Sức ép với Nga phát sinh từ thói ưa áp chế hà khắc của phương Tây

© Flickr / Beverly & PackQuốc kỳ Mỹ
Quốc kỳ Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tâm lý của các nhà lãnh đạo phương Tây đã bị mắc kẹt ở thời Chiến tranh Lạnh, trong khi Tổng thống của nước Nga "hiếu chiến" Vladimir Putin khẳng định sự bất khả của một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa Nga và phương Tây, - nhà báo Mỹ viết.

Tuyên bố của người đứng đầu cơ quan ngoại giao Anh Philip Hammond, rằng London đã sẵn sàng cho việc triển khai lá chắn tên lửa Mỹ trên lãnh thổ Vương quốc, đã một lần nữa bộc lộ rõ nguyên tắc chủ đạo của chính sách phương Tây trong quan hệ với Nga cùng chiêu trò ngụy trang ý đồ riêng của họ bằng tuyên bố về "tính hiếu chiến Nga", — nhà báo Mỹ Finnian Cunningham nhận xét.

Chuyên viên phân tích lưu ý rằng, khi dự định bố trí hệ thống giáng đòn phủ đầu hạt nhân tại các nước châu Âu, Hoa Kỳ vin cớ cần đáp trả "sự vi phạm" của phía Nga đối với các điều khoản của Hiệp định về thủ tiêu tên lửa tầm ngắn và tầm trung, văn kiện mà các nhà lãnh đạo Liên Xô và Hoa Kỳ đã ký kết từ năm 1987.

"Việc xem xét khả năng tiếp nhận giải pháp như vậy chính nó đã là bước đi thiếu cân nhắc và khiêu khích từ phía chính phủ Anh", — nhà báo đánh giá. Sự đồng ý của phía Anh cho triển khai tên lửa Mỹ, — ông Cunningham  viết —, sẽ vô hiệu hóa lệnh cấm với hành động như vậy, văn kiện vốn có hiệu lực ngay từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Theo quan điểm của chuyên viên Finnian Cunningham, các chính khách  phương Tây cao cấp  đang "quân phiệt  hóa" chương trình nghị sự quốc tế, chỉ dựa trên những định kiến ​​và thông tin sai lạc của riêng họ. Chẳng hạn, các đại diện của giới thượng lưu Mỹ và Anh đang tiếp diễn "cơn thần kinh" trong quan hệ với Nga, khởi đầu từ tuyên bố rằng Nga đang sử dụng "học thuyết quân sự bất đối xứng" và kết thúc với cáo buộc Matxcơva vi phạm thỏa thuận Minsk trong cuộc xung đột Ukraina. Trong đó, các chính trị gia phương Tây chẳng hề có bất kỳ bằng chứng nào, mà chỉ hạn chế bằng những uyển ngữ cóp nhặt từ phương tiện truyền thông.

"Cả Washington lẫn London cũng như NATO đều không nêu ra được bất kỳ bằng cớ xác đáng để chứng tỏ sự vi phạm của Nga với Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF), hay là bất kỳ hành động khác của Matxcơva "mang nguy cơ đe dọa" các nước châu Âu", — nhà báo Cunningham nhận xét.

Trái ngược với các tuyên bố của các thủ lĩnh phương Tây, chuyên viên phân tích lưu ý đến phát biểu của ông Vladimir Putin khi trả lời phỏng vấn của báo Italy  Corriere della Sera. Trong đó, Tổng thống Nga nhận định rằng "chỉ những ai với  đầu óc bệnh hoạn mới  có thể tưởng tượng ra cuộc xung đột quân sự quy mô hôm nay", và  ông Vladimir Putin đã thêm một lần nữa nhấn mạnh rằng Matxcơva luôn luôn sẵn sàng đối thoại với Washington và Brussels về vấn đề quan trọng then chốt đối với an ninh châu Âu, cụ thể  là về hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu lục. Trong  tương quan đó, chuyên viên Cunningham nêu câu hỏi: vì sao các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Anh vẫn khăng khăng lý giải tình hình trên thế giới bằng những khái niệm định kiến như "kẻ thù", "mối đe dọa" và "hiếu chiến xâm lược".

Theo quan điểm của nhà báo Mỹ, câu trả lời bao hàm trong "đặc tính ưa áp chế hà khắc" của các chính trị gia phương Tây, trong cố gắng của họ để che giấu ý đồ bá quyền của chính mình sau những từ ngữ như "mối đe dọa chung" nhằm đánh lạc hướng chú ý của công luận khỏi cuộc chiến tranh hủy diệt và hành động xâm lược mà họ đang tiến hành, hoặc đơn giản là gán trách nhiệm cho người khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала