Nhật Bản, Trung Quốc và Nga không tránh được tác động từ khủng hoảng Hy Lạp

© REUTERS / Yannis BehrakisQuốc kỳ Hy Lạp và EU
Quốc kỳ Hy Lạp và EU - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc họp khẩn cấp lãnh đạo các nước khu vực đồng euro thảo luận kết quả trưng cầu ý dân ở Hy Lạp và khả năng đưa quốc gia thoát khỏi khủng hoảng sẽ bắt đầu vào lúc 7 giờ tối hôm nay theo giờ Moskva, là khi ở Tokyo đã quá nửa đêm.

Nhiều chuyên gia cho rằng, kết quả cuộc trưng cầu — 61,31% người Hy Lạp phản đối thắt chặt hơn nữa các biện pháp kinh tế, có thể đe dọa cho sự ổn định tài chính không chỉ ở riêng châu Âu mà trên cả thế giới.

Các thị trường tài chính thể hiện chiều hướng chuyển động khác nhau. Người tham gia sàn giao dịch có tâm trạng thấp thỏm, theo giới nghiên cứu tình hình Hy Lạp đã đẩy các thị trường vào tình trạng bất ổn cao. Các thị trường chứng khoán châu Âu hạ điểm trước sự lo ngại Hy Lạp sẽ rời khu vực đồng euro sau khi từ chối điều kiện tiếp tục nhận hỗ trợ từ các chủ nợ. Chứng khoán châu Á cho thấy chuyển động đa chiều. Các chỉ số trên thị trường Nhật Bản tăng điểm trong khi ở Trung Quốc lại hạ đáng kể. Giá dầu thô Brent giảm lần đầu tiên kể từ tháng Tư năm nay xuống dưới mức 60 đô la/ thùng.

Người đàn ông xem các địa chỉ bỏ phiếu trưng cầu ý dân tại Hy Lạp - Sputnik Việt Nam
Nếu bạn là người Hy Lạp bạn sẽ bỏ phiếu như thế nào?

Trước viễn cảnh chung đầy lo lắng, Moskva và Tokyo vẫn tỏ ra bình tĩnh. Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, các vấn đề kinh tế Hy Lạp liên quan đến nợ công của nước này và không đe dọa nghiêm trọng ngành ngân hàng Nga. Chính quyền Nhật Bản cũng thực hiện các tuyên bố khẳng định rằng, tác động đối với nền kinh tế Nhật Bản sẽ không đáng kể "trong tương quan sự hạn chế liên kết tài chính và kinh tế trực tiếp giữa quốc gia với Hy Lạp." Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo Abe đã chỉ thị theo sát tình hình, "phản ứng chính xác và tránh những sai lầm ngớ ngẩn."

Chuyên gia phân tích Anna Kokoreva Hãng dịch vụ tài chính quốc tế Alpari nêu ý kiến rằng, bất kể Hy Lạp sẽ quyết định như thế nào, các nước dù cách xa hay ít quan hệ với Hy Lạp cũng vẫn phải có biện pháp phản ứng.

"Tình hình Hy Lạp đang thúc đẩy xu hướng suy yếu của đồng euro, các đồng tiền khác cũng có phản ứng. Đồng yên bắt đầu có giá hơn so với đồng euro, trong khi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản là làm yếu đồng yên, để xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn. Việc đồng yên tăng giá đi ngược lại chính sách của Tokyo, kìm hãm hoạt động xuất khẩu. Châu Âu sẽ không có lợi khi mua hàng hóa Nhật Bản. Ở Trung Quốc, đồng euro suy yếu cũng đồng nghĩa với việc nhân dân tệ — đồng tiền vốn đã khá mạnh lại càng thêm củng cố. Nhân dân tệ gần đây đã lên giá so với đôla và euro. Trung Quốc không muốn đồng tiền quốc gia quá mạnh vì ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu… Với Nga, có lẽ không hề có đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế. Sự tương tác kinh tế của Nga với Hy Lạp không lớn. Khả năng tác động vào thị trường tài chính Nga cũng là tối thiểu do thực tế Nga bị giới hạn tiếp cận vốn nước ngoài bởi lệnh trừng phạt. Có thể đề cập tới ảnh hưởng gián tiếp như thông qua giá dầu và các yếu tố khác. Nhưng nhìn chung, thị trường tài chính toàn cầu đang thích ứng với tình hình, sự sụp đổ của euro đã không xảy ra mặc dù rủi ro vẫn tồn tại…"

Vào hôm thứ Tư, sau hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu, hy vọng sẽ có thông tin cụ thể về triển vọng giải quyết nợ của Hy Lạp. Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng 7, Hy Lạp sẽ phải thanh toán trái phiếu trị giá 2 tỷ euro cho nhà đầu tư tư nhân. Tiếp đến, ngày 20 tháng 7 là khoản 3,5 tỷ euro vay của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Những thử thách nặng nề nhất cho Hy Lạp cũng như hệ thống tài chính toàn cầu đang còn ở phía trước.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала