Bộ Ngoại giao Nga: Không có sự trì trệ trong đối thoại với Hoa Kỳ về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân

© AFP 2023 / Alexander NemenovBộ Ngoại giao Nga
Bộ Ngoại giao Nga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quan điểm cho rằng có một sự trì trệ trong quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ trong lĩnh vực giải trừ vũ khí hạt nhân là rất phổ biến.

Trong cuộc đàm đạo với phóng viên Maria Kiseleva của hãng tin RIA Novosti, chuyên gia Mikhail Ulyanov, Giám đốc Vụ không phổ biến vũ khí hạt nhân và kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga, nói về những cáo buộc lẫn nhau của Nga và Hoa Kỳ về nội dung Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), về cơ chế kiểm soát quá trình thực hiện Hiệp định về chương trình hạt nhân của Iran và những vấn đề khác.

Dưới đây là trích đoạn của cuộc phỏng vấn này:

Phóng viên hỏi: Liệu hiện nay có thể nói về sự trì trệ trong giải trừ vũ khí hạt nhân của Nga và Hoa Kỳ?

Ông Ulyanov trả lời: Quan điểm cho rằng có một sự trì trệ trong quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ trong lĩnh vực giải trừ vũ khí hạt nhân là rất phổ biến. Điều đó không đúng sự thật và nói chung dẫn đến những hiểu lầm.

Kể từ năm 1987, đối thoại với Mỹ về nội dung cắt giảm kho vũ khí hạt nhân hầu như không bị gián đoạn. Công việc này đã bắt đầu với Hiệp ước INF, sau đó thỏa thuận về vũ khí tấn công chiến lược đã được ký kết và được thực hiện đầy đủ. Đã có cuộc đàm phán về START-II, nhưng,  hiệp ước này vẫn không được phê chuẩn. Đã có Hiệp ước Matxcơva về cắt giảm kho vũ khí tấn công chiến lược, mà chúng tôi đã ký kết với chính quyền George Bush vào đầu những năm 2000. Và có cả hiệp ước mới đã được ký kết vào năm 2010 và đang được thực hiện. Sau 3 năm nữa, đến ngày 5 tháng 2 năm 2018, Nga và Hoa Kỳ nên cắt giảm kho vũ khí xuống mức ghi nhận trong hiệp ước.  Tức là, quá trình này vẫn tiếp tục và không thể nói về sự trì trệ. Chắc là, chỉ có thể khẳng định rằng,  khá nhiều quốc gia muốn để quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân tiến triển nhanh hơn, nhưng, đó là vấn đề khác, và trên thực tế không có sự trì trệ trong qúa trình này.
Phóng viên hỏi: Để dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Iran, Tehran nên thuyết phục IAEA rằng, nước này đã thực hiện đầy đủ tất cả các quy định của thỏa thuận. Có thể xác minh tương đối dễ dàng việc cắt giảm số lượng máy ly tâm, tuy nhiên, để chứng minh tính chất hoà bình của chương trình hạt nhân của Iran phải mất khá nhiều thời gian. Liệu điều đó gây sự quan tâm của Nga không? Hiện có cơ chế nào có thể kiểm soát hiệu quả quá trình này?

Vấn đề này là khá phức tạp. Trên thực tế, mọi điều phụ thuộc vào cách tiếp cận vấn đề. Ở đây nói về những công việc đã được thực hiện trong quá khứ, vào cuối thế kỷ XX — đầu thế kỷ XXI, do đó hiện nay — vào năm 2015 — ngay cả về mặt kỹ thuật, rất khó để làm rõ đến cùng tất cả các chi tiết. Những kinh nghiệm của việc loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq cho thấy điều đó.  Người ta đã nêu rất nhiều câu hỏi với phía Iraq vì có nghi ngờ về việcTehran thực hiện các quy định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Các nước phương Tây đã cáo buộc Saddam Hussein sở hữu một số loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong bối cảnh đó không có khả năng làm sáng tỏ về hồ sơ hạt nhân của Iraq. Nhưng, sau đó hóa ra rằng, trên thực tế Saddam không có các loại vũ khí đó. Nếu sơ đồ này được sử dụng với hồ sơ Iran thì các sự kiện sẽ bị kẹt trong một vòng tròn luẩn quẩn.

Theo tôi, những sự việc đã diễn ra 15-20 năm trước đây, bây giờ không phải là quá quan trọng. Đối với chúng tôi điều quan trọng nhất là làm thế nào để chương trình hạt nhân của Iran không có thành phần quân sự, để nước này không sở hữu vũ khí hạt nhân. Nếu yêu sách này được đặt ở vị trí hàng đầu, thì vấn đề với các nghiên cứu hạt nhân sẽ được giải quyết hợp lý, và hy vọng rằng, vấn đề hạt nhân của Iran sẽ sớm được giải quyết.

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала