Sergei Karaganov: Nước Nga sẽ không nhượng bộ trong vấn đề Ukraina

© Sputnik / Anton DenisovÔng Sergei Karaganov, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế Đại học nghiên cứu quốc gia HSE
Ông Sergei Karaganov, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế Đại học nghiên cứu quốc gia HSE - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ý kiến của nhà nghiên cứu chính trị Nga về cuộc khủng hoảng Ukraina

Dường như, điều này càng khẳng định cho nhận xét công bằng của nhà chính trị học Sergei Karaganov, chủ nhiệm Khoa Kinh tế và chính trị thế giới Trường Cao học Kinh tế. Theo ông, các sự kiện ở Ukraina chỉ đơn thuần là cái cớ để công kích Nga, còn nguyên nhân thực sự nằm trong cuộc khủng hoảng quan hệ sâu sắc giữa Nga và phương Tây.
Ông Karaganov lưu ý rằng, 25 năm sau chiến tranh lạnh, thế giới lại đừng trong tình hình nguy hiểm, châu Âu đối mặt với nguy cơ chia rẽ và suy yếu, thậm chí một cuộc chiến lớn.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đài phát thanh Sputnik về khả năng khắc phục những bất đồng giữa phương Tây và Nga, làm thế nào giảm bớt nguy cơ trượt dốc vào một cuộc chiến tranh lạnh hay thậm chí chiến tranh nóng, ông Karaganov cho biết:“Cần bắt đầu tháo gỡ vấn đề bằng việc khởi động một cuộc đàm đạo nghiêm túc, thẳng thắn và có thể cả vô tư. 25 năm qua, chúng ta đã gần như không làm điều này, bởi phương Tây nói rằng tất cả đều tốt đẹp và sẽ còn tuyệt vời hơn nữa. Khi Nga bác bỏ và cho rằng tình hình sẽ trở nên tồi tệ vì phương Tây không quan tâm tới những điều làm Nga lo ngại, thì phương Tây tỏ vẻ họ không nghe thấy gì.”

“Tất nhiên, không thể chờ đợi nhưng khó thể xử lý triệt để tình hình ở Ukraina mà không giải quyết tận gốc vấn đề: Nga cho rằng phương Tây đang áp đặt một hệ thống an ninh phi lý với lập trường họ là những người chiến thắng chiến tranh lạnh.”

“Tiếp đến, phải đưa ra thảo luận các phương án tháo gỡ thông qua một cuộc đối thoại chung, dựa trên việc nhận thức nguyên nhân những sai lầm của chúng ta và tại sao chúng ta có thể để hòa bình tuột khỏi tay sau những năm chiến tranh lạnh. Người Nga và người châu Âu đều chân thành tin rằng họ đã thu thắng lợi từ việc chấm dứt chiến tranh lạnh. Nhưng hiện thời, tình trạng của chúng ta tồi tệ hơn nhiều so với năm 1989. Thế giới đang lâm nguy, còn châu Âu thì yếu đi. Các giải pháp ở đây có thể là một hiệp ước an ninh tập thể mới cho châu Âu hoặc một thỏa thuận về tiến tới tạo lập không gian kinh tế thống nhất.”

“Tuy nhiên, theo tôi vấn đề mấu chốt là Mỹ không mong muốn tham gia cuộc đối thoại giải quyết các vấn đề của châu Âu. Dường như người Mỹ đã đặt cược vào sự leo thang tình hình, hòng làm chia rẽ và suy yếu châu Âu. Mặc dù người Mỹ cho biết họ muốn làm lay chuyển, thậm chí lật đổ chế độ ở Nga, nhưng chúng ta thấy thực tế là tất cả hòng làm suy yếu toàn bộ châu Âu.”

Điều gì cần xảy ra để phương Tây không còn xem thường Nga?

“Thứ nhất, thời gian có một vai trò. Người ta bắt đầu nhận thấy những sai lầm. Cách đây hai hoặc ba tháng, không ai có thể hình dung việc bà Merkel và ông Holland sẽ tới Moskva. Tại Thượng viện Anh có ý kiến là kể từ cuộc đàm phán hiệp hội với Ukraina, các chính trị gia châu Âu đã không hiểu được chiều sâu thái độ tiêu cực của Nga đối với quá trình này. Sự hiểu biết và nhìn nhận sâu sắc là một quá trình chậm chạp. Cần không ngừng giải thích, thuyết phục và chờ đợi cho đến lúc các đối tác của chúng ta hiểu rằng tình huống mà họ tạo ra là ngu xuẩn, nguy hiểm và không thể dung thứ.”

Trong khi ấy, nước Nga không thể nhượng bộ ở Ukraina. Việc Nga chùn bước lập tức sẽ được những ai mong muốn sự đối đầu, hiểu như một biểu hiện yếu đuối và tín hiệu để họ tiếp tục lấn ép Nga, — chuyên gia Nga nhận định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала