Tia vũ trụ tử thần và các chuyến bay liên hành tinh

© Flickr / DonkeyHoteyTrái Đất
Trái Đất - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trí tuệ con người không có giới hạn trong công cuộc khám phá những điều mới mẻ.

Khắc phục được lực hấp dẫn, con người hướng tới không gian vũ trụ. Nhưng ở đây họ đã gặp phải đối thủ thù mà cho tới nay chưa hề có phương tiện  bảo vệ. Đối thù đó chính là bức xạ vũ trụ.

Trưởng phòng thí nghiệm "kiểm soát phóng xạ trong các chuyến bay không gian", Tiến sĩ  toán lý Vyacheslav Shurshakov cho biết:

"Con người sống trên Trái Đất thường nghĩ rằng họ cũng ở đây trong trường bức xạ. Có một nền bức xạ tự nhiên của Trái Đất, ở trong phòng và trên đường phố. Người dân bình thường trên hành tinh chúng ta phải chịu liều bức xạ hàng năm khoảng 1 mSv (milliSievert).Tuy nhiên, phông bức xạ trong không gian lớn hơn khoảng 200 lần so với Trái đất. Điều này có nghĩa rằng các phi hành gia bay vào không gian trong vòng sáu tháng sẽ nhận được liều lượng bức xạ bằng một người có thể phải trải qua trong toàn bộ 100 năm sống trên Trái đất".

Lượng bức xạ các phi hành gia nhận được thậm chí nhiều hơn so với tiêu chuẩn này khoảng  20 mSv/năm, được thiết lập cho các nhân viên nhà máy điện hạt nhân. Ông Vyacheslav Shurshakov nhấn mạnh:

"Nếu  phi hành gia ở một năm trong không gian vũ trụ thì sẽ phải hứng chịu lượng phóng xạ khoảng 200 mSv, tức là nhiều hơn 10 lần mức cho phép đối với nhân viên ngành công nghiệp độc hại. Trên mặt đất, 200 mSv đã là mức "xử lý". Đây không phải là nhân viên nhà máy điện hạt nhân bình thường, mà là các đội xử lý tai nạn. Nhưng ngay cả đối với người xử lý phóng xạ cũng có những giới hạn: sau khi những người này hoạt động xử lý tai nạn hạt nhân và đã chịu liều phóng xạ tối đa cho phép, trong vòng 5 năm tiếp họ không được tiếp xúc với bất kỳ công việc nào liên quan đến bức xạ. Về mức độ nguy hiểm bức xạ, phi hành gia có thể so sánh với công việc của các đội xử lý hạt nhân."

Nếu các phi hành gia phải chịu liều bức xạ cao ngay cả trong quỹ đạo gần trái đất  thì những gì đang chờ đợi họ trong chuyến bay vào không gian xa xôi? Ông Vyacheslav Shurshakov đáp:

"Có giới hạn tiếp xúc với bức xạ nghề nghiệp, tức là mức quy định cho suốt thời gian hoạt động chuyên nghiệp. Đối với các phi hành gia, cũng như nhân viên nhà máy điện hạt nhân, mức cho phép đối với sự nghiệp là 1000 mSv. Với liều bức xạ hàng năm khoảng 200 mSv, phi hành gia có thể hành nghề 5 năm. Nhưng họ còn phải tiếp xúc bức xạ ở mặt đất, trên các chuyến đi máy bay, khi tập luyện, qua kiểm tra y tế. Theo số liệu của chúng tôi, thời gian tối đa lưu trú của người trong không gian là khoảng 4 năm. Trong số phi hành gia hiện nay chưa có ai bay lâu như vậy trong vũ trụ. Tuy nhiên, đối với sứ mệnh Sao Hỏa  để bay tới đó và quay về phải mất khoảng 2 năm rưỡi. Đối với các tài nguyên chuyến bay tiếp theo, cơ thể con người không còn đủ sức để vượt quá giới hạn tiếp xúc với bức xạ."

Chẳng nhẽ loài người sẽ phải từ bỏ ước mơ đi đến các hành tinh xa xôi? Bởi nhiều đề án khai thác  Mặt trăng và sao Hỏa đang được phát triển ở Nga và các nước. Ông Vyacheslav Shurshakov đưa ra mục tiêu tìm cách bảo vệ phi hành gia khỏi các tia vũ trụ chết người và tỏ ra lạc quan:

"Nếu hình dung rằng Trái đất là một con tàu đang trôi trong vũ trụ, có thể nói rằng con tàu của chúng ta được bảo vệ rất tốt. Chúng ta hiện diện ở đáy đại dương không khí. Nếu ép bầu khí quyển của Trái Đất, có thể thấy rằng chúng ta ở trên lớp nước 10 mét, tách chúng ta ra khỏi không gian và bảo vệ khỏi các bức xạ vũ trụ. Trong khi đó không có tàu vũ trụ nào được bảo vệ như vậy. Trái Đất còn có các yếu tố bảo vệ khác — lớp từ trường đẩy các hạt bức xạ thiên hà và các tia vũ trụ năng lượng mặt trời. Do đó, con tàu vũ trụ lý tưởng có thể bay đến sao Hỏa trong không gian liên hành tinh cũng cần phải có sự bảo vệ đáng tin cậy và có từ trường làm chệch hướng các hạt phóng xạ nguy hiểm."

Theo ông Vyacheslav Shurshakov, các đối tác nước ngoài có thể tiếp cận dữ liệu của Nga đối với bức xạ vũ trụ và việc chia sẻ kinh nghiệm luôn được cùng nhau thực hiện. Các phân tích chung và phát triển khuyến nghị chung nhằm giảm liều phơi nhiễm phóng xạ cho các phi hành gia cũng không bị gián đoạn. May mắn thay, về hợp tác trong không gian các biện pháp cấm vận mặt đất không áp dụng với nghiên cứu vũ trụ. Chúng ta có thể cùng nhau giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong lĩnh vực này, và vũ trụ cuối cùng đã mở cửa cho loài người.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала