Vốn đầu tư không tự trôi vào tay

© AFP 2023 / Mandel NGANQuốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các công ty Nhật Bản quan tâm tới dự án Yamal LNG.

 Đây là tuyên bố của đại diện hãng quốc gia Japan Oil, Gas and Metals (JOGMEC). Theo quan chức, do các biện pháp trừng phạt Nga nên JOGMEC không thể trực tiếp tài trợ với tư cách công ty nhà nước, nhưng sẵn sàng cấp vốn cho các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản tham gia.
 
Ngoài Yamal, dự án LNG Viễn Đông do Rosneft tiến hành trên thềm lục địa Sakhalin cũng là đối tượng hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản. Nguyên nhân ở đây là mối lo ngại trước tình hình bất ổn của Trung Đông, nơi Nhật Bản mua khí hóa lỏng với khối lượng đáng kể.

Theo khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản vào năm 2014, 80% các doanh nghiệp nước này cho biết họ dự đoán sự tăng trưởng kinh tế ở Nga. Tuy nhiên, yếu tố chính cản trợ hợp tác với Nga lại không phải các biện pháp trừng phạt, mà là môi trường đầu tư kém "thân thiện". Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy, các quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất đối với giới kinh doanh Nhật Bản là Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Nga có trong danh sách này nhưng không thuộc những dòng đầu. Là nhà đầu tư lớn của thế giới, người Nhật thường lựa chọn bỏ vốn vào các nước có điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất.

Theo ông Ohashi Iwao, chuyên gia tư vấn về Nhật Bản và châu Á-Thái Bình Dương thuộc Hiệp hội các khu công nghiệp, doanh nghiệp Nhật Bản rất để ý đến Nga, nhưng sự cạnh tranh đầu tư diễn ra khá khốc liệt ở châu Á cũng như trên thế giới.

Ông Ohashi Iwao cho biết: "Có hai dấu hiệu được giới kinh doanh đặc biệt lưu ý. Đó là thị trường và triển vọng phát triển của thị trường. Tiếp đến là những điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh, hay gọi là môi trường đầu tư. Hiện nay, nhiều người Nhật dồn vốn vào nền kinh tế Ấn Độ. Quả là làm việc ở đó rất vất vả. Thậm chí có thể hơn ở Nga. Nhưng Ấn Độ có một thị trường tiêu thụ khổng lồ, lực lượng lao động dồi dào, nhiều thanh niên. Ở Việt Nam, trong giai đoạn này giá nhân công rẻ cũng thu hút nhà đầu tư. Chính phủ Việt Nam thực hiện từng bước và một cách có hệ thống các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, thâm nhập thị trường thế giới. Còn với Nga các công ty Nhật Bản muốn làm ăn hợp tác nhưng điều kiện ở đây đòi hỏi hiện đại hóa cấu trúc môi trường đầu tư. Trong vấn đề này, Các lãnh thổ phát triển ưu tiên (TOR) ở vùng Viễn Đông Nga phải đóng góp vai trò xứng đáng. Khai thác kinh nghiệm trên thế giới là ý tưởng tốt và đúng đắn. Tiếp đến, cần nỗ lực làm việc hết sức. Nói là một chuyện, đưa ý tưởng vào thực tế lại là chuyện khác. Tôi biết rằng nền kinh tế Nga năm ngoái có sự sụt giảm tăng trưởng. Tuy nhiên, ở Nhật Bản tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng chậm lại, các doanh nghiệp thường tập trung vào những nước cho thấy kết quả tăng trưởng tích cực."

Cách tiếp cận của người Nhật trong các dự án đầu tư là rất thực dụng. Ở châu Á đang hình thành các quan hệ khu vực mới nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh kinh tế giữa các địa phương. Các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn và chính sách hành lang kinh tế củng cố cho phương hướng liên kết mới. Điều này thậm chí quan trọng hơn cả những chương trình nghị sự khu vực nhằm giảm bớt mâu thuẫn về chính trị.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала