Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giảm lãi suất điều hành vì Covid-19

© Ảnh : ZingNgân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiều 12.3, một cuộc họp báo được Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhằm thông tin rộng rãi về việc ban hành Thông tư quy định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng phải chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh do coronavirus (Covid-19).

Tại đây, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú đã khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hạ lãi suất vì Covid-19

Ông Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu, xem xét để cho ra quyết định về lãi suất điều hành theo xu hướng giảm trong giai đoạn tới.

“Đây là lãi suất áp dụng với các nguồn tái cấp vốn, chiết khấu, OMO, cho vay qua đêm… và là một trong những cơ chế, chính sách giúp các ngân hàng luôn có thanh khoản dồi dào để hỗ trợ nguồn vốn, lãi suất tốt hơn cho doanh nghiệp”, Phó Thông đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin.

Cũng theo vị này, Thống đốc và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp quyết định thời điểm ban hành, và đần đề này sẽ được đưa ra trong thời gian ngắn sắp tới. So với những lần trước, mức giảm cũng sẽ tương đối hơn.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội ngày 16/11.  - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức "ra tay" đẩy lùi tín dụng đen

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới cũng đã có những bước xem xét cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn.

Trước đó, hồi đầu tháng 3 vừa qua, FED (Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ) cũng quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm về mức 1-1,25% mà không cần đợi đến cuộc họp chính thức sẽ diễn ra vào ngày 17-18.3. FED lo ngại dịch coronavirus sẽ ảnh hưởng tiêu cực hơn đến kinh tế Mỹ.

Trong khi đó, ở Việt Nam, bên cạnh việc xem xét giảm lãi suất điều hành, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết chủ trương của cơ quan này về việc giảm phí thanh toán cho các tổ chức tín dụng và thành viên tham gia thanh toán trên thị trường.

Theo đó, Ngân hành Nhà nước sẽ giảm thêm 50% phí hiện nay của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC). Đồng thời trong thời gian tới, các khoản phí thanh toán do NAPAS cung cấp cũng sẽ giảm.

“Điều này giúp các tổ chức tín dụng và thành phần thanh toán qua hệ thống tiết kiệm thêm chi phí và dùng phần đó để hỗ trợ cho doanh nghiệp”, ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ được giãn nợ

Theo thông tư mới ban hành có hiệu lực từ 12.3, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn sẽ bao gồm số dư nợ gốc và lãi phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính trong thời gian từ ngày 23.1 đến sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch SARS-CoV-2.

Bình Thuận đã có 8 trường hợp mắc Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới

Tất cả khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ đúng hạn do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch coronavirus sẽ thuộc diện được cơ cấu nợ.

Các ngân hàng sẽ hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để xác định số dư nợ của khách bị ảnh hưởng bởi dịch, trong đó phải có tiêu chí bị sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch bệnh.

Thông tư cũng quy định ngân hàng sẽ được miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ với số dư nợ tín dụng (trừ mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) của khách hàng trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn ra khiến khách hàng vay không có khả năng trả nợ đúng hạn.

Cũng trong thời gian dịch diễn ra, các ngân hàng sẽ giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo thời hạn đã được cơ cấu mà không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, việc ban hành thông tư sẽ góp phần hỗ trợ các ngân hàng cũng như doanh nghiệp, giúp họ giảm bớt khó khăn khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

“Đây là một trong những căn cứ pháp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục có được các nguồn vốn duy trì sản xuất kinh doanh, vượt quá khó khăn hiện nay cũng như trong tương lai”, ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. - Sputnik Việt Nam
Thế giới khen tinh thần chống dịch Covid-19 như chống giặc của Việt Nam
Phó thống đốc cũng nhận định, việc quan trọng nhất hiện nay là giúp các doanh nghiệp tiếp tục có vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng kết hợp với vốn tự có để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Về phần mình, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ đầu năm nay cho đến giữa tháng 3, tăng trưởng dư nợ trong nền kinh tế mới đạt khoảng 0,1%, trong khi cùng kỳ đạt 0,85%.

Theo đánh giá sơ bộ của các tổ chức tín dụng gửi về Ngân hàng Nhà nước, số dư nợ của các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được tạm tính là 926.000 tỷ đồng, chiếm hơn 11% tổng dư nợ nền kinh tế. Số dư nợ bị ảnh hưởng này dẫn tới khả năng các doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn.

Ngân hàng Nhà nước khử khuẩn tiền cũ phòng coronavirus

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây lo ngại cho Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định khử khuẩn tiền cũ nhằm tránh nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2. Theo Công điện số 02/CĐ-NHNN về tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành, các loại tiền cũ khi các ngân hàng, Kho bạc nhà nước nộp về phải được phun thuốc khử khuẩn (bó, bao), cũng như được lưu giữ một thời gian nhất định trước khi chi ra.

© REUTERS / Khamđồng Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giảm lãi suất điều hành vì Covid-19 - Sputnik Việt Nam
đồng Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo, Thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành ngân hàng có nhiệm vụ quán triệt đến toàn thể cán bộ và tổ chức triển khai ngay một số nội dung, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Để thực hiện công tác phát hành kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các chi nhánh tỉnh, thành phố trang bị chu đáo nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang y tế, găng tay và bảo hộ lao động cho cán bộ tiếp xúc trực tiếp với tiền mặt. Đồng thời, thực hiện khử trùng, sát khuẩn thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt và kho quỹ.

Khi các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước nộp về các loại tiền cũ, số tiền đó phải được phun thuốc khử khuẩn (bó, bao) và được lưu giữ một thời gian nhất định trước khi chi ra, tùy thuộc vào khả năng cân đối của từng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nêu rõ, căn cứ tình hình tiền mặt trên địa bàn, có thể sử dụng lượng tiền mặt dự trữ trong kho tiền (loại tiền mới in, nhất là các loại mệnh giá nhỏ) để cung ứng cho các tổ chức tín dụng. Trường hợp tiền mới không đủ thì sử dụng tiền đã qua sử dụng và đã được khử khuẩn tại kho. Báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cục Phát hành kho quỹ) những khó khăn, vướng mắc phát sinh để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. - Sputnik Việt Nam
Thế giới khen tinh thần chống dịch Covid-19 như chống giặc của Việt Nam

Đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải thực hiện khử trùng, sát khuẩn, vệ sinh thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt, kho quỹ và các máy giao dịch tự động (ATM).

“Có biện pháp vệ sinh khử trùng tiền mặt (bó, bao) thu về trước khi nhập kho cuối ngày hoặc trước khi nộp về Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp lượng tiền mặt tồn kho nhiều, chi nhánh các tổ chức tín dụng sau khi khử khuẩn có thể lưu giữ tại kho một thời gian nhất định trước khi xuất tiền chi ra cho khách hàng”, công điện của Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.

Các tổ chức tín dụng cũng cần trang bị khẩu trang y tế, găng tay, nước rửa tay sát khuẩn và bảo hộ lao động cho nhân viên giao dịch trực tiếp tiếp xúc với tiền mặt tại các điểm giao dịch của tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quảng bá và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trực tuyến để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt, góp phần hạn chế các nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường các hoạt động online trong các quy trình, thủ tục giao dịch tiền tệ, tín dụng, cắt giảm các thủ tục không cần thiết để hạn chế đi lại và khách hàng phải đến trực tiếp ngân hàng để giao dịch.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала