus, người bệnh sẽ không còn khả năng lây nhiễm cho người khác. Đặc biệt, với bệnh nhân viêm phổi nhưng không bị suy hô hấp, không cần thở máy, việc điều trị trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

“Về nguyên tắc, khi người bệnh hết virus có nghĩa hệ miễn dịch đã đủ mạnh để quét sạch virus, họ sẽ không phát tán virus, không lây bệnh cho người khác và cho cộng đồng. Nhưng vì đây là bệnh mới, đòi hỏi chúng ta phải thận trọng, nên với các bệnh nhân đã xét nghiệm âm tính với virus, khỏi bệnh nhưng các bác sĩ vẫn tiếp tục theo dõi y tế tiếp cho các bệnh nhân này”, bác sĩ Cấp nhấn mạnh.

Khu vực cách ly trong Trường Quân sự tỉnh - Sputnik Việt Nam
Lào Cai: 52 người nghi nhiễm COVID-19 được trở về nhà sau 14 ngày cách ly
Trong khi đó, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định, từng ca bệnh ra viện đã mang lại niềm tin cho cả cộng đồng ở Việt Nam và với cả thế giới khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá cao nỗ lực này của Việt Nam. Hiện nay qua đánh giá sơ bộ, Việt Nam đã có đủ mô hình bệnh nhân gồm bệnh nhân trẻ, bệnh nhân già, bệnh nhân là trẻ em, người già có nhiều bệnh nền, nhiều tai biến.

“Chúng ta đã điều trị hết sức tích cực và bệnh nhân vẫn khỏi bệnh, ra viện. Đặc biệt không có bệnh nhân nào tử vong, trong khi kể các các nước hiện đại như: Nhật Bản, Pháp cũng đã công bố có bệnh nhân tử vong. Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho thấy những nỗ lực của các bác sĩ Việt Nam, nỗ lực của người bệnh và của các cơ quan quản lý đã cho ra những phác đồ điều trị trúng, đúng, không để người bệnh tử vong. Đặc biệt, tính đến giờ phút này cũng chưa có thầy thuốc nào của Việt Nam bị lây nhiễm bệnh, là những điều rất đáng mừng”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết.

Bộ Y tế cho biết, chiều nay (20.2), 2 bệnh nhân nhiễm Covid-19 điều trị tại Phòng khám đa khoa Quang Hà (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) cũng được xuất viện.

Ngoài ra, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng chia sẻ thêm, vào 14h chiều 21.2, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) tiễn bệnh nhân Việt kiều Mỹ nhiễm Covid-19 ra viện.

Việt Nam chữa khỏi bé 3 tháng tuổi nhiễm virus corona như thế nào?

Tại buổi chúc mừng bệnh nhi 3 tháng tuổi N.G.L nhiễm virus corona chủng mới (Covid-2019) ra viện sau khi đã được điều trị thành công tại Bệnh viện Nhi Trung ương, TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin cho biết bé N.G.L đã được điều trị như thế nào.

© Ảnh : Huy Hùng - TTXVN Cháu bé chính thức được xuất viện sau hơn 10 ngày điều trị.
Việt Nam kiểm soát dịch virus corona tốt hơn cả Nhật Bản? - Sputnik Việt Nam
Cháu bé chính thức được xuất viện sau hơn 10 ngày điều trị.

Bé gái N.G.L đến từ xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc được xác định nhiễm virus corona từ bà ngoại P.T.B. Bà ngoại của L. lại tiếp xúc với nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Dự (dương tính với virus corona ngày 22.1 và là 1 trong 8 công nhân Công Ty TNHH Nihon Plast Nhật Bản được cử sang Vũ Hán thực tập và trở về Việt Nam ngày 17.1). Bé L. và mẹ đã ở nhà ngoại trong 4 ngày từ 26 đến 29.1.

Sau khi bà ngoại P.T.B được xác định nhiễm coronavirus, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành điều tra lập danh sách người tiếp xúc gần, trong đó có bé L. và mẹ.

Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp do Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê làm Đội trưởng (thứ 2 từ phải sang) thăm hỏi nữ bệnh nhân dương tính với vi rút Corona tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế ra mắt trợ lý ảo hỏi đáp về dịch bệnh COVID-19
Theo hồ sơ theo dõi bệnh, 5 ngày trước khi vào viện, bé L. có biểu hiện quấy khóc, chảy nước mũi, ho húng hắng, khò khè nhẹ, sốt nhẹ 37,4 độ C, bé vẫn bú tốt, không khó thở. Bệnh nhi được khám và cách ly tại Phòng khám Đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm dịch mũi họng và gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để xét nghiệm. Ngày 11.2, kết quả cho thấy mẫu bệnh phẩm của bé L. dương tính với Covid-19.

Sau khi trao đổi chuyên môn giữa các tuyến, các bác sĩ xác định đây là ca bệnh nhỏ tuổi, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương lúc 20h30 ngày 11.2 để đảm bảo công tác điều trị, chăm sóc, cách ly tốt hơn.

Sau 10 ngày, ngày 20.2, Bệnh viện Nhi Trung ương công bố đã điều trị thành công và cho bệnh nhân ra viện. Bé sẽ được đưa về địa phương và tiếp tục được các y bác sĩ tại đây theo dõi sức khỏe. Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ các bác sĩ tại địa phương trong việc chăm sóc cho bệnh nhi.

TS.BS Nguyễn Văn Lâm cho biết, trường hợp bé ba tháng tuổi nhiễm virus corona chủng mới 2019, Bệnh viện đã dựa trên phác đồ điều trị Covid-2019 mới nhất của Bộ Y tế và cập nhật từ trên thế giới. Bác sĩ Lâm cho hay, bên cạnh đó, bệnh viện còn sử dụng các loại thuốc căn bản để điều trị cho cháu bé, bao gồm cả cả vấn đề về sức khỏe tinh thần, vệ sinh thân thể cũng như hỗ trợ về chế độ dinh dưỡng tăng cường miễn dịch cho cháu bé. Đồng thời có các biện pháp cách ly, đảm bảo tránh lây chéo từ con sang mẹ, tránh nhiễm khuẩn chéo từ môi trường bên ngoài vào bệnh nhi.

Theo Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, trong quá trình điều trị cho cháu bé, khi người mẹ chăm sóc trực tiếp cho cháu, người mẹ cũng được hướng dẫn đeo khẩu trang, tránh giọt bắn của trẻ vào mắt, niêm mạc, đường hô hấp.

Hai bệnh nhân ở Phòng khám đa khoa Quang Hà (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất viện.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có phác đồ điều trị hiệu quả chống virus corona

Đồng thời cũng yêu cầu người tiếp xúc với trẻ cần thực hiện rửa tay sạch sẽ, hạn chế, chống được sự lan truyền của virus từ con sang mẹ. Vì vậy, mẹ chăm sóc con nhiều ngày nhưng vẫn có kết quả âm tính. Bệnh viện cũng đảm bảo nhân viên y tế thực hiện đúng quy trình điều trị cách ly, đảm bảo không có nhân viên y tế bị lây nhiễm chéo.

“Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ đường lây truyền chủ yếu của virus corona là tiếp xúc và giọt bắn. Vì thế, trong lúc chăm sóc cho cháu bé, chúng tôi hướng dẫn người mẹ tránh giọt bắn của trẻ vào mắt, niêm mạc, đường hô hấp. Khi tiếp xúc, người mẹ thực hiện rửa tay sạch sẽ, sử dụng khẩu trang, đi găng khi chăm sóc cháu bé để hạn chế tốt nhất sự lan truyền virus từ con sang mẹ. Vì thế, dù chăm sóc con rất nhiều ngày nhưng người mẹ vẫn âm tính với virus corona”, TS.BS Nguyễn Văn Lâm nhấn mạnh.

GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng nêu rõ, sau khi về cộng đồng, trước mắt cần có hướng dẫn cách ly 14 ngày để tránh lây nhiễm ra xung quanh. Đồng thời, GS Hải cũng có khuyến cáo chung như tăng cường dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo môi trường chung được sạch sẽ.

Cẩn thận với “bùa hộ mệnh” shut out virus corona được rao bán trên mạng

Dịch Covid-19 hoành hành với nhiều diễn biến phức tạp, đã gây ra không ít sự hoan mang, lo lắng cho người dân. Đánh vào tâm lý này, đã có một lượng không nhỏ các sản phẩm, dịch vụ, phong trào ăn theo dịch bệnh xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, thổi phồng các phương pháp phòng bệnh hòng trục lợi cá nhân.

Nhân viên phòng thí nghiệm mặc một bộ đồ bảo vệ trước khi kiểm tra các mẫu tại Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Qinhuangdao ở Hà Bắc, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Sắp có thuốc chống virus corona? Bác sĩ Việt Nam lên tiếng

Vừa qua, dân mạng rầm rộ truyền tai nhau những “mẹo” phòng bệnh như tẩm muối vào khẩu trang, nhỏ một giọt dầu tràm vào khẩu trang, đốt bồ kết.

Đặc biệt, mới đây, trên mạng xã hội có xuất hiện những mặt hàng như thẻ “virus shut out” (thành phần được làm bằng natri clorit carbon dioxide, được quảng cáo có khả năng kháng virus, kháng khuẩn, chống bụi phấn hoa, giúp bảo vệ cơ thể) và bút, được cho là có khả năng ngăn chặn virus, vi khuẩn. Những vật dụng này được quảng cáo có tác dụng thần kỳ, khiến nhiều người không ngần ngại bỏ tiền ra mua, dù chưa biết tác dụng thực sự của chúng đi đến đâu.

Những sản phẩm này thường được quảng cáo với những câu từ hoa mỹ như:

“Các nhà nghiên cứu hàng đầu tại Nhật Bản, Nga đã tìm ra giải pháp đầu tiên trên thế giới: một sản phẩm diệt khuẩn có thể mang theo bên người, thay thế vắc xin kháng khuẩn, thuốc kháng sinh, khẩu trang chống khuẩn” hay “chỉ cần đeo thẻ có thể đánh bay 99,99% virus, vi khuẩn lây bệnh, diệt khuẩn, khử mùi, chống ẩm mốc, siêu tiện lợi, mang theo bên người mọi lúc mọi nơi và tự tin giao tiếp”.

Với tâm lý tin tưởng vào các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản, Nga, rất ít người chịu bỏ công tìm hiểu tác dụng thực sự của các mặt hàng này. Người ta không ngần ngại bỏ ra 200.000 - 300.000 đồng để mua sản phẩm mà không mảy may hay biết biết, chưa hề có nghiên cứu nào về tác dụng của những mặt hàng này.

PGS-TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết ông chưa nghe thông tin nào về việc thẻ xua được virus, vi trùng.

Theo ông Phu, đến nay, vẫn chưa có cơ quan y tế nào khuyến cáo về phương pháp phòng bệnh này. Cơ quan y tế của Việt Nam cũng chưa nhận được thông tin chính thức từ các nhà khoa học hay chuyên gia phòng bệnh truyền nhiễm, chống dịch của các tổ chức quốc tế về việc đeo thẻ giúp phòng dịch bệnh. Trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào khuyên người dân sử dụng thẻ để phòng bệnh Covid-19.

Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm- Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, hiện vẫn chưa có thông tin gì về việc sử dụng bút hay thẻ có thể diệt trừ được virus trong không khí. Bác sĩ Khanh cho rằng nhiều người rao bán “tào lao” và do quá lo sợ, hoang mang trước dịch bệnh, một số người chấp nhận mua dù không biết rõ tác dụng thực sự của sản phẩm.

Bác sĩ Khanh nhấn mạnh, cách phòng bệnh tốt nhất là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trang đúng cách; che kín miệng, mũi khi ho bằng khuỷu tay áo, khăn giấy để giảm phát thải dịch tiết đường hô hấp ra không khí.

Đội ngũ y bác sỹ chúc mừng hai bệnh nhân được xuất viện. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chữa khỏi thêm 2 bệnh nhân nhiễm virus corona
Liên quan đến kiểm soát thị trường các sản phẩm phục vụ chống dịch Covid-19, trong đó có các sản phẩm chống virus corona được quảng cáo bán trên mạng xã hội, lúc 17 giờ ngày 19.02.2020, Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 12 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội, đã tiến hành kiểm tra đối tượng có biểu hiện nghi vấn tại khu vực cổng Chợ thuốc Hapulico, địa chỉ số 85, Vũ Trọng Phụng, quận Thanh xuân, Hà Nội.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện đối tượng chào bán gần 300 sản phẩm “thẻ đeo diệt virus corona”, do nước ngoài sản xuất, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp (nhập lậu), không có kiểm định chất lượng. Đấu tranh, khai thác thông tin tại chỗ, đối tượng khai nhận tên Phạm Tiến Mạnh, sinh năm 1997, quê quán ở Thái Nguyên, chào bán lô “thẻ đeo diệt virus corona” này với giá 180.000 đồng/chiếc.

Đây là loại sản phẩm mà các đối tượng đã rao bán trên mạng xã hội như đã nêu ở trên. Truy vấn thông liên quan đến tác dụng, cơ sở khoa học, pháp lý về chất lượng, an toàn, công dụng của sản phẩm này, đối tượng khai nhận rất lơ mơ, không hiểu biết, chỉ khai chung chung là người nhà đã sử dụng và giới thiệu khi đeo nó có tác dụng tương tự như đeo khẩu trang. Toàn bộ lô hàng đã bị lực lượng chức năng lập biên bản, thu giữ để xác minh, xử lý theo các qui định của pháp luật.

Việt Nam kiểm soát dịch virus corona tốt hơn cả Nhật Bản?

Ngày 19.2, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã có buổi làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ông Kunio Umeda.

Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đã thông báo ngắn gọn một số thông tin về tình hình dịch Covid-19 với Đại sứ Umeda: Vừa qua, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng những nỗ lực đồng bộ của các cấp, ngành cùng toàn thể người dân, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, không để xảy ra tình trạng lây lan trong cộng đồng, đến nay đã chữa khỏi 15/16 trường hợp nhiễm, các trường hợp còn lại tiến triển rất tích cực. Tỷ lệ chữa khỏi của Việt Nam vào hàng cao nhất trên thế giới.

Thủ tướng lưu ý cảnh giác phòng chống dịch nhưng cũng phải chú trọng đến phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống cho người dân - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thành công đến đâu trong cuộc chiến với virus corona?

Đặc biệt, Tổng Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh vui mừng thông báo Việt Nam là một trong ba nước đầu tiên nuôi cấy và phân lập thành công virus Corona mới, chế tạo thành công kit thử nhanh virus corona mới.

“Việt Nam đang nỗ lực kiểm soát và hy vọng có thể sớm chấm dứt dịch trong thời gian tới”, Tổng Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh.

Tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đã trao Thư ngỏ chính thức tới Đại sứ Kunio Umeda, đề nghị ngài Đại sứ hỗ trợ cung cấp thông tin chính thức này tới các cơ quan truyền thông, báo chí, Tổng cục Du lịch Nhật Bản, cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia Nhật Bản, cùng các doanh nghiệp, người dân Nhật Bản. Qua đó, để người dân Nhật Bản hiểu rõ Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch, Việt Nam vẫn là một điểm đến an toàn cho du khách quốc tế.

Cảm ơn Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đã dành thời gian cung cấp các thông tin chính thức về tình hình ứng phó dịch ở Việt Nam, ngài Đại sứ Kunio Umeda cho biết tình hình dịch Covid-19 là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của Đại sứ quán và khẳng định sẽ cung cấp các thông tin này tới các cơ quan chức năng, báo chí, doanh nghiệp, công chúng Nhật Bản để nắm rõ tình hình.

Ngài Đại sứ cho biết, thời gian vừa qua một số khách Nhật Bản hoãn chuyến công tác sang Việt Nam vì e ngại tình hình dịch. Đại sứ quán cũng đã giải thích, thông tin cho họ biết rằng Việt Nam đang làm rất tốt công tác phòng chống dịch, thậm chí còn làm tốt hơn cả Nhật Bản để họ yên tâm tiếp tục chuyến đi.

Nhân dịp này, ngài Đại sứ Kunio Umeda cũng cảm ơn ngành du lịch Việt Nam đã tham gia đón tiếp chu đáo Đoàn giao lưu văn hóa, kinh tế, du lịch do Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do, Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt dẫn đầu thăm Việt Nam giữa tháng 1/2020 vừa qua. Ngài Đại sứ hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của Tổng cục Du lịch Việt Nam để thúc đẩy hơn nữa hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала