Việt Nam muốn hợp tác với Mỹ sản xuất máy thở, sắp chốt phương án cách ly xã hội

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNMật độ người tham gia giao thông đông trở lại trên đường Âu Cơ, quận Tây Hồ.
Mật độ người tham gia giao thông đông trở lại trên đường Âu Cơ, quận Tây Hồ.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, Bộ Y tế sáng 15/4 cho biết, ghi nhận thêm một ca dương tính với SARS-CoV-2 từ ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, nâng tổng số ca mắc coronavirus của Việt Nam lên thành 267.

Ngày 15/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng đón 93 công dân có hoàn cảnh khó khăn từ Anh về nước, hạ cánh tại sân bay Vân Đồn trên chuyến bay đặc biệt mang số hiệu VN54 của Vietnam Airlines. Trước đó, Việt Nam cũng đã hỗ trợ khoảng 100 công dân Anh mắc kẹt trong nước và Campuchia về nước, đồng thời trao tặng lô hàng khẩu trang cho Chính phủ và nhân dân Anh phục vụ công tác phòng, chống dịch SARS-CoV-2.

Có 24 tỉnh, thành phố đề nghị kéo dài thời gian cách ly xã hội đến hết 30/4. Chiều nay, Thường trực Chính phủ sẽ họp bàn quyết định có kéo dài chế độ cách ly xã hội hay không.

Một thông tin đáng chú ý khác, chính là trong buổi tọa đàm trực tuyến với các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, Đại sứ Hà Kim Ngọc đề nghị những tập đoàn hàng đầu của Mỹ đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh do coronavirus, sản xuất trang thiết bị y tế, nhất là máy thở cần được chú trọng.

Việt Nam ghi nhận thêm một ca mắc Covid-19 từ ổ dịch Hạ Lôi

Bản tin phát lúc 6h sáng của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc chủng mới coronavirus ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, nâng tổng số người nhiễm nCoV lên thành 267 trường hợp.

Lực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt mọi công dân vào chợ phường Tân Thịnh - thành phố Hòa Bình. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Việt Nam đã dạy cho thế giới điều gì?

Bộ Y tế cho biết, đây là bệnh nhân nam, 46 tuổi, xóm Hội, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, là bố của bệnh nhân 257, chồng của bệnh nhân 258, có tiếp xúc gần với nam bệnh nhân 243 tại nhà ngày 20/3. Ngày 8/4 được cách ly tập trung tại Hà Nội.

Đến ngày 13/4 bệnh nhân khởi phát với triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau rát họng, đau người, được lấy mẫu bệnh phẩm. Kết quả xét nghiệm ngày 14/4 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân 267 này đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Tính đến thời điểm hiện tại, liên quan đến ổ dịch Hạ Lôi đã có 13 người mắc nCoV (các bệnh nhân số 243, 250, 253, 254, 257, 258, 259, 260, 261, 262, 263, 264 và bệnh nhân 267).

Đã có gần 11.900 người dân thôn Hạ Lôi cũng được lấy mẫu xét nghiệm. Tính đến 12h ngày 14/4, đã có 8.010 mẫu có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.

Bộ Y tế cũng đề nghị 4 bệnh viện đầu ngành tham gia hỗ trợ xét nghiệm Covid-19 cho thành phố Hà Nội. Đó là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Trong số 267 ca mắc Covid-19 của Việt Nam thì có 160 người từ nước ngoài, chiếm 59,9% và có 107 người lây nhiễm trong cộng đồng (40,1%). Hiện chưa có ca nào tử vong. Tính đến thời điểm này, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 67.835 người.

Tính đến sáng ngày 15/4, số ca nhiễm nCoV đã cho kết quả xét nghiệm âm tính của Việt Nam là 21, trong đó có 13 người đã âm tính lần đầu, 8 người đã có hai lần xét nghiệm âm tính trở lên đối với SARS-CoV-2.

Phi công người Anh mắc coronavirus có tiến triển tốt lên

Bộ Y tế dẫn báo cáo nhanh của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, diễn biến lâm sàng của ca mắc Covid-19 số 91 (phi công người Anh, 43 tuổi, trú tại Quận 2, TP. Hồ Chí Minh) sáng ngày 15/4 đã có tín hiệu lạc quan, dù kết quả xét nghiệm còn dương tính với coronavirus.

Y bác sỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cao Bằng đang xét nghiệm mẫu máu của bệnh nhân. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Chúng tôi sẽ chết nếu không được điều trị ở Việt Nam

Cụ thể, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thông báo, trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 thứ 91 cho thấy những dấu hiệu lâm sàng tích cực của ngày hôm qua tiếp tục được duy trì cho đến thời điểm vào sáng ngày 15/04.

“Bệnh nhân có dấu hiệu nhận biết xung quanh mặc dù đang còn duy trì thuốc an thần, đồng tử phản xạ ánh sáng tốt, không sốt, mạch 84 lần/phút, huyết áp 117/69 mmHg (đã ngưng sử dụng thuốc vận mạch trong 24 giờ qua), SpO2 99%, xét nghiệm đông máu tạm ổn kèm tình trạng chảy máu mũi ít, tiểu khá hơn 1.100 ml/24 giờ”, báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM khẳng định.

Hiện phi công người Anh này vẫn tiếp tục được hồi sức tích cực với thở máy, lọc máu hấp phụ kháng thể, ECMO, kháng sinh và kháng nấm.

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trên địa bàn thành phố hiện chỉ còn 9 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đang được cách ly điều trị tại các bệnh viện được phân công chuyên tiếp nhận điều trị, trong đó 1 trường hợp bệnh nhân nặng đang được chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, 7 người được điều trị ở Bệnh viện Dã chiến Củ Chi và một người ở Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ.

Việt Nam đưa du khách Anh về nước và đón 93 công dân Việt hồi hương

Khoảng 5h30 sáng ngày 15/4, tại sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh, Việt Nam đón 93 công dân có hoàn cảnh khó khăn từ Anh về nước, hạ cánh trên chuyến bay đặc biệt mang số hiệu VN54 của Vietnam Airlines.

Trước đó, ngày 13/4, đã khoảng 100 công dân Anh đi du lịch “mắc kẹt” tại Việt Nam và Campuchia được phía cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Hà Nội về nước trên chuyến bay của Vietnam Airlines. Đáng chú ý, trong số những hành khách này, có một số trường hợp từng nhiễm Covid-19 đã được Việt Nam điều trị khỏi bệnh.

Việt Nam. Bên trong phố được dán những thông báo, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 - Sputnik Việt Nam
Covid-19 và mệnh lệnh không để Việt Nam vỡ trận của Thủ tướng Việt Nam

Đồng thời, cũng nhân dịp này, lô hàng khẩu trang là quà tặng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tới Chính phủ và nhân dân Anh đã được chuyển cho nước bạn.

Theo hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), 93 công dân của Việt Nam gồm học sinh dưới 18 tuổi, người cao tuổi và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Đại sứ quán hỗ trợ về nước. Đây là chuyến bay thứ 6 chở công dân Việt Nam về nước do Vietnam Airlines thực hiện. Tất cả hành khách được kiểm tra y tế và thực hiện cách ly theo đúng quy định.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, việc hợp tác hỗ trợ công dân Anh về nước là một phần trong nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam thực hiện công tác bảo hộ công dân.

“Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam đã và đang rà soát, đề xuất phương án đưa một số công dân Việt Nam hiện đang ở nước ngoài về nước vì lý do đặc biệt cần thiết, ưu tiên trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người ốm đau, bảo đảm cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly tập trung trong nước”, Bộ Ngoại giao cho hay.

Về công tác cách ly, Giám đốc sân bay Vân Đồn, Phạm Ngọc Sáu thông tin cho biết, 93 hành khách từ Anh về đều khai báo y tế bắt buộc khi xuống máy bay. Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế và các đơn vị liên quan đã kiểm tra sàng lọc để phát hiện các trường hợp nghi ngờ qua máy đo thân nhiệt từ xa, phun khử trùng hành lý xách tay và hành lý ký gửi của hành khách.

© Ảnh : S.G./ Tuổi TrẻChuyến bay VN 54 đưa 93 công dân Việt Nam kẹt từ Anh về nước hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn sáng 15-4
Việt Nam muốn hợp tác với Mỹ sản xuất máy thở, sắp chốt phương án cách ly xã hội - Sputnik Việt Nam
Chuyến bay VN 54 đưa 93 công dân Việt Nam kẹt từ Anh về nước hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn sáng 15-4

Tiếp đó hành khách được làm thủ tục nhập cảnh, kiểm tra hải quan. Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh đã đưa 93 hành khách về các điểm cách ly theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định.

24 tỉnh, thành đề nghị kéo dài chế độ cách ly xã hội đến hết tháng 4

Sáng nay, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã nhận được báo cáo của 58 tỉnh thành đề xuất phương án giãn cách xã hội sau ngày 15/4.

Theo kế hoạch, chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dịch Covid-19. Một nội dung quan trọng sẽ được quyết định tại cuộc họp này là Thường trực Chính phủ sẽ chốt phương án có tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội theo chỉ thị 16 hay không.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNQuang cảnh cuộc họp.
Việt Nam muốn hợp tác với Mỹ sản xuất máy thở, sắp chốt phương án cách ly xã hội - Sputnik Việt Nam
Quang cảnh cuộc họp.

Theo báo cáo của 58 tỉnh thành gửi Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, có 24 tỉnh, thành đề nghị tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến hết tháng 4, có 3 địa phương đề nghị tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất 1 tuần nữa, 2 tỉnh đề nghị giãn cách xã hội đến khi không còn ca bệnh lây nhiễm thứ phát và 3 tỉnh đề nghị giãn cách tỉnh với tỉnh, cùng với việc 3 tỉnh đề nghị bỏ giãn cách xã hội đối với một số tỉnh chưa có dịch bệnh.

Thông qua thảo luận và phân tích yếu tố, nguy cơ ảnh hưởng lây nhiễm của dịch bệnh, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất rằng, việc giãn cách xã hội đóng vai trò rất lớn trong hiệu quả phòng chống dịch lây lan ra cộng đồng.

“Việc thực hiện cách ly xã hội có tác động rất lớn đến tốc độ lây lan của dịch bệnh, việc áp dụng sớm sẽ có hiệu quả cao hơn, cần tiếp tục thực hiện ở các địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao. Các địa phương khác được thực hiện ở mức độ nới lỏng một số biện pháp”, Ban Chỉ đạo cho biết.

Chốt số 7 có 2 lớp hàng rào luôn thường trực các lực lượng chức năng gồm công an, quân đội, nhân viên y tế, dân quân tự vệ... làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ nhất cử nhất động ra vào khu cách ly. - Sputnik Việt Nam
Có nhân viên Samsung Bắc Ninh mắc Covid-19: Ổ dịch Hạ Lôi, chợ hoa Mê Linh phức tạp
Ban chỉ đạo và các chuyên gia cũng thống nhất kiến nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ, quyết liệt hơn, đồng thời kiến nghị các giải pháp tiếp tục thực hiện phải được thực hiện ở tất cả các địa phương theo chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Ban Chỉ đạo cũng thống nhất kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn của các địa phương quyết định việc thực hiện có thể kéo dài thời gian cách ly xã hội nhưng không vượt quá 1/5.

Ban Chỉ đạo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các địa phương xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch bệnh.

Để phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, Ban Chỉ đạo nhấn mạnh cần tăng cường tính kỷ cương, tuân thủ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo tất cả các địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch quan trọng đang triển khai như: Hạn chế ra khỏi nhà; khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang; thường xuyên rửa tay, giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác trên 2 mét. Cấm tụ tập đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng), chưa kinh doanh các dịch vụ không thiết yếu, cấm các dịch vụ vui chơi giải trí, tiếp tục đóng cửa các khu du lịch.

Sáng ngày 15/4, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo 155 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.

Trong đó nêu rõ, Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng, đòi hỏi cả nước tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cần thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách trong thời gian ngắn để không phải áp dụng biện pháp phong tỏa trong thời gian dài, tiếp tục quán triệt và thực hiện đầy đủ phương châm chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế, ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Việt Nam muốn hợp tác với Mỹ sản xuất máy thở

Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ ngày 14/4 cho biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực chống dịch Covid-19 của Việt Nam và mong muốn đẩy mạnh đầu tư, hợp tác.

Đại sứ Hà Kim Ngọc hôm 14/4 đã có buổi trao đổi trực tuyến với Chủ tịch Hội đồng kinh doanh vì sự hiểu biết quốc tế (BCIU) Peter Tichansky và đại diện cấp cao của 40 doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ.

Lấy mẫu xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tại trạm xét nghiệm nhanh COVID-19 khu vực ký túc xá Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Tổng thống Trump và Campuchia cảm ơn Việt Nam

Được biết, đây vốn là hoạt động trao đổi định kỳ giữa Đại sứ quán và các doanh nghiệp thành viên BCIU, nhưng lần đầu tiên diễn ra dưới hình thức trực tuyến để đảm bảo cách ly xã hội, chống dịch Covid-19.

Ông Patrick Santillo, cố vấn chiến lược của BCIU, nhận xét đây là cuộc họp trực tuyến có sự tham gia đông đảo nhất của doanh nghiệp Hoa Kỳ đến từ nhiều lĩnh vực chủ chốt như năng lượng, y tế, dược phẩm, công nghệ, phát triển hạ tầng, hàng tiêu dùng, nông nghiệp, giáo dục, tư vấn đầu tư.

Trao đổi với các đại diện doanh nghiệp tại cuộc tọa đàm trực tuyến, Đại sứ Hà Kim Ngọc nhấn mạnh dù dịch Covid-19 đang gây ra nhiều khó khăn, thách thức, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn tiếp tục được thúc đẩy và đạt các kết quả tích cực trên các mặt. Trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, hai nước thường xuyên tham vấn để duy trì đà phát triển của quan hệ thương mại hiện nay.

“Chính phủ Việt Nam đang triển khai quyết liệt các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương theo hướng hài hòa, bền vững. Đặc biệt hợp tác y tế đã trở thành một điểm sáng của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Hai nước đã tăng cường hợp tác giữa các cấp để cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ năng lực cùng đối phó với dịch Covid-19”, Đại sứ Hà Kim Ngọc nêu rõ.

Theo Đại sứ, hiện Việt Nam đang hợp tác sản xuất các sản phẩm bảo hộ và một số thiết bị y tế cung cấp cho Hoa Kỳ. Ngoài ra, với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, ngày 1 tháng 4 vừa qua, Việt Nam cũng đã phối hợp với các thành viên, đồng chủ trì Hội nghị liên ngành các quan chức cấp cao ASEAN-Mỹ về ứng phó với đại dịch Covid-19.

“Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Đại sứ Hà Kim Ngọc nhấn mạnh.

Trao đổi với ông Hà Kim Ngọc, đại diện các doanh nghiệp Mỹ đánh giá cao nỗ lực và những thành công của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 cùng những nỗ lực thúc đẩy cộng đồng quốc tế cùng đối phó với đại dịch do coronavirus.

© Ảnh : Đại sứ quán Việt Nam tại MỹĐại sứ Hà Kim Ngọc trong buổi tọa đàm với BCIU và đại diện cấp cao của 40 doanh nghiệp lớn của Mỹ ngày 14-4
Việt Nam muốn hợp tác với Mỹ sản xuất máy thở, sắp chốt phương án cách ly xã hội - Sputnik Việt Nam
Đại sứ Hà Kim Ngọc trong buổi tọa đàm với BCIU và đại diện cấp cao của 40 doanh nghiệp lớn của Mỹ ngày 14-4

Chẳng hạn, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và một số đại diện hoan nghênh các kết quả hợp tác hai nước trong lĩnh vực y tế và phòng chống Covid-19. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh dịch đang lan rộng tại Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới, việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam, ASEAN và Hoa Kỳ càng có ý nghĩa quan trọng. Đại diện Tập đoàn P&G Sean Mulvaney, khẳng định ủng hộ mạnh mẽ các hành động quyết liệt cũng như cách tiếp cận cân bằng giữa chống dịch và phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong buổi tọa đàm với Đại sứ Hà Kim Ngọc đều quan tâm kế hoạch của Chính phủ Việt Nam nhằm khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh thời gian tới hậu đại dịch.

Các đại biểu tỏ ra lạc quan trước các cơ hội của nền kinh tế Việt Nam sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp đã nêu nhiều câu hỏi về các lĩnh vực được ưu tiên, khuyến khích thu hút đầu tư thời gian tới, và các hình thức hợp tác liên kết với Việt Nam.

Đại sứ Hà Kim Ngọc đề nghị các doanh nghiệp thành viên BCIU tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam trong công tác chống dịch Covid 19 và nắm bắt cơ hội mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, hạ tầng, công nghệ, kinh tế số.

Tế bào gốc - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ tạo nguyên mẫu vaccine dạng miếng dán chống coronavirus
Đặc biệt, đối với lĩnh vực y tế, Đại sứ Hà Kim Ngọc đề nghị các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Medtronic, Gilead, Bayer đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong sản xuất các trang thiết bị y tế, nhất là máy thở, và chia sẻ thông tin về quá trình nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin, thuốc điều trị các dịch bệnh.

Đại sứ cũng đề nghị các tập đoàn công nghệ như Google tham gia tuyên truyền về phòng chống Covid-19 và chia sẻ các công nghệ liên quan trong giám sát sự lây lan của dịch bệnh.

Trước đó, trong buổi họp báo trực tuyến thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết, phía Hoa Kỳ đang quan tâm hợp tác với các đối tác của Việt Nam trong việc sản xuất các trang phục bảo hộ y tế và khẩu trang theo chuẩn N-95.

“Trên tinh thần hợp tác quốc tế về phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ đẩy nhanh công tác chuyển giao, sản xuất và xuất khẩu các trang thiết bị và vật tư y tế sản xuất tại Việt Nam cho các quốc gia có nhu cầu, trong đó có Mỹ”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
© SputnikKhẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Việt Nam muốn hợp tác với Mỹ sản xuất máy thở, sắp chốt phương án cách ly xã hội - Sputnik Việt Nam
Khẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала