Quyền tự vệ tập thể có làm an ninh Nhật Bản xấu đi?

© AP Photo / Shizuo KambayashiCuộc biểu tình lớn nhất ở Tokyo phản đối việc sửa đổi hiến pháp hòa bình
Cuộc biểu tình lớn nhất ở Tokyo phản đối việc sửa đổi hiến pháp hòa bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nghị viện Nhật Bản đã quyết định gia hạn cho đến tháng Chín việc bàn luận dự thảo luật về tự vệ tập thể, vốn trước đây dự kiến hoàn thành vào ngày 24 tháng Sáu.

Những người phản đối dự luật không nghĩ đến chuyện chấm dứt hoạt động biểu tình.

Như giải thích của ông Yukiko Sendzaki, một thành viên của ban tham mưu "Phong trào tập hợp một triệu chữ ký như cách thức ngăn chặn chiến tranh" nêu trong cuộc phỏng vấn độc quyền của đài "Sputnik", xã hội Nhật Bản hiện đang lo ngại rằng việc thông qua đề án luật về quyền  tự vệ tập thể có thể đặt an ninh quốc gia trước mối đe dọa nguy hiểm.

PV đài "Sputnik" hỏi: Sẽ nảy sinh mối nguy hiểm nào đối với Nhật Bản trong trường hợp thông qua đạo luật về quyền tự vệ tập thể?

Ông Yukiko Sendzaki trả lời:

"Quyền tự vệ tập thể có thể  làm biến đổi toàn bộ hiện thực tồn tại của Nhật Bản như hiện nay.  Cụ thể, Nhật Bản là quốc gia công nhận không sử dụng vũ khí, tức là cấm tiến hành chiến tranh bên ngoài biên giới đất nước, thế nhưng nếu  thông qua đạo luật về quyền tự vệ tập thể thì sẽ dẫn đến hủy bỏ lệnh cấm nói trên".

PV đài "Sputnik" hỏi: Số phận dự luật Nhật Bản về quyền tự vệ tập thể đang nằm trong tầm quan sát theo dõi chăm chú của các phương tiện truyền thông và công luận Trung Quốc và Hàn Quốc. Họ lo ngại rằng trong trường hợp Nhật Bản thông qua đạo luật này sẽ tạo ra mối đe dọa cho cả Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo ông thì nỗi lo ngại có căn cứ hay chăng?

Ông Yukiko Sendzaki đáp:

"Tôi có thể hiểu được mối lo ngại này. Tôi biết rằng nếu khi nhìn từ bên ngoài thì có vẻ nguy hiểm".

 PV đài "Sputnik" hỏi: Các đảng đối lập trong nghị viện Nhật Bản đang chống lại dự luật này. Họ cho rằng Nhật Bản hiện nay đang nằm trong vòng ảnh hưởng và áp lực từ phía Hoa Kỳ, còn trong trường hợp thông qua dự luật về quyền tự vệ tập thể thì sự ảnh hưởng và áp lực đó sẽ càng gia tăng. Ông nghĩ gì về điều này?

Ông Yukiko Sendzaki đáp:

"Trong quan hệ với Nhật Bản, Hoa Kỳ đã vượt ra ngoài khuôn khổ của điều 9 Hiến pháp, và tiếp theo, tôi nghĩ rằng người Mỹ sẽ đòi hỏi Nhật Bản tăng cường hỗ trợ hậu cần. Trước đây, dựa vào điều 9 Nhật Bản từ chối việc này. Tuy nhiên, bởi đã quen lệ thuộc vào  Hoa Kỳ, hẳn là cũng sẽ tăng cao mức độ đồng ý chấp thuận của Nhật Bản về hoàn thành các đòi hỏi của Hoa Kỳ.. Thêm vào đó,  tôi e rằng bản thân Chính phủ Nhật Bản cũng tự mình sẵn sàng tích cực đi theo con đường này. Nói cách khác, Chính phủ của ông Abe đang cố gắng sử dụng áp lực của Mỹ như một cái cớ để mở rộng khuôn khổ hiện giờ đang hạn chế hoạt động của lực lượng phòng vệ. Tôi thấy rõ mối nguy này".       

PV đài "Sputnik" hỏi: Những người ủng hộ thông qua dự luật nói rằng đạo luật mới sẽ cho phép bảo vệ Nhật Bản trước mối đe dọa từ phía Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Vậy ông có cảm thấy là từ phía các quốc gia nói trên tiềm ẩn mối đe dọa với Nhật Bản?  

Ông Yukiko Sendzaki trả lời:

"Tôi không biết chi tiết về hoạt động của chính phủ Bắc Triều Tiên, nhưng có thể nói rằng tôi cảm thấy có sự  nguy hiểm nào đó. Và tôi nghĩ không phải tất cả mọi người đều tán đồng với hành động của chính phủ Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ rằng Chính phủ Nhật Bản đang chủ tâm thổi phồng "mối đe dọa Trung Quốc" để biện minh cho việc thông qua các đạo luật liên quan đến an ninh, kể cả luật về quyền tự vệ tập thể".      

PV đài "Sputnik" hỏi: Bây giờ, đã có quyết định hoãn phiên điều trần của nghị viện gác lại việc thông qua quyết định luật về quyền tự vệ tập thể cho đến tháng Chín. Vậy trong thời gian này, các vị có tổ chức hoạt động biểu tình hay không?

Ông Yukiko Sendzaki đáp:

Hiển nhiên, chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc biểu tình trên khắp đất nước Nhật Bản. Phong trào của chúng tôi đang tiến hành thu thập chữ ký chống lại dự luật, cố gắng kể cho càng nhiều người biết về mối nguy hiểm của nó. Bây giờ chúng tôi đã làm xong các truyền đơn, tờ rơi mới và tài liệu tố cáo thực chất kế hoạch của chính phủ, để ngày càng đông đảo mọi người góp chung tiếng nói phản đối.

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала