Họ không thể sống thiếu tình yêu thương từ chúng ta

© Sputnik / Alexander Utkin  / Chuyển đến kho ảnhTrung tâm sinh thái "Sợi chỉ sống"
Trung tâm sinh thái Sợi chỉ sống - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau khi bộ phim Rain Man với Dustin Hoffman đóng vai chính ra mắt khán giả, "người mưa" đã trở thành biệt hiệu của những người mắc chứng tự kỷ.

Ngày 2 tháng 4 được Đại hội đồng Liên hợp quốc lấy làm Ngày thế giới phổ biến thông tin về chứng tự kỷ kể từ năm 2008, sau khi Tổ chức Tự kỷ toàn cầu công bố tỷ lệ trung bình trên thế giới — cứ 150 trẻ em có một trường hợp tự kỷ. Đến nay, số trẻ mắc chứng tự kỷ của Trái đất đã tăng gấp 10 lần.

Khoa học hiện đại chưa giải đáp rõ được nguyên nhân chứng tự kỷ. Có ý kiến ​​cho rằng, do người mẹ bị nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai, do ca đẻ khó hoặc thao tác sai của người đỡ, do những căng thẳng tâm lý thời thơ ấu. Số trẻ em mắc chứng tự kỷ rất cao ở mọi vùng trên thế giới. Vấn đề để lại hậu quả lớn cho bản thân trẻ em, gia đình cũng như toàn xã hội.

Mặc dù tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển trẻ em sẽ tồn tại suốt đời, ngày nay xã hội có thể đạt được tiến bộ đáng kể nhờ vào sự chẩn đoán hiện đại và sớm hỗ trợ khắc phục. Giúp trẻ thích nghi với cuộc sống xã hội; dạy trẻ đối phó nỗi sợ hãi của bản thân; điều khiển cảm xúc. Điều quan trọng nhất — không nhắm mắt làm ngơ với vấn đề và không chỉ chú tâm vào khía cạnh tiêu cực như: khuyết tật, sự thiếu hiểu biết của mọi người xung quanh, những xung đột trong gia đình và v.v…

Trái lại, chúng ta cần tiếp nhận tất cả ở trẻ. Hành động xuất phát từ lợi ích của trẻ, tạo ra xung quanh chúng bầu không khí yêu thương và thân thiện. Một trong những nhiệm vụ chính của các bậc cha mẹ và các chuyên gia là sự phát triển ở trẻ tự kỷ tính cách độc lập, những động lực bổ ích. Điều này hoàn toàn có thể và bằng chứng thực tế là giữa những người mắc chứng tự kỷ có không ít các lập trình viên, nhà thiết kế, các nghệ sĩ, tóm lại, những người thành công và tìm được vị trí xứng đáng trong cuộc sống. Người ta nói ngay cả Albert Einstein cũng mắc chứng tự kỷ.

Nhân dịp này, ở Nga nhiều quĩ, phong trào xã hội, nhà hát và tập thể nghệ sĩ đang chuẩn bị các buổi hòa nhạc, tổ chức bán đấu giá từ thiện, tụ tập chớp nhoáng flashmobs và loạt hoạt động khác nhau hỗ trợ trẻ em mắc chứng tự kỷ. Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Moskva mở cuộc triển lãm Nghệ thuật sống bên nhau. Trong số các tác giả của 94 công trình có các bậc thầy nổi tiếng và họa sĩ trẻ. Ông Vitaly Patsyukov, người phụ trách triển lãm cho biết:

"Chúng tôi tìm kiếm các tác phẩm có sự liên hệ với vấn đề, với chứng bệnh này. Ở đây, nghệ thuật không đặt ra câu hỏi mà góp phần tháo gỡ. Số tiền thu từ bán đấu giá tranh sẽ được dành vào việc tổ chức thích ứng xã hội, hoạt động phát triển và giải trí của trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ. Các trẻ như vậy rất cần đồ chơi đặc biệt, lớp hướng dẫn và liệu pháp chữa trị, là những chi phí mà các trung tâm phục hồi luôn thiếu tiền thực hiện. Trẻ tự kỷ thường sống thu mình, thiếu cởi mở, nhưng không ít em rất có năng khiếu, ví dụ về nghệ thuật… "

Vào ngày này, các phụ huynh và trẻ tự kỷ được mời xem miễn phí vở nhạc kịch Người đẹp và quái vật tại nhà hát Rossia ở Moskva. Vở kịch dàn dựng theo bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney đã được nhag tổ chức thích ứng cho trẻ mắc chứng tự kỷ. Chẳng hạn như giảm bớt độ lớn âm thanh, ánh sáng và các hiệu ứng khác. Tất cả những người tham gia vở nhạc kịch gồm cả diễn viên được hướng dẫn đặc thù tiếp xúc với trẻ. Còn những trợ lý đặc biệt có mặt trong sảnh nhà hát sẽ sẵn sàng giúp cha mẹ các em trong bất kỳ tình huống.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала