Tháng Tư không thuận cho kế hoạch của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương

© Flickr / Robert NeffQuốc kỳ Mỹ
Quốc kỳ Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thời gian gần đây, nhiều sự kiện chứng tỏ đà gia tăng tinh thần chống Mỹ ở các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Những cuộc biểu tình ở Okinawa chống việc xây dựng  căn cứ không quân Mỹ. Cảnh sát Tokyo bắt giữ một cư dân  đảo Okinawa đã đe dọa cho nổ tung tòa Đại sứ quán Hoa Kỳ ở thủ đô Nhật Bản. Còn ở Seoul xảy ra cuộc tấn công nhắm vào ông Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc. 120 tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc lên tiếng phản đối kế hoạch của Washington về triển khai hệ thống lá chắn tên lửa ở lãnh thổ phần Nam bán đảo Triều Tiên

Những sự kiện này là cơ sở để các chuyên viên chú ý về đà gia tăng tâm trạng chống Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên trong cộng đồng Hàn Quốc thái độ như vậy đã nảy sinh từ khá lâu, — như nhận xét của chuyên viên Ahn Son Kyu  từ  The Asan Institute for Policy Studies.

“Tâm trạng như vậy thực ra đã phát sinh ngay từ năm 1980, khi Chon Dong-hoon tiến hành cuộc  đảo chính quân sự, mà Hoa Kỳ chỉ đơn thuần là nhắm mắt làm ngơ. Mặc dù trước đó dân chúng Hàn Quốc vẫn có thái đ thân thiện với người Mỹ. Thực tế Hoa Kỳ trợ giúp chế đ độc tài đã làm nảy sinh cảm giác rằng Hoa Kỳ đang cản trở tiến trình dân chủ, và từ đó là cơ sở cho thái đ thù địch đối với người Mỹ”.

Tuy nhiên giờ đây tinh thần chống Mỹ hình thành trong cả bối cảnh khác. Hiện nay thái độ với nền độc tài không đóng vai trò lớn như trước nữa, bởi bắt đầu kể từ thời Tổng thống  Kim Yeong-sam, trong 20 năm các chính khách lên nắm quyền ở Hàn Quốc thông qua con đường dân chủ, — chuyên viên  Ahn Son Kyu nhận xét.

“Những người hồi thập niên 80 dưới chế độ Chon Doong-hoon từng đứng ra tổ chức phong trào chống Mỹ, theo chỉ thị nhận từ Bình Nhưỡng hoặc chỉ đơn giản vì thiện cảm với hệ thống của Bắc Triều Tiên, thì nay đã dần dần chuyển đổi từ vị thế nhà hoạt động chống Mỹ thành ủng hộ Bắc Triều Tiên”.  

Đáng chú ý là ở mức độ nào đó tâm trạng chống Mỹ tiếp tục tồn tại trong tầng lớp trung lưu, mặc dù không phải là mạnh mẽ, — chuyên viên Ahn Son Kyu nói tiếp. “Có thể nói rằng nguyên cớ của nhận thức này là ảnh hưởng quá mức của Hoa Kỳ đối với Hàn Quốc. Người Mỹ tác động và can thiệp cả vào việc thiết lập mối quan hệ liên Triều. Trong tình hình đó, quan hệ đồng minh của Hàn Quốc và Hoa Kỳ có thể trở nên rất phức tạp – mà  lịch sử đã chứng tỏ có không ít những thí dụ như vậy”.

Hoa Kỳ vẫn giữ lập trường khá tiêu cực đối với vấn đề thống nhất hai miền Triều Tiên. Chẳng hạn, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye thường bày tỏ thái độ sẵn sàng tiến hành cuộc gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết. Trong khi đó, Washington luôn gạt bỏ bất cứ đề xuất nào của Bình Nhưỡng, như lời hứa không tiến hành thử nghiệm hạt nhân nếu Seoul và Washington hủy bỏ  cuộc tập  trận chung. Dễ thấy là Hàn Quốc đang buộc phải tuân theo chính sách của Hoa Kỳ, ngay cả khi không nhận được sự hiểu biết hay tán đồng của các công dân nước mình. 

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала