Nếu chủ quan, Việt Nam sẽ bị Covid-19 hạ knock-out

© Ảnh : Thống Nhất-TTXVN Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, nếu chủ quan, lơ là phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam sẽ phải chịu cú knock-out.

TP.HCM từ chối nhập cảnh tàu Silver Spirit có nhiều thủy thủ người Italia để tránh lây lan dịch bệnh do coronavirus. Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống Covid-19 với Canada. Bộ Ngoại giao ra khuyến cáo công dân về dịch bệnh coronavirus đang lan rộng tại châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ Y tế đề nghị thu phí với công dân nước ngoài điều trị Covid-19 tại Việt Nam.

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam: Bộ Y tế ghi nhận 44 ca nhiễm SARS-CoV-2. 16 người đã khỏi hoàn toàn. 28 ca đang được điều trị tích cực. Trong đó, hai bệnh nhân quốc tịch Anh đang điều trị tại Đà Nẵng đã có kết quả âm tính lần 2 với nCoV. Việt Nam hiện vẫn cách ly 28.979 người có tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch. Có 268 trường hợp nghi nhiễm đang được theo dõi chặt chẽ.

Covid-19: Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với Canada

Theo đề nghị của phía Canada, chiều 12.3 (giờ Hà Nội), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã có cuộc điện đàm với Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Canada Marta Morgan.

Một nội dung quan trọng trong điện đàm của hai Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chính là công tác phòng, chống dịch Covid-19 mà Việt Nam “đã thắng trận mở màn”, Hà Nội có kinh nghiệm kiểm soát dịch rất tốt, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giảm lãi suất điều hành vì Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (nCoV) gây nên, đặc biệt là việc phu nhân Thủ tướng Canada Justin Trudeau – bà Sophie Gregoire Trudeau – có kết quả dương tính với chủng mới virus corona (Covid-19, SARS-CoV-2) khiến nhiều người dân tại quốc gia này lo lắng.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau, theo tuyên bố của văn phòng chính phủ Canada, hiện vẫn có sức khỏe tốt, tuy nhiên theo khuyến nghị của chuyên gia y tế, ông đã tự cách ly 14 ngày. Trong thời gian này, nhà lãnh đạo Chính phủ Canada vẫn tiếp tục điều hành đất nước, đảm nhận đầy đủ mọi nhiệm vụ.

Trong cuộc điện đàm giữa hai Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Marta Morgan, hai bên nhất trí và ghi nhận sự phát triển tốt đẹp quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực, nhất là sau khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện vào năm 2017 và đi vào triển khai Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Việt Nam và Canada đồng thuận thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp cũng như duy trì các cơ chế hợp tác hiện có giữa Bộ Ngoại giao hai nước trong thời gian sắp tới.

Trong điện đàm của Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Canada Marta Morgan, hai bên đồng thời cũng nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực trong năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong nhiệm kỳ 2020-2021.

Đặc biệt, trong cuộc điện đàm của đại diện hai Bộ Ngoại giao Việt Nam – Canada hai bên cũng chia sẻ kinh nghiệm về việc phòng chống dịch Covid-19.

Phát biểu với người đồng cấp Canada, Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn khẳng định Chính phủ Việt Nam rất quyết liệt và đang nỗ lực hết sức trong công tác phòng chống dịch, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi duy trì các hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

Bình Thuận đã có 8 trường hợp mắc Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Canada phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong công tác này, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường.

Về phần mình, Thứ trưởng Marta Morgan đánh giá rất cao những biện pháp phòng chống dịch Covid-19 mạnh mẽ và chủ động của Việt Nam. Chính phủ Canada sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ Đối tác toàn diện mà hai bên đã ký kết, ủng hộ Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong nhiệm kỳ 2020-2021.

Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Canada cũng mong muốn hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các vấn đề cùng quan tâm tại các diễn đàn khu vực và thế giới, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp và khó lường như hiện nay.

Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân về dịch Covid-19 trong tình hình mới

Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cập nhật thông tin và khuyến cáo công dân Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng ở châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới, gây nhiều lo ngại.

Trước diễn biến mới ngày càng phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra (Covid-19) tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12.3 đã cập nhật thông tin và khuyến cáo công dân Việt Nam.

Phi hành đoàn và tiếp viên Hãng hàng không VietjetAir làm thủ tục khai báo y tế trước khi nhập cảnh tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), chiều 7/3.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thêm 4 ca nhiễm Covid-19 mới, dừng miễn thị thực với 8 nước châu Âu

Cụ thể, Bộ Ngoại giao nêu rõ, đối với những người đang ở Việt Nam – cần tuân thủ khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc không ra nước ngoài, nhất là các vùng đang có dịch. Đối với những công dân đang ở nước ngoài, theo Bộ Ngoại giao – Không đến các vùng đang có dịch, hạn chế đi lại và tới những nơi công cộng đông người nếu không thực sự cần thiết, thực hiện nghiêm các khuyến cáo, hướng dẫn, đồng thời tuân thủ tuyệt đối quy tắc phòng chống dịch Covid-19 của cơ quan chức năng sở tại.

“Bình tĩnh, tránh hoang mang, thường xuyên cập nhật thông tin qua báo chí chính thức, cảnh giác và không truyền bá những thông tin chưa kiểm chứng”, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Cục Lãnh sự nêu rõ, đối với những người từ nước ngoài trở về phải thực hiện khai tờ khai y tế chính xác, trung thực khi nhập cảnh.

Bộ Ngoại giao Việt Nam trong thông báo mới nhất cũng đề nghị những người trở về từ hoặc đi qua vùng có dịch phải thực hiện khai tờ khai y tế chính xác, trung thực khi nhập cảnh và chấp hành nghiêm túc việc giám sát y tế và cách ly 14 ngày theo quy định.

“Những hành vi che giấu, không khai báo, cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, không chấp hành cách ly sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật”, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân phải kịp thời thông tin tới các cơ quan chức năng sở tại, các cơ quan đại diện Việt Nam tại sở tại và người thân trong trường hợp khẩn cấp.

Khi cần trợ giúp, công dân Việt Nam được đề nghị liên hệ theo số đường dây nóng bảo hộ công dân được đăng tải trên website chính thức của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự +84 981 84 84 84.

Bộ Y tế kiến nghị thu phí điều trị Covid-19 với người nước ngoài?

Sáng 13.3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 báo cáo với Thủ tướng cho biết, từ ngày 6.3 đến đến 12.3, Việt Nam ghi nhận thêm 28 trường hợp nhiễm mới (17 người Việt và 11 người nước ngoài), nâng tổng số người nhiễm lên 44. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được theo dõi  (cách ly) là 28.979 người, trong đó 440 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 11.557 người cách ly tại cơ sở tập trung và 16.982 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Hà Nội: Phải khống chế được Covid-19 để kinh tế phục hồi

Theo Ban Chỉ đạo, hiện nay, mỗi ngày Việt Nam có khoảng 2.000 đến 3.000 người Việt Nam từ châu Âu bay về. Theo quy định, những người này phải khai báo y tế điện tử bắt buộc trước 36 giờ để tổ chức phân loại và cách ly tập trung sau khi nhập cảnh. Đối với công dân các nước đang ở Việt Nam, theo số liệu thống kê nhanh có khoảng trên 25.000 người nhập cảnh và chưa xuất cảnh khỏi Việt Nam thuộc 10 nước đã tạm dừng miễn thị thực đơn phương.

Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch đã phối hợp chỉ đạo các địa phương rà soát những nơi đăng ký tạm trú, lưu trú của họ để thực hiện khai báo y tế bắt buộc như khi nhập cảnh nhằm giám sát y tế và cách ly kịp thời khi có biểu hiện bệnh.

Tình hình dịch trên thế giới rất phức tạp, đến nay đã ghi nhận 126.529 người mắc tại 109 quốc gia và vũng lãnh thổ. Tại Mỹ đã có 1.336 người mắc. Mỹ đã nâng mức khuyến cáo đi lại toàn cầu và yêu cầu công dân Mỹ cân nhắc việc xuất cảnh.

“Tổng thống Mỹ đã tạm dừng cho nhập cảnh đối với những người đến từ các nước trong châu Âu trong vòng 30 ngày tới. Trong vòng 2 tuần qua, số ca mắc bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần và số quốc gia bị ảnh hưởng tăng gấp 3 lần. Trong những ngày tới và những tuần tới, dự đoán số ca mắc mới, số người tử vong và số quốc gia bị ảnh hưởng thậm chí sẽ tăng cao hơn nữa”, Ban chỉ đạo quốc gia báo cáo với Thủ tướng cho biết.

Theo Ban Chỉ đạo, tại Việt Nam hiện vẫn đang thực hiện cách ly tập trung đối với người Việt Nam và người nước ngoài đến từ các nước có dịch. Việc điều trị được Bộ Y tế phân tuyến, hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, bảo đảm việc điều trị hiệu quả từ y tế tuyến xã phường. Ban chỉ đạo quốc gia đã đề nghị các địa phương xây dựng phương án bố trí các bệnh viện riêng để điều trị bệnh nhân Covid-19 trong trường hợp có số người nhiễm lớn.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã chỉ đạo các hãng hàng không của Việt Nam hướng dẫn khách phải đeo khẩu trang trên các chuyến bay về Việt Nam, chỉ đạo các sân bay phát khẩu trang miễn phí và yêu cầu khách quốc tế phải sử dụng khẩu trang khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Do tình hình dịch phức tạp, Ban chỉ đạo quốc gia đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho phép yêu cầu khai báo y tế bắt buộc đối với công dân Việt Nam (hiện việc này đã thực hiện đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam).

Tiên Nguyễn - Sputnik Việt Nam
Tiên Nguyễn chính thức xác nhận nhiễm Covid-19

Đối với vấn đề kinh phí điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, đối với người Việt Nam, Bộ Y tế đã kiến nghị Thủ tướng. Cụ thể, người có bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Người không có bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước chi trả.

Trước đó, ngày 12.3, thông tin Chính phủ cho hay, quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán chi phí cho những người có thẻ BHYT đi khám khi có triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, khó thở và xét nghiệm chẩn đoán bệnh trong trường hợp âm tính với virus corona. Nếu có kết quả dương tính và cần điều trị tiếp, toàn bộ chi phí điều trị và xét nghiệm cũng do ngân sách nhà nước chi trả. Đối với người nước ngoài, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng cho phép thực hiện thu phí.

“Tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam sau 7 ngày (kể từ ngày Thủ tướng đồng ý với kiến nghị), nếu mắc bệnh Covid-19 sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí điều trị, trừ chi phí xét nghiệm ban đầu và cách ly tập trung”, Ban chỉ đạo nêu đề xuất.

Về việc lập quỹ phòng chống dịch Covid-19, Ban chỉ đạo quốc gia kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ phòng chống dịch. Hiện nay đã có Hàn Quốc đã ủng hộ 500.000 USD.  Hội doanh nhân trẻ ủng hộ 10 tỷ đồng, các tập đoàn lớn ủng hộ cho các cơ sở nghiên cứu và điều trị. Quỹ này sẽ chỉ tiếp nhận kinh phí, trang thiết bị, thuốc men, đối với các nhu yếu phẩm đề nghị hỗ trợ trực tiếp cho địa phương và đơn vị.

Về vấn đề công bố dịch, hiện nay một số địa phương đề nghị công bố dịch, Ban chỉ đạo quốc gia đề nghị Thủ tướng cho định hướng công bố dịch, trước mắt cho phép Bộ Y tế công bố dịch ở Hà Nội, Đà Nẵng.

Ban chỉ đạo đề xuất vẫn cách ly tập trung với người đi qua vùng dịch có biểu hiện dịch, nếu xét nghiệm âm tính chuyển về cách ly tại nhà. Du học sinh về phải cách ly nhưng không nhất thiết cách ly 14 ngày. Đối với những trường hợp cách ly riêng thì theo hướng dẫn Bộ Y tế. Đối với các chức danh từ Thứ trưởng trở lên khi tiếp xúc với trường hợp tiếp xúc gần với người dương tính (F2) thì cơ sở y tế tiến hành khảo sát tại nhà riêng, nếu đủ điều kiện thì cho cách ly tại nhà riêng và hàng ngày có sự theo dõi của cán bộ y tế.

Thủ tướng: Nếu chủ quan, Việt Nam có thể chịu cú knock-out trước dịch Covid-19

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cuộc họp sẽ bàn những vấn đề cụ thể như hạn chế cấp visa cho du khách quốc tế, cần phải hạn chế, kiểm soát mạnh mẽ quyết liệt hơn việc khai báo y tế.

Thủ tướng cho biết, trên thế giới đang xuất hiện những ổ dịch mới, có nguy cơ lây lan vào Việt Nam. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng phó, nước ta có thể chịu “cú đánh knock out” về dịch.

Theo lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, các bộ ngành thời gian qua đã thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch tích cực – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao điều đó.

Khu vực cách ly và theo dõi COVID-19 tại Trường Quân sự tỉnh Hòa Bình. - Sputnik Việt Nam
Cập nhật Covid-19 ở Việt Nam: Không để ai chết vì virus corona

Người đứng đầu Chính phủ cũng đánh giá cao các tổ chức xã hội, doanh nghiệp đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cùng nhiều hàng hóa khác để đồng hành cùng Chính phủ, các địa phương chống dịch. Đặc biệt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hai lần tổ chức hội nghị toàn quốc để triển khai các nhiệm vụ phòng, chống Covid-19.

Thủ tướng nhấn mạnh, hiện học sinh, sinh viên của Việt Nam đang học tập tại nước ngoài nếu trở về Việt Nam rất đông, đây là những người rất dễ dính virus, vì phải di chuyển qua các phương tiện chung chuyển, do vậy cũng cần đưa ra các khuyến cáo phù hợp. Nhận định đỉnh điểm của dịch sẽ là tháng 4 và tháng 5, do vậy Thủ tướng đề nghị thảo luận kỹ, đưa ra giải pháp mạnh để tập trung nguồn lực chống lại virus.

“Chưa có nước nào hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ như thế với tinh thần “chống dịch như chống giặc” như nước ta”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Theo Thủ tướng, Chính phủ luôn sẵn sàng đáp ứng mọi hàng hóa dồi dào nhất để phục vụ nhân dân trong mọi tình huống. Biện pháp trước mắt là tiếp tục ngăn chặn mạnh mẽ, quyết liệt hơn các nguồn lây, chống lây lan ra cộng đồng, tăng cường công tác khai báo y tế, nhất là khi thế giới đã xuất hiện một số ổ dịch mới. 

© Ảnh : Thống Nhất- TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận.
Nếu chủ quan, Việt Nam sẽ bị Covid-19 hạ knock-out - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu thảo luận có cần phải dừng mọi hoạt động lại để tránh lây nhiễm hay không, bởi hiện người dân Việt Nam vẫn còn chủ quan,  những nơi công cộng, người dân cần phải đeo khẩu trang.

Tiền Giang lên tiếng về khách nước ngoài tử vong trên tàu du lịch

Sáng 13.3, thông tin với báo chí, Sở Ngoại vụ Tiền Giang khẳng định, người đàn ông nước ngoài tử vong trên tàu du lịch khi đến địa bàn thành phố Mỹ Tho không liên quan đến virus corona. Nguyên nhân tử vong của người này là “do bệnh tim, chứ không phải Covid-19”.

Ông W.D.H (quốc tịch Áo, 81 tuổi) đến Việt Nam cùng vợ trên tàu du lịch khởi hành từ Phnôm Pênh, Campuchia. Hai người nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Vĩnh Xương, tỉnh An Giang.

Phi hành đoàn và tiếp viên Hãng hàng không VietjetAir làm thủ tục khai báo y tế trước khi nhập cảnh tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), chiều 7/3.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thêm 4 ca nhiễm Covid-19 mới, dừng miễn thị thực với 8 nước châu Âu

Theo Sở Ngoại vụ Tiền Giang, đến ngày 11.3, khi tàu đến địa phần tỉnh Tiền Giang thì phát hiện ông W.D.H đã tử vong. Theo bác sĩ riêng của nam bệnh nhân, ông bị bệnh tim và đã nằm nghỉ trên tàu từ 4 ngày trước.

Trước thông tin có người nước ngoài tử vong trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo chính quyền Tiền Giang đã đề nghị tiến hành xét nghiệm tử thi, qua đó xác định ông W.D.H tử vong vì bệnh tim, không phải Covid-19.

Hiện tại, thi thể du khách Áo này đã được chuyển đến Nhà Vĩnh Biệt, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Đối với tỉnh Tiền Giang, cơ quan chức năng cũng đã có văn bản gửi Đại Sứ quán Áo tại Hà Nội, chờ ý kiến tham vấn của các bên về việc đưa thi thể du khách Áo về nước như thế nào. Ngoài ra, tỉnh Tiền Giang ngày 12,3 cũng đã có văn văn bản đề nghị ngừng tiếp nhận du khách nước ngoài đến tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh.

TP.HCM từ chối tàu Silver Spirit nhập cảnh vì lo ngại Covid-19

Ngày 13.3, Văn phòng Ủy ban Nhân dân TP.HCM đã có thông báo, quyết định không cho phép tàu khách Silver Spirit (quốc tịch Bahamas) nhập cảnh vào Cảng TP.HCM nhằm hạn chế nguy cơ xâm nhập dịch bệnh do virus corona vào thành phố.

Khu vực cách ly được bố trí biệt lập tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 35 là nhân viên Điện Máy Xanh Đà Nẵng
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hiện đã có những trường hợp người bệnh xâm nhập vào Việt Nam và lây lan sang cộng đồng. Nhằm hạn chế nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào thành phố, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã đề nghị Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh không cho phép tàu khách Silver Spirit vào Cảng Thành phố.

Sở Y tế TP.HCM thông tin cho hay, tàu khách Silver Spirit dự kiến sẽ cập cảng TP.HCM ngày 13.3. Trên tàu có tổng cộng 826 người gồm 403 thuyền viên và 423 hành khách, có rất nhiều người nước ngoài, đặc biệt còn có nhiều công dân Ý là thủy thủ đoàn. Silver Spirit là một tàu du lịch sang trọng được vận hành bởi hãng du thuyền Silversea, thuộc sở hữu tư nhân người Ý.

Sở Y tế TP.HCM nhận định trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp trên toàn thế giới, đặc biệt Ý đã có hơn chục nghìn người nhiễm và gần 1.000 người tử vong, nên Sở đề xuất UBND thành phố không cho tàu khách này vào nhập cảnh, để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 ra cộng đồng.

© Ảnh : Minh Đức - TTXVNNhân viên Khu du lịch chùa Bái Đính kiểm tra thân nhiệt du khách bằng nhiệt kế điện tử.
Nếu chủ quan, Việt Nam sẽ bị Covid-19 hạ knock-out - Sputnik Việt Nam
Nhân viên Khu du lịch chùa Bái Đính kiểm tra thân nhiệt du khách bằng nhiệt kế điện tử.

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Thành phố Hồ Chí Minh, tổng số người được xác định mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố là 4 trường hợp, trong đó có 3 trường hợp đã khỏi bệnh và xuất viện. Đối với tình hình sức khỏe của bệnh nhân thứ 32 (bệnh nhân thứ 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh), hiện tại bệnh nhân không sốt, sinh hiệu tạm ổn. Khí máu động mạch trong giới hạn bình thường, đã giảm ho nhiều, ăn uống tốt, ngủ được.

Ngoài ra, tổng số người nghi ngờ mắc bệnh trên địa bàn thành phố là 115 trường hợp (tất cả đều có kết quả xét nghiệm âm tính). Tổng số người tiếp xúc gần với người mắc bệnh là 44 trường hợp, tất cả đều đã kết thúc thời gian theo dõi 14 ngày và không có triệu chứng mắc bệnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала