Ý kiến chuyên viên Nga: Khiêu khích Bắc Triều Tiên là rất nguy hiểm

© Sputnik / Ilya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhCHDCND Triều Tiên
CHDCND Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trên bán đảo Triều Tiên lại gia tăng căng thẳng.

Bình Nhưỡng cáo buộc Washington và Seoul về việc triển khai cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn quy mô kế tiếp. Còn Washington và Seoul kết tội Bình Nhưỡng về vụ phóng tên lửa đạn đạo vào vùng biển Nhật Bản. Ai đúng, ai sai? Phóng viên đài "Sputnik" đã nêu câu hỏi này với chuyên viên Aleksandr Zhebin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga).

Piotr Đại đế - Sputnik Việt Nam
Khu trục hạm thế hệ mới của Hải quân Nga được trang bị trạm điện hạt nhân
Ông Aleksandr Zhebin nói: “Tôi muốn bắt đầu với một câu hỏi đơn giản nhất. Đó là: Cuộc tập trận này diễn ra ở đâu? Có phải là tập trận do người Bắc Triều Tiên tiến hành ở nơi nào đó ngoài khơi bờ biển California hay Florida? Hoặc là tàu sân bay Bắc Triều Tiên xuất hiện ở Los Angeles hay Richmond, còn lính thủy quân lục chiến của Bình Nhưỡng đã đổ bộ lên bờ biển Hoa Kỳ? Suốt trong 60 năm nay, người Mỹ diễn tập quân sự ở nơi cách xa địa bàn Hoa Kỳ đến hàng nghìn dặm, với cơ số binh sĩ hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn quân tham gia. Hiển nhiên, điều này khơi lên mối bất an của những nước ở sát gần nơi diễn ra tập trận. Vì thế, theo nhãn quan ​​của tôi, người Bắc Triều Tiên hoàn toàn có quyền hợp pháp để thi hành biện pháp củng cố nền quốc phòng của mình.

Ngoài ra, những năm gần đây trên báo chí Hàn Quốc rò rỉ thông tin rằng những cuộc thao diễn quân sự Mỹ-Hàn không phải là phòng thủ. Tập trận mang tính chất hiếu chiến và tấn công. Một số người thậm chí đã bắt đầu nói rằng những cuộc tập trận này nhằm rèn luyện để thực thi kế hoạch xâm chiếm phần phía bắc của bán đảo. Phục vụ cho mục tiêu gì mà cần thực tập đổ bộ? Hiển nhiên, tất cả những hành động này được biện minh bằng sự cần thiết lập lại trật tự trong trường hợp chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ, sẽ nảy sinh tình trạng không kiểm soát nổi, và trong bối cảnh như vậy phải thiết lập sự quản lý với số vũ khí hạt nhân có thể thành vô chủ khi xảy ra biến động. Nhưng trên thực tế, đang diễn ra sự chuẩn bị có hệ thống để chiếm Bắc Triều Tiên và lật đổ chế độ tại đó”.

P.V. đài "Sputnik" hỏi: Kịch bản như vậy hiện thực đến đâu? Ai cũng rõ là Trung Quốc không mong muốn sự tử vong của chế độ Bắc Triều Tiên. Phải chăng là Hoa Kỳ và Hàn Quốc quyết định đối đầu với Trung Quốc?

Chuyên viên Aleksandr Zhebin phân tích: “Tôi không loại trừ khả năng như vậy, vì người Hàn Quốc quả thực đang khiêu khích Bắc Triều Tiên đến phản ứng đáp trả nào đó, có thể thành nguyên cớ biện hộ cho việc người Mỹ giáng đòn tấn công vào CHDCND Triều Tiên. Tính đến sự thống trị của phương tiện truyền thông Mỹ và phương Tây nói chung trong không gian thông tin toàn cầu, có thể chờ đợi rằng sự việc sẽ được thổi phồng và lý giải như là Hoa Kỳ và Hàn Quốc một lần nữa phải đương đầu với hành động gây hấn và khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Đó chính là ý tưởng dành cho những chiến dịch như vậy. Đang diễn ra cả sự chuẩn bị về tâm lý và tuyên truyền, muốn lợi dụng tình trạng chưa dày dạn kinh nghiệm của tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên với hy vọng rằng ông Kim trẻ sẽ thực hiện bước đi trả đũa nóng giận quyết liệt, rồi dưới cái cớ này sẽ giáng đòn để “dạy bài học” cho người Bắc Triều Tiên. Có thể sẽ chưa phải là cuộc xâm lược quy mô lớn, mà là đòn đánh hạn chế rồi sau đó chờ xem Bình Nhưỡng phản ứng ra sao.

Làm như vậy là cực kỳ nguy hiểm, — chuyên viên Aleksandr Zhebin nói tiếp. Hành động của Seoul về gốc rễ là mâu thuẫn với tuyên ngôn của phía Hàn Quốc về cần thiết tăng cường sự tin cậy và hợp tác giữa miền Bắc và miền Nam. Mà sự tin cậy thì không thể thiết lập được bằng việc tiến hành tập trận suốt hai tháng. Nhân tiện cần nói thêm, người Bắc Triều Tiên đã đề xuất hủy bỏ những cuộc tập trận này để đổi lấy hoãn thử nghiệm vụ nổ hạt nhân. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Hàn Quốc muốn hành xử như thời Chiến tranh Lạnh, khi người ta đe dọa Bắc Triều Tiên bằng cuộc diễn tập quân sự lớn Team Spirit. Nhưng cũng đã từng có thực tế ngưng tập trận, thí dụ vào đầu những năm 2000, khi cuộc đối thoại liên Triều phát triển tích cực. Nhưng bây giờ người Mỹ và người Nam Triều Tiên vì sao đó lại tin rằng chỉ cần họ dấn thêm, ép CHDCND Triều Tiên thêm một chút về chính trị và quân sự, đè nén Bình Nhưỡng bằng trừng phạt, bôi nhọ ban lãnh đạo nước này trước thế giới bằng cáo buộc về tội lỗi vi phạm nhân quyền, thì chế độ Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ. Đáng tiếc là ảo vọng như vậy ăn sâu trong tâm trí các nhà hoạt động chính trị ở Hoa Kỳ và Hàn Quốc, thôi thúc họ đi theo thứ đường lối chỉ dẫn quan hệ hiện tại của Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cũng như quan hệ liên Triều vào chỗ bế tắc.

P.V. đài "Sputnik" hỏi: Việc Bắc Triều Tiên đáp trả tập trận bằng cuộc phóng tên lửa vào vùng biển Nhật Bản, phải chăng là ám chỉ đến khả năng này?
Chuyên viên Aleksandr Zhebin trả lời: “Đó không những là ám chỉ, mà còn là thông điệp rõ ràng rằng sẽ chẳng ai tay không mà chiếm được Bắc Triều Tiên.
Nhân tiện xin nhắc, cách đây chưa lâu, Bắc Triều Tiên đã tiến hành thao diễn quân sự, trong đó luyện tập phương án tiêu diệt chiếc tàu sân bay giả định là một hòn đảo. Đích thân ông Kim Jong-un chỉ huy cuộc tập trận này, vì thế đây là sự kiện thu hút sự chú ý và gây tiếng vang lớn trên các phương tiện truyền thông Mỹ. Rõ ràng là Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị để đẩy lùi cuộc tấn công tiềm năng từ phía biển của Hải quân Mỹ, vốn luôn là chiêu thức mà Hoa Kỳ sử dụng khi thay đổi chế độ ở các nước chủ quyền, đặc biệt là ở Trung Đông.

Tất cả những điều đó cho thấy rằng CHDCND Triều Tiên hoàn toàn quyết tâm đẩy lùi bất kỳ cuộc xâm lược nào vào lãnh thổ đất nước, ngay cả khi đó là đòn tấn công của đối phương hùng mạnh hơn rất nhiều về quân sự, — chuyên viên Nga Aleksandr Zhebin kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала