Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị Quốc hội xem xét về dịch vụ đòi nợ thuê

© Ảnh : Thanh Tuấn/ZingBộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định ông và Đoàn cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư không ai dương tính dù đi chung chuyến bay VN0054 cùng bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 17 N.H.N.

Về vấn đề có nên cấm hay không loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, vay nặng lãi, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cân nhắc thật kỹ. Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, không phải cứ cái gì quản lý không được là sẽ cấm.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng nên cấm đòi nợ thuê vì trong thời gian triển khai luật Đầu tư đã nhận thấy, hình thức kinh doanh này không mang lại hiệu quả tốt, mà biến tướng, lợi dụng để gây bất ổn an ninh trật tự.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên 43

Sáng 23.3, tại trụ sở Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 43. Phiên họp này dự kiến kéo dài trong 3 ngày từ 23 đến hết 25.3.

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, phiên họp thứ 43 này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lùi thời gian khai mạc so với dự kiến ban đầu khoảng hai tuần. Do tình hình dịch bệnh nCov-19 diễn biến phức tạp, nên Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tổ chức với số lượng và thành phần dự tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội được hạn chế, các đại biểu có thể theo dõi phiên họp trực tuyến, đồng thời Văn phòng Quốc hội tăng cường các điều kiện cần thiết để bảo đảm tốt nhất cho công tác phòng, chống dịch trong thời gian tiến hành phiên họp.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng xét nghiệm 3 lần đều âm tính với COVID-19

Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp, Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đaọ Văn phòng Quốc hội cùng các thành viên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phổ biến những nội dung tại phiên họp này. Theo đó, ngoài việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lắng nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ báo cáo về tình hình dịch bệnh Covid-19 và các giải pháp, phương án để phòng chống dịch của Việt Nam cũng sẽ cho ý kiến đối với 7 dự án Luật, trong đó có 6 dự án Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi),  dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và 1 dự án Luật trình Quốc hội xem xét cho ý kiến là dự án Luật Biên phòng Việt Nam.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 nội dung thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách gồm: việc điều chỉnh tỷ lệ khoán kinh phí bảo đảm hoạt động đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020, việc điều chuyển một phần nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của Tổng cục Thuế sang Tổng cục Dự trữ nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước và Học viện Tài chính, cơ chế quản lý tài chính và thu nhập gắn với đặc thù của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước; dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 165 năm 2019 – Nghị định Chính phủ ngày 24.12.2016 quy định chi tiết về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và việc điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020 của Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao.

Dịch vụ đòi nợ thuê: Không phải cứ không quản được là cấm

Sáng 23.3, một trong những dự án luật nhận được nhiều quan điểm thảo luận chính là Luật Đầu tư (sửa đổi). Đồng thời, vấn đề còn gây tranh cãi giữa các bên là có nên cấm việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê hay không.

Phát biểu trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, hiện tại, đang tồn tại hai luồng ý kiến liên quan đến dự án luật và vấn đề tranh luận này. Thứ nhất, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội không quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” tại dự thảo luật, mà quy định tại danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như luật hiện hành.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Không có chữ 'Trung Quốc' nào trong dự luật đặc khu

Theo đó, ý kiến này cho rằng, ở Việt Nam, việc sử dụng (thuê) đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ chính nhu cầu thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của khách hàng khi những công tu kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng nhiều công cụ, biện pháp hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật.

Theo đó, ông Vũ Hồng Thanh cho biết, để hạn chế tiêu cực phát sinh, đề nghị bổ sung quy định về điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng nhấn mạnh, đại đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế thống nhất với loại ý kiến này. Riêng Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng nên cấm.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phân tích, trong điều kiện hiện nay dịch vụ đòi nợ đang là thực tế, dù không ít trường hợp lợi dụng để biến tướng thành các băng nhóm tội phạm, cưỡng đoạt tài sản. Nhưng nguyên nhân biến tướng là do chưa thực hiện quản lý tốt với loạt hình kinh doanh này, chưa quy định chặt chẽ điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

“Do quản lý kém để biến tướng, chứ đây là cơ chế thị trường, yêu cầu thực tế. Không nên cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, thay vào đó đưa ra các quy định, thiết chế quản lý chặt chẽ, đồng thời nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước với loại hình kinh doanh này, khắc phục những biến tướng. Không phải không quản được là cấm”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ.

Còn về luồng ý kiến thứ hai cho rằng, cần giữ nguyên như dự thảo luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 là “Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ”. Theo đó, thời gian qua mặc dù đã có quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê nhưng nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã lợi dụng hình thức này, biến tướng thành các băng nhóm xã hội đen, thành tội phạm cưỡng đoạt tài sản, gây áp lực tài chính, tinh thần và thể xác đối với con nợ. Tình trạng cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen, gây mất trật tự an toàn xã hội, dẫn tới nhiều hậu quả xấu thời gian qua.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị Quốc hội xem xét dịch vụ đòi nợ thuê

Phát biểu trước Thường vụ Quốc hội về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, cơ quan soạn thảo dự án luật đã cầu thị tiếp thu các ý kiến nhưng còn rất nhiều băn khoăn.

“Đây là quan hệ dân sự được điều chỉnh theo nhiều cơ chế. Thực tế, có 217 doanh nghiệp kinh doanh loại hình này, chủ yếu ở Hà Nội, TP.HCM, đồng thời cũng chủ yếu là xã hội đen, cho vay nặng lãi, ép người vay trả lãi suất cao”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

Tư lệnh Bộ Kế hoạch và Đầu Tư cũng nhấn mạnh, tình hình an ninh trật tự phức tạp” và đóng góp của lĩnh vực này với nền kinh tế không đáng bao nhiêu so với những gì phải bỏ ra khắc phục.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị - Sputnik Việt Nam
Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư âm tính với COVID-19

Cùng với đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu quan diểm cần trình bày, thiết kế thiết chế quản lý chặt chẽ loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê là rất khó và là thách thức lớn đối với cơ quan soạn thảo. Do đó, Bộ trưởng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc thật kỹ vấn đề này.

Cùng quan điểm này, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, nguyên tắc là công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm, nhưng pháp luật cấm vì có lý do. Theo ông Uông Chu Lưu, 4 lý do như Chính phủ đã trình về việc cấm dịch vụ này là thuyết phục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích, hiện đòi nợ là hợp đồng dân sự, có thiết chế giải quyết khi xảy ra tranh chấp như: hòa giải, trọng tài, tòa án. Vậy tại sao không qua các tổ chức này mà qua trung gian là đòi nợ thuê? Bên cạnh đó, qua thực tế triển khai luật Đầu tư thấy rằng không mang lại hiệu quả tốt, mà biến tướng, lợi dụng để gây bất ổn an ninh trật tự.

“Không nên tiếp tục duy trì hình thức đòi nợ thuê. Cấm là hợp lý”, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu nêu quan điểm.
Ông Nguyễn Chí Dũng: Tôi và đoàn công tác Bộ không ai dương tính với Covid-19

Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trước khi bước vào giải trình về các ý kiến khác nhau của dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) đã thông tin về tình hình sức khỏe hiện tại của ông cũng như các cán bộ trong đoàn công tác Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau thời gian cách ly tại nhà.

Tiến hành xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2 bằng máy sinh học phân tử Realtime PCR tự động tại thành phố Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam
Số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã là 121

Ông cho biết, trong thời gian tự cách ly, đã có nhiều người gọi điện hỏi thăm và động viên.

“Thời gian tôi cách ly có nhiều người gọi điện thăm hỏi, động viên. Tình hình sức khỏe của tôi tốt, đã đi làm trở lại bình thường từ tuần qua”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
“Tôi và các đồng chí trong đoàn công tác của Bộ Kế hoạch - Đầu tư không ai bị dương tính với Covid-19 (SARS-CoV-2), và hiện chúng tôi đang tập trung nghiên cứu trình Chính phủ giải pháp ứng phó dịch bệnh, duy trì sản xuất, tăng trưởng Quốc hội đề ra”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là một trong những người đi cùng chuyến bay VN0054 của Vietnam Airlines từ London về Hà Nội sáng ngày 2.3 có nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19, trong đó có nữ bệnh nhân mắc nCoV thứ 17.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và đoàn cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau đó đã tự cách ly 14 ngày tại nhà theo quy định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала