Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ chuyển từ Okinawa đến Guam

© REUTERS / Franck Robichon/PoolTakeshi Onaga
Takeshi Onaga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa cho biết, Washington sẵn sàng loại bỏ căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ ở Okinawa.

Điều này được công bố tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Theo lời ông Obama thì chuyện ở đây nói về khả năng điều chuyển căn cứ lính thủy đánh bộ từ Okinawa đến Guam – hòn đảo ở phần Tây Thái Bình Dương.

Đó cũng chính là mục đích của các cư dân Okinawa, suốt trong nhiều thập niên đấu tranh chống hiện diện căn cứ quân sự trên địa bàn quê hương của họ. Trước ngưỡng chuyến công du Hoa Kỳ, Thủ tướng  Abe  đã gặp ông Takeshi Onaga Thống đốc Okinawa theo đề nghị của vị quan chức lãnh đạo địa phương. Buổi gặp  diễn ra sau cuộc xung đột bùng nổ bởi bắt đầu dời chuyển căn cứ từ một thành phố đông dân là Ginowan đến khu vực thưa người hơn cũng thuộc Okinawa, đến Henoko gần thành phố Nago. Hồi tháng Ba, song hành với khởi đầu xây dựng chủ thể mới, cũng bắt đầu liên tục nhận được tín hiệu về những thiệt hại gây ra với rạn san hô độc đáo. Các đại diện chính quyền Okinawa quyết định tới thăm công trường xây dựng để trực tiếp chứng kiến ​​vụ việc, và nếu cần sẽ thi hành biện pháp. Tuy nhiên, đề xuất đến thăm đã bị từ chối thẳng thừng. Thái độ thô bạo như vậy chọc giận người đứng đầu chính quyền Okinawa  là ông Takeshi Onaga. Thống đốc ra lệnh đình chỉ công việc. Phản hồi từ Tokyo là – người đứng đầu khu vực không có quyền đưa ra chỉ thị như vậy. Xì-căng-đan nóng lên, và “đám cháy giận dữ” được dập đi bằng chuyến bay cấp tốc đến đảo Okinawa của  Chánh Văn phòng nội các Ёsihide Suga, người được mệnh danh là "cánh tay phải" của Thủ tướng Nhật Bản.

Thái độ không khoan nhượng của Thống đốc Okinawa xuất phát từ thực tế là khi nhận chức vụ này hồi tháng Chạp năm 2014, ông Takeshi Onaga đã trang trọng hứa giải thoát các cư dân trên đảo khỏi cảnh sống liền kề với căn cứ không quân Mỹ. Dân đảo cũng đòi hỏi điều đó, bởi theo quan điểm ​​của họ, hiện diện của căn cứ quân sự  trên địa bàn  làm mất an toàn cho thường dân, còn việc xây dựng căn cứ mới gây tổn hại cho môi trường xung quanh. Do đó, ông Thống đốc tỏ ra “cứng đầu” và đề nghị ông Abe truyền đạt cho chính quyền Hoa Kỳ tại Washington rõ, là cư dân địa phương bất bình vì động thái chuyến căn cứ từ nơi này đến nơi khác nhưng vẫn cùng trên hòn đảo Okinawa. Điều kỳ quặc là cả chính quyền Hoa Kỳ cũng không hài lòng: người Mỹ bực dọc vì chính phủ Nhật Bản không thể tự giải quyết được vấn đề với dân trong nước. Chuyên viên Valery Kistanov từ Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản (Viện Viễn Đông – Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nêu ý kiến bình luận về tình hình này như sau:

“…Trên đảo Okinawa tập trung nhiều căn cứ quân sự Mỹ. Về thực chất hòn đảo này là tổ hợp các căn cứ. Và đã từ lâu căn cứ Mỹ gây quá nhiều phiền nhiễu cho người dân địa phương: tiếng ồn, ô nhiễm, hành vi của một số binh sĩ Mỹ và v.v…Mọi người còn e ngại những tai nạn tiềm ẩn có thể xảy ra dẫn đến thương vong. Trong tương quan đó ở Okinawa tâm trạng “chống căn cứ” là rất phổ biến; xin nhấn mạnh, không phải là chống Mỹ, mà cụ thể là chống căn cứ quân sự. Những nhân vật tiền nhiệm của ông Abe như ông Hatoyama và ông Kan hay những Thủ tướng Nhật Bản khác, cũng đều thử giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, lần nào họ cũng lâm vào cảnh như đứng giữa hai ngọn lửa. Một mặt, là thực hiện lời hứa đã đưa ra với các cử tri và tìm cách đáp ứng nhu cầu của dân. Mặt khác, phải chịu sức ép mạnh của Washington.  Còn sau đó, khi phát sinh tranh chấp gay gắt về lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc về chủ quyền với quần đảo Senkaku, dẫn đến gia tăng căng thẳng trong quan hệ Nhật-Trung, thì diễn biến chuyển theo vòng xoáy khác. Đó là luận cứ bổ sung thiên về hướng chứng tỏ rằng cả căn cứ lẫn liên minh quân sự giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đều là thành tố cần thiết để ngăn chặn đà bành trướng của Bắc Kinh. Người Mỹ tuyên bố rằng những hòn đảo tranh chấp thuộc phạm vi hiệu lực của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ. Và bắt đầu nói về chuyện di chuyển căn cứ khỏi Okinawa, hòn đảo có ý nghĩa chiến lược quan trọng to lớn…".

Khoảng cách từ Okinawa đến Guam là 2.278 km. Vì vậy, có thể thấy, trong tương lai chưa hẳn sẽ nhanh chóng chuyển được căn cứ Futenma trên Okinawa đến một hòn đảo xa xôi. Thế nhưng trên đảo Guam đã có cơ sở hạ tầng khá phát triển. Bởi vì 1/3 hòn đảo là căn cứ quân sự Mỹ. Và Guam nằm trong thành phần Hoa Kỳ, mặc dù những người sống trên đảo này không có quyền tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử toàn dân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала