Khủng hoảng giá dầu và hành động của Nga

© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhNhân viên của LLC RN-Purneftegaz tại cánh đồng Barsukovsky ở Khu tự trị Yamalo-Nenets
Nhân viên của LLC RN-Purneftegaz tại cánh đồng Barsukovsky ở Khu tự trị Yamalo-Nenets - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cách xử lý của Nga đối với cuộc khủng hoảng giá dầu lần này dựa trên sự độc lập của ngành dầu mỏ Nga, sự độc lập của thị trường tiền tệ Nga đối với thế giới và cuối cùng là hiệu ứng “Ai có dự trữ lớn hơn thì người đó có khả năng sống sót cao hơn”.

Ngày 9/3 trở thành ngày thứ Hai “đen” kể từ năm 1991, khi Hoa Kỳ phát động cuộc chiến đầu tiên ở Irac. Giá dầu giảm 30%, Rouble “sập” tới 75/usd và 85/euro. Sự sụp đổ của các thị trường - hậu quả của cuộc chiến giá cả đang diễn ra trên thế giới. Đáp lại việc Nga rút khỏi thỏa thuận OPEC+, các nước Ả- Rập tuyên bố tăng sản lượng dầu và hạ giá dầu. Điều gì đã xảy ra và sẽ xảy ra với thị trường dầu và tỷ giá hối đoái? Nga đã phản ứng ngay lập tức như thế nào? Liệu những biện pháp của Nga có giúp nền kinh tế đứng vững?

Cờ OPEC tại một cuộc họp ở Vienna - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc kêu gọi duy trì sự ổn định của thị trường năng lượng quốc tế

Vì sao Nga không tham gia lên minh giữ giá dầu?

Thoả thuận OPEC và Nga (đại diện các nước khai thác dầu ngoài OPEC) hạn chế sản lượng khai thác dầu mỏ mang mục đích giữ giá. Tuy nhiên, việc Mỹ phát hiện các mỏ dầu đá phiến và bắt đầu khai thác thương mại khối lượng lớn đã tác động lên thị trường dầu. Với giá vốn chỉ khoảng 50$/thùng, giá dầu cao đã tạo cơ hội cho nước Mỹ vốn là nước nhập khẩu dầu ròng trở thành nước xuất khẩu dầu, cạnh tranh thị trường và có tầm ảnh hưởng quốc tế.

“Do vậy, quyết định của Nga không tham gia lên minh giữ giá dầu vừa mang ý nghĩa kinh tế tiêu diệt đối thủ cạnh tranh (với mức giá dầu mới khả năng cạnh tranh dầu đá phiến rất thấp) vừa là mục tiêu địa chính trị tranh giành ảnh hưởng (gạt Mỹ khỏi thị trường dầu và gây sức ép lên Arab Saudi trong vấn đề Trung Đông, Sirya”, - Một chuyên gia kinh tế và tài chính nổi tiếng của Việt Nam (xin không nêu tên) phân tích nguyên nhân gây ra ngày thứ Hai “đen” 9/3.

Liên bang Nga không nhất trí với OPEC, đứng đầu là Arabia Saudi về việc cắt giảm ngay tức khắc sản lượng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày từ nay đến cuối năm. Và không chỉ Liên bang Nga mà cả Cộng hòa Kazakhstan cũng phản đối đề xuất của OPEC. Ngoài nguyên nhân nêu trên thì còn vì sao?

“Vấn đề nằm ở chỗ Liên bang Nga đã ký nhiều hợp đồng triển hạn hơn hẳn so với các nước OPEC (trừ Venezuela và Iran đang bị cấm vận). Và các hợp đồng triển hạn này đều tính giá dầu vào thời điểm giữa năm 2019. Do đó, Nga phải bảo đảm giao hàng đủ sản lượng đã ký cho các đối tác mua dầu của Nga. Còn về giá cả thì Nga có thể tính toán lại để giảm bớt thiệt hại cho đối tác nhưng không thể tính theo giá hiện tại là 32 USD/thùng”, - Nhà phân tích chính trị Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
© REUTERS / Hamad I MohammedCông ty dầu Saudi Aramco
Khủng hoảng giá dầu và hành động của Nga - Sputnik Việt Nam
Công ty dầu Saudi Aramco

Vấn đề tiếp theo là nhà máy ARAMCO (Công ty liên doanh dầu lửa Arabia Saudi – America) mới phục hồi sản xuất sau đòn tấn công bằng tên lửa. Giá thành một thùng dầu đã cao hơn trước đây từ 5 đến 9 USD/thùng. Do đó, càng sản xuất nhiều thì ARAMCO và các công ty khai thác dầu thô khác có giá thành cao hơn 30USD/thùng sẽ càng lỗ vốn hơn. Ngay cả dầu đá phiến sản xuất tại Mỹ, cho dù đã cải tiến công nghệ và tăng sản lượng, cũng có giá thành tới 27-30USD/thùng. Nếu giá dầu tiếp tục kéo giảm xuống dưới 30USD/thùng thì các công ty sản xuất dầu từ đá phiến của Mỹ cũng sẽ lỗ vốn nặng.

Công ty khai thác dầu mỏ ở Bahrain - Sputnik Việt Nam
«Máu chảy tràn thị trường» qua phản ánh của truyền thông thế giới về giá dầu

Trong khi đó, giá thành một thùng dầu thô do Nga và Kazakhstan sản xuất chỉ có giá thành khoảng 13-15USD/thùng. Nếu giá dầu tiếp tục giảm còn 30USD/thùng thì Nga và các liên doanh của mình vẫn có lãi. Chỉ có điều là số lãi sẽ ít đi.

“Chính vì những lý do trên mà Nga vẫn không cắt giảm sản lượng để bảo đảm cho các mỏ dầu của mình hoạt động bình thường, người lao động Nga trong ngành khai thác và chế biến dầu mỏ vẫn duy trì công ăn việc làm. Việc Bộ tài chính Nga sẵn sàng bán vàng cũng là một biện pháp trợ giúp cho ngành khai thác và chế biến dầu mỏ của Nga để bảo vệ ngành công nghiệp xương sống này”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu ý kiến của mình với Sputnik.

Nga hiện đang có chính sách bán dầu và lấy phần vượt trên 46.2$/thùng bỏ vào Quỹ phúc lợi quốc gia để phục vụ an sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng ta thấy rõ rằng, ngay sau khi Nga và OPEC ngưng thoả thuận, các nước lập tức tuyên bố tăng sản lượng khai thác và giảm giá bán. Mức giảm giá dầu như vậy sẽ tác động xấu lên tăng trưởng kinh tế Nga vốn vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu.

Dù sau cấm vận các doanh nghiệp Nga đã mạnh lên trong cung cấp hàng hoá tiêu dùng nội địa, nhưng thị trường hàng tiêu dùng Nga vẫn còn phụ thuộc nhập khẩu khá nhiều. Do đó, khả năng thâm hụt thương mại có thể xảy ra. Điều này gây quan ngại cho các nhà đầu tư nên họ đã chuyển sang mua USD để dự phòng. Hành động này làm rúp mất giá ngay 10%, hôm thứ Hai đã xuống mức 75 ruble/USD hoặc hơn.

Việc rúp mất giá mạnh có khả năng làm giảm tăng trưởng kinh tế, mất niềm tin nhà đầu tư, ảnh hưởng khả năng trả nợ nước ngoài, lạm phát dâng cao, thu nhập quy USD giảm, và tất nhiên, thu ngân sách và thuế cũng giảm mạnh (nếu tính theo USD). Liệu Nga có giảm thiểu được tối đa những yếu tố không tốt nêu trên hay không?

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới thị trường dầu

Dịch COVID-19 làm cho sản xuất của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Châu Âu và cả Mỹ đình đốn. Trong khi chúng ta biết rằng 3 khu vực này chiếm tới 2/3 GDP toàn cầu. Sản xuất bị thu hẹp, nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa giảm dẫn đến ngành giao thông cũng đình đốn, đặc biệt là đường hàng không. Dẫn đến lượng tiêu thụ dầu mỏ giảm. Lượng cầu dầu mỏ giảm dẫn đến dư thừa ở nguồn cung dầu. Mặc dù chính phủ Mỹ đã bỏ ngân sách ra mua thêm một khối lượng đáng kể dầu dự trữ quốc gia và dự trữ chiến lược, nhưng cũng chỉ đủ để cứu ngành sản xuất dầu đá phiến của Mỹ khỏi phá sản. Đó là lý do giải thích việc cả ba chỉ số chứng khoán Dow John, S&P 500 và Nazdaq trên thị trường chứng khoán New York giảm sâu, buộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) phải cắt giảm 0,5% lãi suất, đưa lãi suất của đồng Dollar Mỹ về mức lãi suất trước khi Donald Trump lên cầm quyền.

Cô gái đeo mặt nạ trên sàn giao dịch chứng khoán - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia cho biết coronavirus đã thay đổi thế giới như thế nào

Các chuyên gia kinh tế Nga đã dự báo chính xác tình hình dịch bệnh đang giảm dần ở Trung Quốc.

“Sau hơn 3 tháng bị tàn phá bởi dịch COVID-19, giờ đây, khả năng Trung Quốc thoát dịch và phục hồi nhanh chóng nền kinh tế là rất lớn. Thậm chí, một số chuyên gia kinh tế của IMF và WB còn dự báo rằng tốc độ phục hồi tăng trưởng của Trung Quốc còn mạnh hơn và hoàn toàn có khả năng thoát khỏi thương chiến Mỹ-Trung một cách ngoạn mục. Chính vì lý do đó mà trong khi các nước OPEC loay hoay đối phó với việc giá dầu giảm mạnh thì các nhà sản xuất dầu mỏ của Nga đã chuẩn bị cho tương lai. Họ đã xây dựng sẵn các kế hoạch cạnh tranh trên thị trường với các nhà sản xuất thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) một khi Trung Quốc và châu Á thoát khỏi dịch COVID-19 và phục hồi sản xuất trong tương lai gần chứ không thèm để ý đến bối cảnh giá dầu được dự báo giảm xuống còn 32 USD/thùng và thấp hơn”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Trong bối cảnh Covid-19 hoành hành, sản xuất bị thu hẹp và nhu cầu nhiên liệu suy giảm, động thái này gây hiệu ứng kép là dầu giảm giá 30% về mức 31$/thùng. Nên nhớ hiện tượng trùng giữa giảm cầu và tăng cầu dầu gây tác động xấu cho giá dầu mới xảy ra một lần trong kinh tế hiện đại: những năm 30 của thế kỷ trước. Ngay lập tức, nó đã kéo theo phản ứng dây chuyền toàn cầu vào ngày 09/03/2020: ngày Thứ Hai đen tối.

Hành động của Nga. Cần xem diễn biến chung của thị trường.

TT chứng khoán Anh giảm 7,25%, châu Âu giảm 6,83%, TTCK New York giảm 7.3% và phải đóng cửa 15’ để các nhà đầu tư bớt hoảng loạn để rồi S&P500 giảm 5,95% và Dow Jones giảm 6,39%. Chỉ số VIX nói lên sự hoảng loạn của nhà đầu tư tăng vọt lên gần 60 điểm, cao thứ 2 trong lịch sử chỉ sau khủng hoảng tài chính 2008.

Trong bối cảnh ấy, Ngân hàng Trung ương Nga đã ngay lập tức tuyên bố tạm thời ngừng mua USD trên thị trường nội địa trong 30 ngày và Bộ Tài chính Nga bán USD ra thị trường để chặn đà giảm giá của Ruble. Đồng thời, trong cuộc họp chính phủ khẩn hôm thứ Hai 9/3, chính phủ Nga khẳng định với mức giá 25-30$/thùng Quỹ phúc lợi quốc gia của Nga đủ để can thiệp ổn định thu nhập quốc gia, tỷ giá và kinh tế vĩ mô, phục vụ tăng trưởng kinh tế trong 6-10 năm.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga, ông Vladimir Lavrov - Sputnik Việt Nam
Lavrov đánh giá triển vọng một thỏa thuận FTA giữa Iran và EAEU
“Hành động và tuyên bố này được coi là khá cương quyết mới giữ mức giảm ruble chỉ 10%. Tuy nhiên, các hành động này đủ hay chưa thì cần xem diễn biến chung của thị trường. Nếu niềm tin không quay lại sớm với Ruble có thể sẽ phải tăng lãi suất để ổn định tỷ giá”,  - Chuyên gia kinh tế và tài chính nổi tiếng nói trên phát biểu ý kiến của mình với Sputnik.

Một hiệu ứng rất dễ thấy là biểu đồ suy giảm giá chứng khoán ở các thị trường New York, London và Paris đang đồng biến với đà suy giảm của giá dầu. Cùng với nó là lãi suất các ngoại tệ mạnh như USD, EURO, POUND cũng giảm theo, đẩy giá trị hối đoái của các đồng tiền này tăng lên tương ứng. Vì vậy, không việc gì Nga phải mua thêm ngoại tệ mà cũng theo đà đó, hạ giá đồng Ruble để cân bằng tỷ giá hối đoái. Sở dĩ Nga không sợ việc giảm giá dòng Ruble của mình là vì Nga hạn chế sử dụng ngoại tệ trong giao dịch nội bộ và hiện đang có thỏa thuận đa phương và song phuơng thanh toán bằng đồng nội tệ với các quốc gia trong khuôn khổ EAEU (Liên minh kinh tế Á-Âu) và nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, giá trị thực của đồng Ruble Nga vẫn dược bảo đảm trong thanh khoản quốc tế mà không cần phải quy đổi ra USD hoặc các ngoại tệ mạnh khác.

Trong hoàn cảnh rối ren hiện nay, với tình dịch dịch COVID-19 đang hoành hành ở châu Âu, chỉ cần một động thái tăng sản lượng dầu và đình chỉ mua ngoại tệ của Nga cũng đủ để đẩy ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ đi đến chỗ phá sản.

Biểu ngữ tiền tệ Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Dự báo tương lai của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2020
“Đó cũng là cách mà Nga buộc các nước OPEC phải đàm phán lại với mình về cách thức điều chỉnh, phân phối dòng dầu trên thế giới một cách công bằng, bình đẳng, không phụ thuộc vào các thị trường dầu mỏ truyền thống đang do các nhà tài phiệt “cá mập” ở Mỹ thao túng. Cách xử lý của Nga đối với cuộc khủng hoảng giá dầu lần này dựa trên sự độc lập của ngành dầu mỏ Nga, sự độc lập của thị trường tiền tệ Nga đối với thế giới và cuối cùng là hiệu ứng “Ai có dự trữ lớn hơn thi người đó có khả năng sống sót cao hơn”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Trong tình hình hiện nay, theo chuyên gia kinh tế và tài chính nổi tiếng Việt Nam nói trên, có hai khả năng: Các nước trên thế giới áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng (bơm tiền, lãi suất thấp...) quá lâu từ sau 2008 đã tạo ra bong bóng toàn cầu. Không biết kinh tế bong bóng ấy có trở thành một chuẩn mực mới không? Hay là kinh tế thế giới đang bất ổn và đứng trước thềm nguy cơ khủng hoảng toàn cầu. Và các chính phủ dùng chính sách tiền tệ nới lỏng như thuốc phiện để uống cho đỡ đau chứ chả chữa bệnh nổi rồi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала