Dự án AIIB: Washington tiếp tục gây áp lực

© AFP 2023 / Takaki YajimaAIIB
AIIB - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mặc dù sáng kiến thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (ABII) có lợi thế rõ ràng, chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục phản đối dự án này.

 Washington cũng đã bí mật gây áp lực với nhiều nước khác buộc tránh xa đề xuất của Trung Quốc. Nhà kinh tế Mỹ Joseph Stiglitz, người đoạt giải Nobel về kinh tế, viết như vậy trong bài do Project Syndicate cung cấp. Giáo sư Stiglitz nhận định, đây là một bằng chứng cho thấy rằng, Mỹ thiếu tự tin về sức mình, và sợ mất độc quyền kiểm soát các quyết định tài chính trên thế giới.

Bất chấp áp lực từ phía Nhà Trắng, trong danh sách các thành viên sáng lập AIIB được công bố vào ngày 15 tháng Tư có 57 quốc gia. Tất nhiên, khi hỗ trợ sáng kiến của Trung Quốc, các nước châu Âu lớn nhất, cũng như Úc và Hàn Quốc (đã từng do dự khá lâu), đều hy vọng rằng, dự án này sẽ mang lại lợi ích cho họ. Và đây là một bằng chứng cho thấy rằng, trong chính trị không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn.

Trong số các nước lớn, chỉ có Nhật Bản vẫn có thái độ tiêu cực với dự án này. Nhưng, đồng minh thân cận của Mỹ có thể thay đổi lập trường  của mình. Chuyên gia Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông cho biết: “Không loại trừ khả năng, Tokyo cũng sẽ gia nhập AIIB, mặc dù Nhật Bản là nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ, và hai quốc gia này cùng nhau chủ trì các tổ chức tài chính quốc tế lớn. Gần đây, Thủ tướng Abe gợi ý rằng, Nhật Bản có thể tham gia AIIB nếu thấy được rằng, các biện pháp quản lý ngân hàng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Và các phương tiện truyền thông Nhật Bản thậm chí nói về ngày tháng cụ thể: Nhật Bản có thể hỗ trợ sáng kiến của Trung Quốc sớm nhất là vào tháng Sáu”.

Theo ông Valery Kistanov, Washington đang cố gắng bôi nhọ AIIB, vì họ hiểu rõ rằng,  Trung Quốc đang thành lập không chỉ một tổ chức tài chính cạnh tranh với IMF và Ngân hàng Thế giới. Khác với các cơ chế do Mỹ kiểm soát làm việc theo công thức "tài trợ để đổi lấy sự vâng lời," Ngân hàng AIIB từ chối can thiệp vào chính sách tài chính của quốc gia nhận hỗ trợ tài chính. Và đây là một cuộc tấn công trực tiếp vào vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Tất nhiên, Washington đang cố gắng ngăn chặn diễn biến sự kiện theo kịch bản này.

Hành động của Mỹ chống lại đề xuất của Trung Quốc không chỉ là không hợp lý mà còn mâu thuẫn với những tuyên bố của chính bản thân nước Mỹ. Hoa Kỳ thường xuyên thúc giục Trung Quốc đảm nhận trách nhiệm quốc tế lớn hơn. Nhưng, khi Bắc Kinh tìm đến sự hỗ trợ quốc tế để tạo ra một quỹ rất cần thiết cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ở châu Á, thì Hoa Kỳ cố gắng ngăn chặn sáng kiến hữu ích.

Trong bài viết của mình, Giáo sư Stiglitz  chỉ ra rằng, những chuyện tương tự đã từng xảy ra trước đây.  Cuối những năm 1990, khi Nhật Bản đề nghị cấp 80 tỷ USD để hỗ trợ cho các nước đang trải qua cuộc khủng hoảng tại khu vực Đông Nam Á, Mỹ cũng đã phản đối sáng kiến này. Nhà khoa học Mỹ kết luận rằng, lập trường của Washington phản đối ngân hàng AIIB cho thấy rằng,  Mỹ thiếu tự tin về sức ảnh hưởng toàn cầu của mình.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала