Nhật Bản và Hàn Quốc: Những cuộc tìm kiếm nền tảng an ninh chung một cách vô ích

© Fotolia / SeanPavonePhotoSeoul
Seoul - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm thứ Ba tại Seoul sẽ diễn ra cuộc đàm phán Nhật Bản-Hàn Quốc đầu tiên trong vòng 5 năm qua về các vấn đề an ninh trong định dạng "2 + 2" giữa các quan chức cấp cao của Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng hai nước.

Các chuyên gia Nga cho rằng, không nên mong đợi từ cuộc gặp này những bước đột phá quan trọng trong hợp tác quốc phòng song phương giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo chuyên gia hàng đầu của Viện Mỹ và Canada, cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản Alexander Panov, điểm yếu trong cuộc đàm phán song phương Nhật Bản-Hàn Quốc về các vấn đề an ninh là trong nhiều khía cạnh, đây là dự án của Mỹ. Ông Alexander Panov nói:

"Tôi nghĩ rằng, tất nhiên, người Mỹ muốn Nhật Bản và Hàn Quốc không chỉ bắt đầu hợp tác trong quân sự, mà cả về chính trị.  Gần đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đến thăm hai nước và cũng khuyến khích họ xây dựng các mối quan hệ. Trước đó, trong chương trình nghị sự đàm phán Nhật-Mỹ cũng có việc trao đổi thông tin tình báo, nhưng trên thực tế chưa từng có quan hệ quân sự nào giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Tôi không nghĩ rằng hiện giờ sẽ có một điều gì đó có thể xảy ra. Ngoài ra, quân đội Mỹ có mặt cả ở Nhật Bản và Hàn Quốc, vì thế Seoul và Tokyo không quan tâm nhiều đến cải thiện quan hệ. Tôi không nghĩ rằng Nhật Bản sẽ tham gia chiến sự khi xảy một vụ gì đó trên bán đảo Triều Tiên. Ở đó quân nhân Mỹ và các lực lượng vũ trang của Hàn Quốc đã hiện diện rất nhiều. Còn để chống Trung Quốc thì Seoul và Tokyo khó có thể đoàn kết lại với nhau."

Chuyên gia hàng đầu của Viện Nghiên cứu Quốc tế của Học viện MGIMO Andrey Ivanov phát triển ý tưởng này ông Alexandr Panov như sau:

"Cả Nhật Bản và đặc biệt là Hàn Quốc sẽ không có lợi ích gì để xây dựng một số công trình quốc phòng có định hướng chống Trung Quốc. Cả hai nước đều là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và đang đàm phán với nước này để thành lập một khu vực thương mại tự do ba bên Bắc Kinh, Seoul, Tokyo nhằm tiến hành thanh khoản lẫn nhau bằng đồng nội tệ. Một lý do khác khiến cho Seoul và Tokyo không muốn căng thẳng quan hệ với Bắc Kinh, là Trung Quốc (cũng như Nga) ít nhất là có đòn bẩy nào đó đối với Bắc Triều Tiên. Nếu trong khu vực sẽ lập ra một liên minh chống Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ không kiềm chế chương trình quân sự của Bắc Triều Tiên nữa, hoặc sẽ làm cho nước này thành một cường quốc hạt nhân toàn diện. Điều quan trọng là mối quan hệ  của Seoul và Tokyo với Bắc Kinh hoàn toàn khác nhau. Hàn Quốc không tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, còn Nhật Bản với Trung Quốc thì có những tranh chấp như vậy. Chắc gì Seoul muốn Bắc Kinh coi liên minh quốc phòng giả thuyết của Hàn Quốc với Nhật Bản là Hàn Quốc ủng hộ Nhật Bản trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc."

Ngoài ra, theo ông Andrei Ivanov, một trở ngại khác cho sự phát triển liên minh quốc phòng song phương Nhật Bản-Hàn Quốc là, cũng giống như liên minh Mỹ-Nhật Bản và Mỹ —Hàn Quốc, có những vấn đề nằm trong chính quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Người Hàn Quốc chưa quên về những thương đau mà người Nhật gây ra cho họ trong giai đoạn Triều Tiên bị chiếm đóng 1910-1945. Vài năm trước đây, hai vấn đề này từng nguyên nhân gây thất bại khi Hàn Quốc và Nhật Bản ký thỏa thuận với nhau về việc trao đổi thông tin tình báo. Trong tương lai gần, những vấn đề này chỉ có thể trầm trọng hơn, bởi chính phủ Nhật Bản hiện nay do Shinzo Abe đứng đầu đang dựa vào phong trào và phe phái dân tộc chủ nghĩa. Ảnh hưởng của những vấn đề này đối với chính sách của ông Abe sẽ không đóng góp vào việc cải thiện quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc, ông Andrei Ivanov nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала