Bộ Công an bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, Việt Nam sống chung với Covid-19

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVNẤn phẩm thông tin đồ họa của Thông tấn xã Việt Nam góp phần tuyên truyền mạnh mẽ tới người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.
Ấn phẩm thông tin đồ họa của Thông tấn xã Việt Nam góp phần tuyên truyền mạnh mẽ tới người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội (CDC) Nguyễn Nhật Cảm vừa bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an khởi tố bắt tạm giam do cấu kết gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm thiết bị phòng chống dịch Covid-19 ở Hà Nội gây thiệt hại nghiêm trọng.

Trước đó, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho hay, Cơ quan Cảnh sát điều tra C03 đã xác định một số cán bộ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội có sai phạm khi mua thiết bị phục vụ phòng, chống Covid-19.

Bộ Y tế chiều nay cũng cho biết, đã 6,5 ngày liên tục Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm SARS-CoV-2 mới. Trong đó, có 223/268 trường hợp đã được chữa khỏi. Hiện chỉ còn 45 bệnh nhân nhiễm nCoV đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cơ bản đồng ý với các biện pháp nới lỏng thận trọng mà Ban Chỉ đạo đề xuất về chế độ cách ly xã hội trong những ngày tới. Theo lãnh đạo Chính phủ, Việt Nam phải xác định trạng thái bình thường mới – chấp nhận sống trong trạng thái có dịch.

Bộ Công an bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm

Chiều tối nay, 22/4, Bộ Công an đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam lãnh đạo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội – ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội vì đã cấu kết thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm thiết bị phòng chống dịch Covid-19 ở Hà Nội.

Mật độ người tham gia giao thông đông trở lại trên phố Đại Cồ Việt, trong thời gian giãn cách xã hội (ảnh chụp chiều 21/4/2020). - Sputnik Việt Nam
Covid-19 ở Việt Nam: Có tiếp tục cách ly xã hội?

Cụ thể, Bộ Công an cho biết, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an về đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) tiến hành điều tra, xác minh làm rõ sai phạm trong quá trình chỉ định thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

Cơ quan này cho hay, trong quá trình điều tra, bước đầu xác định được các đối tượng đã có hành vi cấu kết lẫn nhau, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm Covid-19 gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.

© Ảnh : Nam Trần/Tuổi TrẻTrung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội - nơi đang bị nghi ngờ có sai sót trong mua sắm hệ thống xét nghiệm
Bộ Công an bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, Việt Nam sống chung với Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội - nơi đang bị nghi ngờ có sai sót trong mua sắm hệ thống xét nghiệm
Căn cứ kết quả điều tra và tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 22/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội, Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST) và các đơn vị liên quan.

Đồng thời, Bộ Công an cũng ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét và Lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Khoản 3, Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đối với Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội – Nguyễn Nhật Cảm (sinh năm 1963), Trưởng phòng Tài chính kế toán Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Nguyễn Vũ Hà Thanh (sinh năm 1979).

© Ảnh : TTXVN phátBị can Nguyễn Vũ Hà Thanh, sinh năm 1979, Trưởng phòng Tài chính kế toán Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Bộ Công an bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, Việt Nam sống chung với Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Bị can Nguyễn Vũ Hà Thanh, sinh năm 1979, Trưởng phòng Tài chính kế toán Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội.

Ngoài ra, cùng với lãnh đạo và cán bộ CDC Hà Nội, Bộ Công an cũng khởi tố, bắt tạm giam bị can đối với ông Đào Thế Vinh, sinh năm 1975, Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST), Nguyễn Trần Duy, sinh năm 1980, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Nguyễn Ngọc Nhất, sinh năm 1986, nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech, Nguyễn Thanh Tuyền, sinh năm 1985, nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông, Lê Xuân Tuấn, sinh năm 1982, nhân viên Phòng Tài chính kế toán Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội.

Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các Quyết định và Lệnh trên theo đúng quy định của pháp luật.

“Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tập trung khẩn trương làm rõ hành vi của các bị can, thu hồi tài sản Nhà nước và tiến hành điều tra mở rộng vụ án theo đúng quy định của pháp luật”, Bộ Công an cho biết.

Thiếu tướng Tô Ân Xô lên tiếng về sai phạm của CDC Hà Nội

Ngày 22/4, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an chia sẻ với báo giới cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) đã chứng minh hành vi sai phạm của một số cán bộ tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội (CDC Hà Nội) liên quan đến mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ việc xét nghiệm, phòng chống Covid-19.

Bệnh nhân lên xe trở về nhà tại tỉnh Bắc Giang. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chỉ còn 52 ca mắc Covid-19 đang điều trị

Theo thiếu tướng Tô Ân Xô, việc điều tra được C03 thực hiện hơn một tuần nay từ thông tin tố giác tội phạm. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy sai phạm chủ yếu xảy ra trong việc tổ chức mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ việc xét nghiệm, phòng chống dịch.

“Cơ quan điều tra đã triệu tập những cán bộ CDC Hà Nội đến làm việc để làm rõ sai phạm trong quá trình mua sắm thiết bị, vật tư y tế trong phòng chống Covid-19 và đã làm rõ sai phạm của đơn vị này”, Thiếu tướng Tô Ân Xô thông tin.
“Bộ Công an chỉ đạo phải làm quyết liệt, điều tra cặn kẽ, nếu phát hiện sai phạm trong quá trình mua sắm thiết bị y tế sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trong khi cả nước đang gồng mình tập trung nguồn lực phòng chống dịch Covid-19, nếu một cá nhân nào đó lợi dụng để trục lợi thì không thể chấp nhận được”, Chánh Văn phòng Bộ Công an nhấn mạnh.

Thiếu tướng Tô Ân Xô cho hay, thời gian qua, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị phát hiện 15 vụ sản xuất thiết bị y tế là hàng giả, hàng kém chất lượng, 98 cơ sở kinh doanh tăng giá bán thiết bị y tế, 50 trường hợp đầu cơ, găm hàng và hơn 100 vụ tàng trữ, vận chuyển trái phép không hóa đơn, chứng từ, các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Phóng viên Minh Quyết, Ban Biên tập ảnh tác nghiệp trong khu cách ly của Viện Huyết học Truyền máu TƯ.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả hàng đầu thế giới

Trước đó, tại Hội nghị của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội sáng 17/4 Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an đã làm việc và triệu tập một số cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội để làm rõ vụ việc mua sắm máy xét nghiệm, vấn đề này cũng có liên quan đến một số tỉnh, thành khác.

“Tất cả các trường hợp sai phạm phải xử lý nghiêm, không bao che. Quan điểm của Thường trực Thành ủy, Bí thư Thành ủy và Ban Chỉ đạo phòng dịch Covid -19 thành phố là các trường hợp vi phạm phải được điều tra xử lý và xử lý nghiêm, không nương nhẹ với trường hợp nào. Nếu vi phạm phải xử lý để làm gương. Trong dịch bệnh mà có các trường hợp này sẽ là những tình tiết tăng nặng”, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định.

Nói thêm về sự việc này, ông Nguyễn Đức Chung khẳng định, ngay từ những ngày đầu chống dịch Covid -19, Thành ủy, đồng chí Bí thư Thành ủy và UBND TP. Hà Nội đã nhiều lần nhắc nhở, yêu cầu các đơn vị phải công khai, minh bạch, thực hiện đúng các quy định trong mua sắm vật tư phòng dịch. CDC là đơn vị thuộc tuyến đầu trong phòng chống Covid-19 với các nhiệm vụ sàng lọc, kiểm soát, xét nghiệm, đưa ra cảnh báo và công bố những người nhiễm coronavirus ở Hà Nội.

Việt Nam chỉ còn 45 ca mắc Covid-19 đang điều trị

Theo bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, lúc 18h ngày 22/4 cho biết, Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp mắc SARS-CoV-2 mới nào. Hôm nay cũng có 7 bệnh nhân mắc coronavirus được điều trị khỏi, nâng tổng số ca bệnh đã bình phục lên thành 223. Hiện, Việt Nam chỉ còn 45 trường hợp nhiễm Covid-19 đang được điều trị.

Người dân tập thể dục vào cuối giờ chiều ngày 20/4 (ảnh chụp lúc 17h39p). - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xem xét hạ nguy cơ dịch Covid-19

Trong 7 trường hợp được công bố khỏi bệnh/xuất viện hôm nay có 6 bệnh nhân của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ( bệnh nhân số 184, 215, 216, 227, 246 và 226).

Một bệnh nhân khác được điều trị khỏi ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh (bệnh nhân số 252).

Về tình hình điều trị 3 bệnh nhân nặng, hiện đang được thở máy và lọc máu, Tiểu Ban Điều trị thông tin cho biết, bệnh nhân số 20 và 161 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở hai đã có tiến triển tốt, Glassgow 15 điểm, tiêu hóa được, không sốt.

Về tình hình sức khỏe phi công người Anh (bệnh nhân số 91) ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân không sốt, thở máy, hỗ trợ can thiệp tim phổi nhân tạo ECMO, rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn, ngưng lọc máu.

Hiện tại, số ca có kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu tiên là 12 trường hợp, số bệnh nhân đã ít nhất hai lần âm tính là 9 người.

Thủ tướng: Cả nước bước sang trạng thái bình thường mới

Tại buổi họp Thường trực Chính phủ chiều nay 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và đánh giá lại kết quả triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương theo 3 nhóm nguy cơ từ sau ngày 15/4 đến nay.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội bàn đại sự thời Covid-19: Lập Bộ Thanh niên, phê chuẩn EVFTA, Luật PPP

Trước đó, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, một số địa bàn của Hà Nội, Hà Giang thuộc nhóm nguy cơ cao, các ban, ngành cần theo dõi sát sao, xử lý chặt chẽ, tăng cường đề cao cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch bênh, đồng thời cần phải đưa ra những biện pháp cụ thể. Chủ tịch các UBND các tỉnh, theo thẩm quyền tại những khu vực thuộc nhóm có nguy cơ, nguy cơ cao cần tạo điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, nhưng không được lơ là, chủ quan các biện pháp phòng, chống dịch.

 “Người dân cả nước chờ đợi quyết định cuối cùng của cuộc họp hôm nay để bố trí lại các vấn đề việc làm, sản xuất kinh doanh, tăng trưởng và phòng, chống dịch bệnh Covid-19”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu cho biết.

Cũng tại phiên họp, Thủ tướng định hướng thảo luận các biện pháp nới lỏng trong thời gian sắp tới, nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ để phòng dịch, bước đầu đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường.

Bên cạnh đó, vấn đề liên quan đến hình thức tổ chức dạy và học, lựa chọn các phương án thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh trên địa bàn cả nước cũng được đưa ra thảo luận.

Xét nghiệm nhanh vi rút SARS - CoV-2 cho tiểu thương chợ đầu mối. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để chống Covid-19?
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid -19 tại phiên họp, tính đến 12h ngày 22/4 tổng số ca mắc Covid -19 trong cả nước là 268 trường hợp, không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới kể từ ngày 17,4. Cụ thể, 223 trường hợp được ghi nhận đã khỏi bệnh, chiếm 83% tổng số bệnh nhân; 45 bệnh nhân đang được điều trị tại 9 cơ sở khám, chữa bệnh. Ba bệnh nhân diễn biến nặng (số 20,91,161) đang được điều trị tích cực và đã có tiến triển trong những ngày gần đây, 21 trường hợp âm tính từ 1 lần trở lên (trong đó có 9 trường hợp âm tính từ 2 lần trở lên).

Liên quan đến ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội: Ghi nhận 13 trường hợp mắc Covid-19, không phát sinh ca mới kể từ khi công bố bệnh nhân số 267 ngày 15/4; đã lập 12 chốt kiểm soát, tiếp tục khoanh vùng, cách ly toàn thôn; thành lập 74 tổ giám sát sức khoẻ người dân toàn thôn 2 lần/ ngày.

Đối với ca bệnh số 268 ghi nhận tại Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đã lấy 358 mẫu xét nghiệm, trong đó 302 mẫu có kết quả âm tính, còn lại đang chờ kết quả.

Theo đề xuất mới nhất của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp sáng 22/4, trên cơ sở theo dõi sát diễn biến dịch bệnh thời gian qua, sẽ thay đổi phân nhóm nguy cơ các địa phương trong cả nước so với thời điểm ngày 15/4.

Theo đánh giá mới nhất, Hà Nội là địa phương duy nhất thuộc nhóm có nguy cơ cao, ba địa phương có nguy cơ (TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang) và 59 địa phương còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.

Đường ven biển tại thành phố Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới
Tuy nhiên, tại cuộc họp, thay mặt lãnh đạo thành phố, trên cơ sở kết quả báo cáo tình hình kiểm soát dịch bệnh, dự báo nguy cơ trong thời gian tới, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiến nghị Thủ tướng, Chính phủ, Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đánh giá và xếp Hà Nội vào địa phương thuộc nhóm nguy cơ. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng cam kết sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid -19 để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Kiến nghị này cũng nhận được ý kiến đồng thuận từ phía lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương tại buổi làm việc.

Sau khi lắng nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận từ các bộ, ngành, địa phương và Ban Chỉ đạo, phát biểu kết luận phiên họp quan trọng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Ban Chỉ đạo, các địa phương, nhất là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Bộ Y tế, các bộ, ngành và toàn thể nhân dân đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, đạt kết quả đáng mừng.

“Chúng ta vui mừng nhưng phải cảnh giác và phải chấp nhận sống trong trạng thái có dịch. Vì chúng ta chưa sản xuất được vắc-xin thì vấn còn phải đối mặt với tình trạng lây từ người sang người”, Thủ tướng Việt Nam cho biết.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng lưu ý toàn dân phải đề cao tinh thần cảnh giác, chấp nhận sống trong tình hình có dịch, cần phải nhận thức rõ ràng và có các biện pháp xử lý trên cơ sở năng lực y tế của đất nước và địa phương.

© Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Bộ Công an bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, Việt Nam sống chung với Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét, nhờ kiên trì thực hiện các biện pháp “cứng rắn” trong gần 3 tháng qua mà cả nước đã có được kết quả đáng mừng. Đặc biệt là toàn dân nghiêm chỉnh chấp hành Chỉ thị 16, tuân thủ chính sách cách ly xã hội đúng đắn, nhờ đó, trong 6 ngày qua không phát hiện thêm ca nhiễm mới. Đây là tín hiệu cho thấy việc phòng, chống dịch hiệu quả, và cũng là động lực để chuyển sang một giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, “cứng rắn” hơn cùng với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

“Chúng ta phải sống trong trạng thái như vậy để đề cao cảnh giác với năng lực xử lý y tế của đất nước, của các địa phương. Nhưng dù sao trong 3 tháng qua chúng ta đã kiên trì, áp dụng nhiều biện pháp, có những biện pháp mạnh để xử lý dịch bệnh Covid-19, đến giờ phút này rất đáng trân trọng và đáng mừng”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch quyết liệt, không để dịch xâm nhập trở lại.

“Phòng, chống dịch tốt ở Việt Nam, thực hiện nghiêm cách ly xã hội, nhưng phải đảm bảo lưu thông hàng hóa, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế xã hội”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng nêu rõ chủ trương quan trọng là cần phải ngăn ngay nguồn dịch từ bên ngoài, tích cực dập dịch từ bên trong, tăng cường chữa trị các ca nhiễm. Đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cần nghiêm túc thực hiện cách ly và chăm sóc sức khỏe. Các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ, nhanh chóng phát hiện ca bệnh, nhanh chóng khoanh vùng dập dịch sớm.

Đường ven biển tại thành phố Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới

Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm cần “xác định trạng thái bình thường mới” như đeo khẩu trang bắt buộc trong các hoạt động cộng đồng, đi học, đi chợ, tham gia giao thông, thường xuyên rửa tay sát khuẩn; huy động khoảng cách tối thiểu giữa người với người trong các hoạt động thường xuyên; tiếp tục khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài, hạn chế tập trung đông người.

“Nếp sống mới, văn minh, tác phong làm việc mới, một thời kỳ mới với các ứng dụng khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi trong mọi mặt đời sống xã hội; khẳng định khả năng tự lực tự cường của đất nước. Người có dấu hiệu ốm, sốt nên ở nhà, không đến cơ quan, đơn vị, trường học và cần làm theo hướng dẫn của bác sỹ, không được để lây lan trong cộng đồng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cơ bản đồng ý với các biện pháp nới lỏng thận trọng mà Ban Chỉ đạo đề xuất. Theo đó, dựa trên các tiêu chí khách quan, số liệu thông kê, Ban Chỉ đạo quyết định phân các đại phương thành 3 nhóm nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp.

Trong đó, Hà Nội thuộc nhóm địa phương có nguy cơ, nhưng một số địa bàn của Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao như Thường Tín, Mê Linh và một số nơi có nhiều ca nhiễm, thì vẫn áp dụng nghiêm chỉnh Chỉ thị 16 .

Ngoài ra, Hà Giang, thị trấn Đồng Văn là địa bàn nguy cơ cao, các địa bàn khác của Hà Giang cũng thuộc nhóm nguy cơ.

Thi tốt nghiệp THPT: Học gì thi nấy, không đánh đố

Cũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã trình bày phương án về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học.

Nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh) ngày 11/4/2020. - Sputnik Việt Nam
Vì sao Việt Nam chính là nước chiến thắng sau đại dịch Covid-19?

Theo đó, năm nay sẽ không tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia mà chỉ tổ chức kỳ thi xét tốt nghiệp đại học. Các trường cao đẳng đại học sẽ tự chủ trong công tác tuyển sinh của mình. Điều này là phù hợp với quy định của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học. 

Sau khi các đại biểu nêu ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cơ bản thống nhất với phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu Bộ sớm ban hành quy chế và hướng dẫn công tác thi trung học phổ thông cũng như xét tuyển đại học, cao đẳng.

“Bộ ra đề thi trên tinh thần không đánh đố, học gì thi nấy nhưng phải nâng cao chất lượng. Thi trong 1,5 ngày. Kỳ thi này do Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện. Kỳ thi phải đảm bảo trung thực, an toàn, trách nhiệm trong điều kiện có dịch bệnh. Cần tăng cường thanh tra giám sát các cấp, các ngành như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an. Cần tăng cường sử dụng công nghệ để đảm bảo tính trung thực của kỳ thi”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế cụ thể để áp dụng toàn quốc để áp dụng chặt chẽ nền nếp, an toàn.

“Trong đó có việc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tổ chức thanh tra, giám sát tổ chức các kỳ thi ở các địa phương, chứ không được buông lỏng. Các địa phương phải chịu trách nhiệm chính”, Thủ tướng đề nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, vừa qua chưa có ca nhiễm Covid-19 trong học sinh, sinh viên, nhưng cần có phương án tốt nhất để không xảy ra lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 khi cho các em đi học lại.

© SputnikKhẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Bộ Công an bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, Việt Nam sống chung với Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Khẩu trang y tế: Hướng dẫn sử dụng
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала