Nhật Bản lập cơ quan tình báo để không thua kém các nước khác

© Flickr / Nicolas RaymondQuốc kỳ Nhật Bán
Quốc kỳ Nhật Bán - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sự thiếu vắng cơ quan tình báo riêng của mình đã khiến Nhật Bản phần nào hạn chế khả năng đáp trả những thách thức bên ngoài.

 Có vẻ là từ trước tới nay người Nhật  chưa thấy cần đến dịch vụ tình báo hạng nhất. Và chỉ bây giờ Tokyo mới bắt đầu nói nghiêm túc về việc xóa bỏ thiếu sót đó. Vốn luôn luôn ngăn cản việc hình thành cơ quan tình báo đặc biệt, bây giờ cả phe đối lập Nhật Bản có lẽ cũng sẽ thay đổi thái độ, trong bối cảnh  những thất bại gần đây của chính phủ khi giải cứu bất thành hai con tin là công dân Nhật Bản bị các chiến bình của “Nhà nước Hồi giáo” bắt cóc và hành hình. Trước đó, vào tháng Bảy 2012, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã nhận “gáo nước lạnh tạt vào mặt” – vì bị bất ngờ bởi chuyến đi của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đến Kunashir,  một trong bốn đảo thuộc Nam Kuril mà Tokyo đang tranh chấp nêu tham vọng chủ quyền. Ý tưởng thành lập một tổ chức mới và độc lập để thu thập thông tin tình báo đã nhận được sự ủng hộ cả của  Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
 
"Cơ quan tình báo có tầm quan trọng sống còn để giúp Nhật Bản trở thành một quốc gia bình thường", — giáo sư Đại học Tổng hợp Tokyo Takushoku Takashi Kawakami nhận định như vậy về  sáng kiến của các nghị sĩ Quốc hội. Giáo sư giải thích quan điểm của ông khi trả lời phỏng vấn của đài phát thanh "Sputnik".

"Có thể nói rằng trong trường hợp thiếu vắng cơ quan như vậy Nhật Bản không nắm được lượng thông tin cần thiết để hiểu biết đầy đủ và đáp trả kịp thời những thách thức mới, trong đó có mối đe dọa khủng bố và sự lộng hành của các chiến binh “Nhà nước Hồi giáo”. Nhiệm vụ của các cơ quan tình báo nước ngoài trong thời hiện đại là tập hợp và phân tích dữ liệu. Thông thường, chức năng này được ủy thác cho Bộ Ngoại giao, nhưng đó không phải là trách nhiệm trực tiếp của cơ quan đối ngoại, mà họ cũng không có phương tiện hay nhân sự được đào tạo đặc biệt. Cơ quan tình báo chuyên trách có mặt ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Australia, thậm chí một nước không lớn như New Zealand cũng có… Còn Nhật Bản cho đến nay vẫn ở vị thế "người đi xin", vì phải yêu cầu thông tin cần thiết từ cơ quan tình báo của các nước khác. Mà thông tin là thứ hết sức cần thiết, trước hết, để ngăn chặn diễn biến sự kiện có thể gây thương vong về người, làm bùng nổ xung đột quân sự hoặc cái gì đó tiềm ẩn nguy cơ giáng đòn gây tổn hại nghiêm trọng cho lợi ích quốc gia. Từ quan điểm như vậy, bất kỳ đất nước bình thường nào cũng nên có bộ phận đảm trách an ninh quốc gia riêng của mình, tức là nên có trung tâm tình báo độc lập…”.

Theo quan điểm của Giáo sư Kawakami, không phải lúc nào cũng có thể dự đoán đà phát triển sự kiện, ngay cả khi nắm trong tay nhiều dữ liệu và thông tin. Tuy nhiên, thiếu nguồn thông tin của riêng mình hoặc sử dụng dữ liệu do cơ quan tình báo nước ngoài cung cấp, luôn luôn có nghĩa là bị động và phụ thuộc.
 
"Tình báo hiện đại không làm việc  chống lại bất kỳ quốc gia hoặc nhóm nước. Mỗi nước đều tiến hành thu thập những thông tin liên quan đến quyền lợi quốc gia, cho dù đó là Trung Đông hay ở khu vực nào khác  của thế giới. Tuy nhiên, khi cần thiết thì các cơ quan đặc nhiệm thường trao đổi thông tin. Và trong trường hợp này, do không có cơ sở thông tin riêng của mình, Nhật Bản dường như bị đặt ra bên lề thời cuộc…".

Đảm trách tìm kiếm phương cách thay đổi tình trạng này sẽ là Ủy ban hoạch định đề án phát triển thuộc đảng Dân chủ Tự do cầm quyền. Theo một số dữ liệu, hình mẫu cơ quan tình báo mà Nhật Bản lựa chọn là MI-6 của Anh. Hiện thời chưa rõ cơ quan tình báo Nhật Bản sẽ được gọi tên như thế nào. Trong mùa hè này, các thành viên Ủy ban nói trên dự định gặp gỡ các chuyên viên của Hoa Kỳ và Anh để tham vấn, rồi đến mùa thu năm nay chuẩn bị khuyến nghị và đề xuất cụ thể.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала