Covid-19: Việt Nam tiếp tục thắng nhưng vẫn chưa phải trận cuối cùng

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNQuang cảnh cuộc họp.
Quang cảnh cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm và Khoa học Việt Nam cho rằng, sau khi đã làm chủ thành công hai phương pháp xét nghiệm SARS-CoV-2, Việt Nam đang tập trung nghiên cứu, sản xuất vắc-xin chống Covid-19.

Đến thời điểm này, cơ bản Việt Nam đã đẩy lùi được dịch bệnh Covid-19. Đây chính là lúc cần tiếp tục đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch do coronavirus, vừa khôi phục, mở cửa lại nền kinh tế, đời sống xã hội cho người dân, để sau kỳ nghỉ đưa cuộc sống trở lại bình thường trong điều kiện có nguy cơ dịch bệnh.

Theo ông Kidong Park - Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO), Việt Nam đã có chuỗi 13 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm mới Covid 19 trong cộng đồng, WHO đánh giá cao những nỗ lực này của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Chiều nay, Bộ Y tế thông báo cho biết, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới nhưng lại có thêm hai trường hợp (bệnh nhân số 50 và 130) tái dương tính với SARS-CoV-2.

Việt Nam thêm hai ca dương tính trở lại với Covid-19

Tất cả người dân đến khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng, Bắc Giang đều được khai báo y tế và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.  - Sputnik Việt Nam
Covid-19 tại Việt Nam: 0 ca mắc mới nhưng đã có 9 người tái dương tính
Bản tin lúc 18h chiều nay của Bộ Y tế cho biết, tròn 13 ngày qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc coronavirus mới trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong ngày 29/4 cũng đã có hai trường hợp tái dương tính sau khi đã nhiều lần âm tính và được công bố khỏi bệnh.

Theo báo cáo của Tiểu Ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, hai bệnh nhân dương tính trở lại với SARS-CoV-2 là bệnh nhân số 130 và ca bệnh số 50. Đây đều là hai trường hợp phức tạp.

Bệnh nhân số 50, người đàn ông 50 tuổi, nhập viện hôm 13/3 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Cơ sở hai. Bộ Y tế cho biết, đây là ca bệnh rất nặng, phải mở nội khí quản và thở máy, nhưng đã được điều trị khỏi bệnh. Bệnh nhân công bố ra viện ngày 14/4, nhưng vẫn được tiếp tục theo dõi thêm 14 ngày tại Bệnh viện theo quy định.

Tuy nhiên, đến ngày 21/4, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính lại sau 5 lần âm tính liên tiếp, kết quả xét nghiệm ngày 24/4, 27/4 vẫn dương tính.

Về trường hợp tái dương tính, ca bệnh số 130 cũng được nhận định là một ca phức tạp. Đây là người đàn ông 30 tuổi, nhâp viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 ngày 23/3. Bệnh nhân được điều trị ổn định, công bố khỏi bệnh ngày 30/3, sau đó tiếp tục được theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Đến ngày 4/4, bệnh nhân xét nghiệm cho kết quả dương tính lại sau 6 lần âm tính liên tiếp.

Khu vực cổng vào bệnh viện có chốt trực 24/24, kiểm soát, đo thân nhiệt cho những người vào bệnh viện.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bước vào giai đoạn chung sống an toàn với COVID-19

Điều đáng nói là, này 19/4, bệnh nhân tiếp tục có kết quả xét nghiệm dương tính lại sau 7 lần âm tính liên tiếp. Các xét nghiệm ngày 25-26/4 tiếp tục cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện tại, cả hai bệnh nhân này vẫn đang được tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Cơ sở 2.

Như vậy, Việt Nam đã có 11 ca tái dương tính với coronavirus sau khi được công bố khỏi bệnh và xuất viện. 51 bệnh nhân đang được điều trị tại 9 cơ sở khám chữa bệnh. Số ca âm tính lần đầu với nCoV là 10 và có 4 người đã ít nhất hai lần âm tính với coronavirus.

Việt Nam đang nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng chống Covid-19

Ngày 29/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm và Khoa học Việt Nam cùng các chuyên gia dịch tễ, một số đơn vị phụ trách vấn đề tổ chức nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Lấy mẫu dịch họng cho chuyên gia y tế đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang lên hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân 268. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hợp tác với Anh thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19

Tại Việt Nam, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều đơn vị nghiên cứu, giới các nhà khoa học khẩn trương nghiên cứu, phân lập, nuôi cấy virus, sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm, từng bước hoàn chỉnh phác đồ điều trị phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch kể từ tháng 1 vừa qua.

Tại cuộc họp hôm nay, các đại biểu cũng thảo luận về việc nghiên cứu chủng loại virus, sinh phẩm xét nghiệm, hướng nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 trên thế giới. Ban Chỉ đạo cũng xác định, việc nghiên cứu, sản xuất vắc-xin là nhiệm vụ đòi hỏi sự phối hợp của các đơn vị nghiên cứu khoa học ở các ngành khác nhau.

Lắng nghe báo cáo và thảo luận của các đơn vị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng, chống chủng mới coronavirus.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo phát biểu.
Covid-19: Việt Nam tiếp tục thắng nhưng vẫn chưa phải trận cuối cùng - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo phát biểu.

Xác định đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhưng các đại biểu đều bày tỏ lạc quan, vì Việt Nam đã có nền tảng là những thành quả nghiên cứu trước đó như phân lập được virus, sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm.

Thời gian tới, các nhà khoa học Việt Nam tin tưởng sẽ có những hướng nghiên cứu khả quan dưới sự điều phối, chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như lãnh đạo các Bộ, Ban ngành của Chính phủ.

Sau lễ, học sinh đi học lại, đưa cuộc sống trở về bình thường

Cũng tại cuộc họp báo, Ban Chỉ đạo thống nhất quan điểm rằng, đến thời điểm này, cơ bản Việt Nam đã đẩy lùi được dịch bệnh Covid-19. Đây chính là thời điểm cần tiếp tục đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch, vừa khôi phục, mở cửa lại nền kinh tế, đời sống xã hội cho người dân.

Khu vực cổng vào bệnh viện có chốt trực 24/24, kiểm soát, đo thân nhiệt cho những người vào bệnh viện. - Sputnik Việt Nam
Khi nào Việt Nam hết dịch Covid-19?

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo xem xét và bàn bạc nhiều nội dung quan trọng như, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh trong những ngày nghỉ lễ, tiếp tục ngăn chặn triệt nguồn xâm nhập bệnh từ bên ngoài, đồng thời phát hiện sớm ở bên trong. Ngoài ra, còn làm nhiệm vụ khoanh vùng dập dịch một cách kịp thời, hiệu quả, quản lý người xuất nhập cảnh, chuẩn bị các điều kiện để đón học sinh trở lại trường an toàn, bảo đảm du lịch an toàn, giao thông an toàn, đưa công dân nước ngoài rời Việt Nam và công dân Việt Nam về nước, hỗ trợ các nước chống dịch do coronavirus gây ra.

Liên quan đến việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch SARS-CoV-2 trong những ngày nghỉ sắp tới, các Bộ, ngành địa phương, lực lượng phòng chống dịch tiếp tục triển khai nghiêm túc những nhiệm vụ đã được giao, tập trung giải quyết các vướng mắc, bất cập để sau kỳ nghỉ 30/4 và 1/5 “đưa cuộc sống trở lại bình thường trong điều kiện có nguy cơ dịch bệnh”.

Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Giao thông Vận tải theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh để đánh giá lại, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch đối với hoạt động du lịch, vận tải, giao thông, hàng không…

Bộ Y tế có trách nhiệm thúc các địa phương tham khảo mô hình của TP.HCM nghiên cứu lại toàn bộ các quy định phòng chống dịch của ngành y tế, từ đó các ngành để đưa ra có bộ tiêu chí chấm điểm an toàn về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đặc biệt, căn cứ tình hình diễn biến tình hình dịch Ban Chỉ đạo bàn và thống nhất kiến nghị Thủ tướng về việc Thường trực Ban Chỉ đạo tiếp tục theo dõi bám sát tình hình dịch bệnh, định kỳ 2 ngày báo cáo Thủ tướng một lần, nhưng không nhất thiết duy trì chế độ họp 2 ngày một lần.

Đại diện WHO: Việt Nam đã thành công nhưng cần cảnh giác với Covid-19

Theo ông Kidong Park - Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO), đến nay, Việt Nam đã có chuỗi 13 ngày liên tiếp không ghi nhận trường hợp mới dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng.

Khu vực sàng lọc, khai báo y tế điện tử cho khách vào bệnh viện.  - Sputnik Việt Nam
Xét nghiệm Covid-19: Việt Nam có tỷ lệ phát hiện dương tính cao hàng đầu thế giới

Đặc biệt, số ca nhiễm ở Việt Nam rất thấp, hơn 80% đã phục hồi. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao những nỗ lực này của Việt Nam. Việt Nam đã thắng trận mở màn, giai đoạn mới, nhưng cuộc chiến chống coronavirus còn rất lâu dài. Do đó, cần tiếp tục cảnh giác trước đại dịch Covid-19.

Ông Kidong Park nhận định, có 3 yếu tố làm nên thành công của Việt Nam. Chia sẻ trên VOV, Trưởng đại diện WHO phân tích kỹ những yếu tố, vì sao Việt Nam kiểm soát dịch bệnh do coronavirus tốt như vậy. Thứ nhất, Việt Nam đã chuẩn bị về mặt y tế rất tốt. Với những kinh nghiệm có được sau khi kinh qua từ dịch SARS năm 2003, dịch cúm gà H5N1 năm 2005, Việt Nam đã chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và nguồn lực để phát hiện, đánh giá và kiểm soát các vấn để xảy ra. WHO và Bộ Y tế Việt Nam cũng có mối quan hệ hợp tác bền chặt.

Thứ hai, phản ứng của Việt Nam là rất nhanh nhạy. Hệ thống phòng dịch của Việt Nam đã được kích hoạt ngay sau khi có thông tin về một chủng virus mới xuất hiện ở Trung Quốc từ cuối năm 2019. Trong tháng 1, Việt Nam đã thành lập ủy ban phòng chống dịch và nhanh chóng công bố dịch sau khi có thông báo từ WHO.

Thứ ba là phương châm toàn Đảng, toàn dân cùng nhau chống dịch với sự quyết liệt của mọi tầng lớp lãnh đạo các cấp. Các quyết sách đối phó với dịch được đưa ra nhanh chóng, sáng suốt và được người dân tuân thủ nghiêm chỉnh.

Ông Kidong Park cho biết, WHO đã đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế ngay từ những phút ban đầu trong công tác xây dựng bộ hướng dẫn xử lý tính huống phù hợp với tình hình Việt Nam.

Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Quân đội Việt Nam chống Covid-19: Đề nghị cách chức, cho xuất ngũ Thượng tá ăn nhậu

Cùng với Bộ Y tế, WHO cũng giúp đào tạo nâng cao khả năng của đội ngũ nhân viên y tế. Nội dung đào tạo bao gồm các phương pháp đánh giá tình hình dịch bệnh, phương pháp xét nghiệm, cách nâng cao hiệu quả xét nghiệm, cách tự bảo vệ cho bản thân trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân.

Bên cạnh đó, WHO cũng cung cấp một số vật tư cần thiết như các bộ xét nghiệm, vật dụng trong phòng thí nghiệm và các thiết bị bảo hộ y tế khác cho đội ngũ y, bác sĩ của Việt Nam.

Theo ông Kidong Park, mặc dù Việt Nam có thể xem như đã thành công trong đợt 2 và có chuỗi 13 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm mới Covid-19, tất cả vẫn cần phải thật thận trọng, cảnh giác vì dịch bệnh hoàn toàn có thể quay trở lại, và khả năng lây nhiễm vẫn tiềm tàng.

Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết, mọi người nên tiếp tục cảnh giác, tuân thủ chỉ thị của Nhà nước đưa ra.

Tiếp đến, trong lúc này, Chính phủ Việt Nam nến tiếp tục nâng cao khả năng của hệ thống y tế, sẵn sàng tinh thần cho đợt bùng phát dịch bệnh tiếp theo nếu có để ngăn ngừa nguy cơ quá tải bệnh nhân trong thời gian tới.

Cùng với đó, đảm bảo duy trì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bao gồm các dịch vụ tiêm phòng, chăm sóc trẻ em, thai sản, dịch vụ khám và chăm sóc các bệnh khác như sốt rét, HIV,…

Cuối cùng, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh và giải quyết các hậu quả mà Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế và xã hội.

© SputnikChẳng thể «tay không bắt giặc» Covid-19: Coronavirus sợ cái gì?
Covid-19: Việt Nam tiếp tục thắng nhưng vẫn chưa phải trận cuối cùng - Sputnik Việt Nam
Chẳng thể «tay không bắt giặc» Covid-19: Coronavirus sợ cái gì?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала