Một năm sau vụ tai nạn chuyến bay MH-17

© Sputnik / Alexey Kudenko / Chuyển đến kho ảnhVị trí tai nạn máy bay Boeing của Hàng không Malaysia ở Đông Ukraine
Vị trí tai nạn máy bay Boeing của Hàng không Malaysia ở Đông Ukraine - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Máy bay hãng hàng không Malaysia trên đường từ Amsterdam đi Kuala Lumpur bị rơi ở vùng Donbass cách đây đúng một năm, vào ngày 17 tháng 7 năm 2014.

Toàn bộ 298 hành khách và thành viên tổ lái đã thiệt mạng. Các bên trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine lập tức đổ lỗi cho nhau ngay sau khi xảy ra thảm kịch. Các chính khách lớn trên thế giới đều lên tiếng kêu gọi thực hiện cuộc điều tra kỹ lưỡng làm rõ nguyên nhân tai nạn, trong những ngày gần đây dư luận tích cực thảo luận chủ đề lập tòa án quốc tế. Trong khi đó, cuộc điều tra vẫn chưa cho thấy kết quả đáng kể sau một năm: các dữ liệu của máy ghi âm chuyến bay cũng như kết luận chính thức về nguyên nhân thảm kịch không được công bố. Cũng không rõ liệu ai sẽ là đối tượng để tòa tuyên án – chưa ai chính thức nêu tên nghi can bị cáo buộc?

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Ông Putin kêu gọi chấm dứt việc tung giả thiết bừa bãi về thảm kịch “Boeing”
Vào mùa hè năm ngoái, hoạt động chiến sự khốc liệt diễn ra trong khu vực tai nạn máy bay. Tìm cách dồn lực lượng dân quân ra khỏi vùng biên giới với Nga, công lực Ukraine đã sử dụng các hệ thống pháo phản lực bắn loạt, pháo binh, xe bọc thép hạng nặng và không quân. Máy bay quân sự Ukraine kiểm soát toàn bộ vùng trời. Theo lịch trình, máy bay chở khách Malaysia phải di chuyển trong hành lang cách khu vực nguy hiểm 50 km và ở độ cao lớn hơn. Không rõ với lý do gì, nhân viên không lưu Ukraine đã hướng dẫn chiếc Boeing hạ độ cao, bay chệch ba độ tức khoảng 50 km. Kết quả, máy bay chở khách lọt vào vùng cấm bay được chính Kiev công bố trước đó năm ngày.

Ngay sau thảm họa hàng không, Kiev lập tức đổ lỗi cho lực lượng dân quân, tuyên bố chiếc Boeing bị bắn rơi bởi hệ thống tên lửa Buk mà theo Kiev, do phía Nga cung cấp. Moskva cương quyết bác bỏ những cáo buộc này, phía dân quân cũng cho biết họ không những không sở hữu hệ thống Buk mà không có cả nhân sự viết điều khiển.
Trong những tháng đầu tiên sau thảm kịch, vô số giả thiết khác nhau đã xuất hiện, cả có vẻ hợp lý cho đến hoàn toàn vô nghĩa. Nhưng các chuyên gia Ủy ban hàng không quốc tế thì không vội vã tiếp cận hiện trường máy bay rơi, chẳng mấy ai tỏ ra quan tâm việc thu thập các mảnh vỡ. Ban lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DNR) luôn vấp phải thái độ điều tra nguyên nhân tai nạn khá thờ ơ từ phía cộng đồng quốc tế.

Ngày 2 tháng Sáu năm 2015, Hội đồng An ninh Hà Lan đã chuyển cho đại diện các quốc gia tham gia việc điều tra bản dự thảo báo cáo về tình tiết vụ tai nạn. Một báo cáo chính thức sẽ được công bố vào tháng Mười Sau khi ý kiến từ các nước này được nghiên cứu. Thế nhưng, ngay trong tháng Bảy, những thông tin và kết luận từ tài liệu dự thảo đã được phổ biến rộng rãi. Theo kênh truyền hình CNN trích dẫn một nguồn tin giấu tên, kết luận chính của báo cáo tương lai đã qui trách nhiệm dẫn tới thảm kịch cho lực lượng dân quân DNR, bên được cho là bắn hạ máy bay Boeing bằng tên lửa "đất-đối-không" cũng như Hãng hàng không Malaysia, phía đã sử dụng đường bay trong khu vực xung đột.

Việc các nhà báo sẵn sàng tiết lộ thông tin không là điều bất ngờ, đối với họ tìm kiếm những dữ liệu mà dư luận quan tâm là mục tiêu nghề nghiệp. Câu hỏi quan trọng hơn là ai và nhằm mục đích gì đã để "rò rỉ" những thông tin đến nay vẫn chỉ dành cho một nhóm làm việc hạn chế.

Chuyên gia an ninh hàng không Valentin Dudin, một cựu cộng tác viên của Ủy ban hàng không quốc tế (IAC) khẳng định rằng, trong hầu hết các trường hợp việc thông tin "bảo mật" được chuyển cho báo giới là nhằm phục vụ những mục đích rất rõ ràng. Thông thường, đó là sự chuẩn bị đánh lạc hướng dư luận trước những kết luận mà ủy ban sẽ thông qua. Nhiều khả năng, thực chất của sự “hé lộ” dữ liệu điều tra nguyên nhân thảm họa Boeing cũng là như vậy.
Rõ ràng đây là việc phát tán thông tin được thực hiện theo đơn đặt hàng chính trị nhằm định hướng dư luận, — nhà tâm chính trị Evgenya Flerova nhận xét. "Rò rỉ" trên phương tiện truyền thông xảy ra trước hết với hy vọng phổ biến trong trường đọc giả rộng rãi nhất, và thứ hai, để tạo mối tin cậy vào thông tin được phát tán, dù cho đó là sự dối trá trơ tráo.
 
Tai nạn Boeing-777 của Malaysia gần Shakhtersk, Donetsk. - Sputnik Việt Nam
Boeing của Malaysia bị bắn hạ ở vùng Donetsk bởi tên lửa Python Israel
Đã có rất nhiều ví dụ như vậy. Điển hình nhất là nỗ lực thuyết phục dư luận thế giới rằng, chế độ Saddam Hussein tại Iraq từng sở hữu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt. Kết quả như được biết: quân đội Mỹ và Anh xâm chiếm Iraq, lật đổ chế độ Saddam Hussein, bùng nổ cuộc nội chiến đẫm máu cho đến ngày nay vẫn đang tiếp diễn. Nhưng đã không ai có thể tìm thấy ở Iraq các vũ khí hóa học, vi khuẩn học hay hạt nhân, và cuối cùng Hoa Kỳ cùng các nước Liên quân chống Iraq phải chính thức thừa nhận sai lầm của họ.

Không phải lúc nào các mục tiêu cũng có thể biện minh cho cách làm. Nếu mục tiêu là thực hiện cuộc điều tra có uy tín, khách quan và minh bạch nhằm làm rõ nguyên nhân máy bay chở khách rơi trên bầu trời Ukraine, xác minh những người chị u trách nhiệm thực sự, thì tại sao phải dùng tới những biện pháp như vậy?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала