Liệu Nga và Nhật Bản có vấp phải các đảo?

© Flickr / PeterQuần đảo Kuril
Quần đảo Kuril - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dường như tín hiệu Nga "chờ đợi các chuyển động từ phía Nhật Bản" đã được lắng nghe.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ cử cố vấn đối ngoại, Tổng thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Shotaro Yachi đến Moskva. Thời gian chuyến công tác được dự kiến vào đầu tháng Bảy. Mục đích chính của ông Yachi là chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Nhật Bản trong năm nay, thảo luận các bước cụ thể xúc tiến đối thoại giữa Moskva và Tokyo, đồng thời tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Mới đây, Thủ tướng Nhật Bản đã chủ động thực hiện một cuộc điện đàm với người đứng đầu nhà nước Nga.

Quần đảo Kuril - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản đang chờ ông Vladimir Putin để giải quyết các vấn đề về quần đảo Kuril

Bất kể những phức tạp trong mối quan hệ Nga — Nhật Bản do tình hình Ukraine và biện pháp trừng phạt mà Tokyo áp đặt, các ông Abe và Putin vẫn cố gắng duy trì liên lạc cá nhân. Ông Abe nhiều lần cho biết ông nỗ lực giao tiếp với nhà lãnh đạo Nga. Chính trị gia Nhật Bản hy vọng giải quyết dứt điểm các vấn đề lãnh thổ với Nga để tiến tới ký kết một hiệp ước hòa bình. Còn Tổng thống Putin trong cuộc họp báo với đại diện các cơ quan thông tấn lớn của nước ngoài ở St. Petersburg ngày 20 tháng 6 cũng nhắc rằng, ông mong gặp Thủ tướng Nhật Bản. Đề cập tới vấn đề lãnh thổ liên quan đến hai nước, Tổng thống Nga nói: "Mọi vấn đề đều có thể giải quyết. Nhưng một mình Nga không làm gì được…" Đồng thời, theo ông Putin để có tiến bộ về vấn đề lãnh thổ vốn đang lâm vào ngõ cụt, phía Nhật Bản cần đưa ra đề nghị mới.

Như vậy, nguyện vọng đôi bên đều có, việc chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Putin tới Nhật Bản dường như đã bắt đầu. Điểm chính yếu còn lại — xây dựng nội dung hiệu quả cho chuyến đi. Rõ ràng, nếu các bên vẫn khăng khăng giữ lập trường riêng, từ chối bất cứ thỏa hiệp về lãnh thổ, tình hình sẽ không có lối thoát và chuyến đi của Tổng thống Nga chỉ có tính tượng trưng.

Quốc kỳ Nhật Bán - Sputnik Việt Nam
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đe dọa hủy diệt nhà nước Nhật Bản

Thực tế còn rất xa thỏa hiệp — lập trường của Nhật Bản và Nga là hoàn toàn khác biệt. Nhật Bản đề nghị trao lại chủ quyền nước này tất cả các đảo tranh chấp thuộc dãy Nam Kuril. LB Nga đã tuyên bố sự sửa đổi kết quả Chiến tranh thế giới II là điều không thể có. Phó chủ tịch Trung tâm Công nghệ chính trị Alexei Makarkin đã bình luận như sau:

"Đối với Nga bốn hòn đảo này không chỉ mang tính chất cục bộ. Dường như đất của Nga rất nhiều mà các đảo lại bé. Nhưng đây là một vấn đề chính trị, tạo tiền lệ nguy hiểm cho sự nảy sinh các yêu sách lãnh thổ mới. Đối với xã hội Nga, các đảo còn mang tính biểu tượng, một dấu hiệu về sự hiện diện của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương, biểu tượng của chiến thắng và sự tự tin. Nó giống như sự hiện diện của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol. Vì vậy tôi nghĩ chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy và tăng cường hợp tác nhân đạo trên những đảo này. Dù sao chăng nữa, chúng ta vẫn cần tiếp xúc, đối thoại với Nhật Bản. Đó là sự cần thiết xuất phát từ các yếu tố chính trị, kinh tế, các vấn đề quốc tế, bao gồm cả vấn đề an ninh… "

Tuy nhiên, trong điện Kremlin cũng có một công thức khác tương đối thỏa hiệp. Vladimir Putin gần đây cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với Nhật Bản về các đảo Kuril, kể cả dựa trên tài liệu năm 1956 đã được Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn." Đó là bản tuyên bố Liên Xô đồng ý xem xét khả năng chuyển cho Nhật Bản hai hòn đảo nếu hiệp ước hòa bình được ký. Thỏa thuận không thành vì Nhật Bản muốn cả bốn hòn đảo. Liệu các bên có thể đề xuất lẫn nhau điều gì mới mẻ vào năm 2015, sau bảy thập kỷ kết thúc chiến tranh thế giới II?

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала